Sở Kế hoạch và Đầu tư Vĩnh Phúc: Phấn đấu năm 2025 nằm trong top 10 về chuyển đổi số
TCCS - Giữ vai trò tham mưu trưởng trong xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đầu tư công, thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp, những năm qua, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc không ngừng đổi mới phương thức lãnh đạo, tổ chức thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp xây dựng chính quyền số, kinh tế số, xã hội số, bởi đây là động lực, nền tảng giúp đơn vị quản lý, xử lý nhanh, kịp thời, thực hiện nhiều nhiệm vụ trong cùng một thời gian.
Xác định chuyển đổi số là nhiệm vụ chính trị quan trọng, Đảng ủy, lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư đã thường xuyên quán triệt, tuyên truyền đến toàn thể công chức, viên chức, người lao động về các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về chuyển đổi số như: Quyết định số 942 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030; Quyết định số 411 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Chỉ thị số 23 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Phúc về tăng cường công tác lãnh đạo của Đảng đối với quá trình chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh và các kế hoạch về chuyển đổi số của UBND tỉnh giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030. Đồng thời, ban hành Quyết định số 38 về việc bảo đảm an toàn thông tin mạng trong triển khai các nhiệm vụ chuyển đổi số; kiện toàn Ban chỉ đạo chuyển đổi số và thành lập Tổ theo dõi, xử lý thông tin xấu, độc trên không gian mạng. Thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở, chấn chỉnh cán bộ, công chức, viên chức thực hiện đồng bộ, hiệu quả các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ về chuyển đổi số của cơ quan; yêu cầu công chức, viên chức chủ động, tích cực nghiên cứu, học tập nâng cao trình độ và kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao, nâng cao hiệu quả, chất lượng phục vụ nhân dân, doanh nghiệp.
Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư, đến nay, hệ thống mạng LAN của Sở hoạt động ổn định với khoảng 100 nút mạng, 5 bộ chuyển mạch, 10 bộ phát wifi, 1 thiết bị tường lửa, 5 tủ mạng, 1 bộ máy chiếu phục vụ họp và 64 bộ máy tính cá nhân, bảo đảm 100% công chức, viên chức được trang bị máy tính phục vụ công việc. Cùng với đó, hạ tầng mạng được kết nối với đường truyền số liệu chuyên dùng của tỉnh và hạ tầng truyền thông ngành Kế hoạch và Đầu tư để trao đổi dữ liệu với các cơ quan quản lý Nhà nước liên quan. Các ứng dụng công nghệ thông tin, gồm: Thư điện tử công vụ, phần mềm quản lý văn bản và điều hành, chứng thư số, phần mềm một cửa, dịch vụ công trực tuyến, hệ thống thông tin báo cáo tỉnh… được triển khai hiệu quả; toàn bộ văn bản đi, đến, các báo cáo được xử lý trên hệ thống bảo đảm đúng quy định; 83 nội dung nền tảng công nghệ thông tin được thực hiện thường xuyên; 100% văn bản đi được ký số hóa theo quy định.
Phát triển dữ liệu số, Sở đã chỉ đạo bộ phận chuyên môn thường xuyên cập nhật thông tin, dữ liệu trên Cổng Thông tin điện tử của Sở tại địa chỉ https://sokhdt.vinhphuc.gov.vn theo Nghị định số 47 của Chính phủ về quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số của cơ quan Nhà nước và các quy định của pháp luật có liên quan. Bên cạnh đó, Sở đã ban hành Văn bản số 2280, yêu cầu các phòng, đơn vị thực hiện nghiêm và chủ động rà soát, cập nhật, cung cấp thông tin bắt buộc phải công khai minh, bạch thuộc lĩnh vực quản lý, phụ trách của cơ quan gửi Cổng Thông điện tử tỉnh Vĩnh Phúc và đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của sở.
Ước hết năm 2024, Sở Kế hoạch và Đầu tư hoàn thành 14/16 chỉ tiêu, nhiệm vụ chuyển đổi số theo Quyết định số 507 của Chủ tịch UBND tỉnh. Hai chỉ tiêu chưa đạt, gồm: Chủ trì kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa Hệ thống giải quyết thủ tục hành chính một cửa điện tử với Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh; chỉ tiêu về tỷ lệ hồ sơ của tổ chức, cá nhân trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh hoặc Cổng dịch vụ công quốc gia được xử lý trước hạn, đúng hạn.
Năm 2025, Sở Kế hoạch và Đầu tư phấn đấu nằm trong top 10/20 sở, ngành về chuyển đổi số. 100% dữ liệu về đầu tư công được cập nhật trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công; 100% thủ tục hành chính được tiếp nhận và giải quyết trên hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh; 100% văn bản điện tử gửi, nhận giữa các cơ quan hành chính Nhà nước được ký số...
Để đạt được các mục tiêu trên, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ đẩy mạnh khai thác và sử dụng hiệu quả Cổng dịch vụ công và hệ thống một cửa điện tử của tỉnh. Tăng cường cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 và nâng cao tỷ lệ hồ sơ thủ tục hành chính được tiếp nhận, giải quyết trực tuyến. Rà soát, nghiên cứu cắt giảm, chuẩn hóa, đơn giản hóa quy trình giải quyết thủ tục hành chính, giúp người dân, doanh nghiệp thuận tiện trong giao dịch trực tuyến. Cùng với đó, đẩy mạnh tuyên truyền, tích cực hưởng Ngày Chuyển đổi số quốc gia; tăng cường theo dõi, xử lý thông tin xấu, độc trên không gian mạng; đầu tư bổ sung máy tính, thiết bị kết nối internet dự phòng, xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý dự án đầu tư trực tiếp và dự án đầu tư công. Tăng cường đào tạo, tập huấn kỹ năng số cho cán bộ, công chức, viên chức theo quy định./.
Vĩnh Phúc: Tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm tiểu thủ công nghiệp  (01/12/2024)
Vĩnh Phúc dồn sức thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2024  (06/11/2024)
Tỉnh Vĩnh Phúc triển khai Chương trình hành động thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2024, 2025  (29/10/2024)
Vĩnh Phúc nỗ lực bảo đảm diện tích cây trồng vụ đông  (28/10/2024)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
- Tổng quan về chuyển đổi số ở Việt Nam
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm