Sự kiện trong nước nổi bật tuần qua (từ 27-6 đến 03-7-2016)
00:17, ngày 05-07-2016
TCCSĐT - Công bố nguyên nhân sự cố môi trường gây hải sản chết bất thường tại 04 tỉnh miền Trung; Chỉ đạo của Tổng Bí thư về vụ tham nhũng tại Ngân hàng thương mại cổ phần xây dựng Việt Nam; Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh thành “Hòn ngọc chiếu sáng Viễn Đông”; Hải Dương cần phát huy thế mạnh địa phương Vùng Thủ đô; Thủ tướng chỉ đạo Kon Tum phải đi đầu trong bảo vệ, phát triển rừng… là những sự kiện nổi bật tuần qua.
Xây dựng Phú Yên thành tỉnh phát triển khá tại duyên hải Nam Trung Bộ
Phát biểu trong buổi thăm và làm việc tại tỉnh Phú Yên, kiểm tra tình hình phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, xây dựng hệ thống chính trị năm 2015 và sáu tháng đầu năm 2016 diễn ra ngày 27-6, Chủ tịch nước Trần Đại Quang cho rằng, tỉnh Phú Yên nằm trong khu vực duyên hải Nam Trung Bộ, có bờ biển dài gần 200km; có vị trí địa chính trị chiến lược trọng yếu về quốc phòng, an ninh; có truyền thống đấu tranh cách mạng kiên cường, bất khuất... Đây là động lực tinh thần, tiềm năng to lớn để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương trong những năm tới.
Phú Yên cần tập trung xây dựng khu kinh tế Nam Phú Yên thành một trong những trung tâm công nghiệp, cảng biển lớn của vùng duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên; phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng mũi nhọn, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các sản phẩm, dịch vụ du lịch; tăng cường liên kết với các địa phương trong vùng để phát triển du lịch, phát triển các sản phẩm du lịch có thế mạnh.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang tin tưởng, với truyền thống anh hùng, cách mạng kiên cường, tinh thần đoàn kết, ý chí tự lực, tự cường, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Phú Yên tiếp tục đoàn kết, nỗ lực phấn đấu vượt qua mọi khó khăn, thử thách, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, xây dựng tỉnh Phú Yên phát triển nhanh, bền vững, trở thành địa phương phát triển khá của khu vực duyên hải Nam Trung Bộ.
Thủ tướng yêu cầu lực lượng công an thực hiện tốt nhiệm vụ trọng tâm
Ngày 28-6, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ Công an tổ chức Hội nghị sơ kết công tác Công an sáu tháng đầu năm 2016 dưới sự chủ trì của Thượng tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an.
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ghi nhận, đánh giá cao, nhiệt liệt biểu dương và chúc mừng thành tích, kết quả trong việc thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự sáu tháng qua của lực lượng Công an nhân dân.
Thủ tướng yêu cầu lực lượng Công an nhân dân cả nước nâng cao năng lực nắm, phân tích, đánh giá, dự báo tình hình để kịp thời tham mưu với Đảng, Nhà nước các chủ trương, giải pháp bảo vệ an ninh trật tự phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; triển khai đường lối đối nội, đối ngoại của đất nước. Công an các đơn vị, địa phương cần chủ động triển khai kế hoạch, phương án bảo đảm an ninh trật tự, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống; bảo đảm an ninh các địa bàn chiến lược Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ;...
Thủ tướng cũng chỉ đạo lực lượng Công an các cấp thường xuyên tổ chức các đợt cao điểm tấn công, trấn áp và truy nã tội phạm, kịp thời triệt xóa các tụ điểm phức tạp về trật tự xã hội; làm giảm các loại tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng, không để tội phạm gia tăng, không để tội phạm lộng hành. Đề cao tinh thần “thượng tôn pháp luật”, cải cách tư pháp, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác điều tra tội phạm, không để lọt tội phạm, không để oan, sai.
Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh thành “Hòn ngọc chiếu sáng Viễn Đông”
Chiều 27-6-2016, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các Phó Thủ tướng: Trương Hòa Bình, Vương Đình Huệ, Vũ Đức Đam cùng các thành viên Chính phủ đã có buổi làm việc với lãnh đạo chủ chốt Thành phố Hồ Chí Minh để đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2016, thống nhất các chỉ tiêu phát triển và giải quyết các kiến nghị để tạo điều kiện cho thành phố phát huy vai trò hạt nhân tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước.
Buổi làm việc diễn ra đúng vào dịp Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố đang sôi nổi thi đua chào mừng kỷ niệm 40 năm Ngày thành phố Sài Gòn - Gia định được mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh (02-7-1976 - 02-72016).
Phát biểu tại buổi làm việc, Thủ tướng khẳng định tiềm năng, thế mạnh to lớn của Thành phố Hồ Chí Minh nằm ở không chỉ điều kiện tự nhiên thuận lợi, nguồn nhân lực dồi dào mà còn dựa trên nền tảng một nền kinh tế năng động, đổi mới sáng tạo, có sức lan tỏa, đi đầu cả nước trong tiến trình hội nhập, làm động lực cho sự phát triển bền vững, đóng góp có hiệu quả vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Với nền tảng ấy, Thủ tướng mong muốn Thành phố Hồ Chí Minh định hướng phát triển với một tầm nhìn cao hơn, bền vững hơn, đặc biệt là chú trọng đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào công tác quản lý và hoạt động sản xuất, kinh doanh. Nhấn mạnh tầm nhìn là dài hạn, nhưng công tác điều hành thì phải trung hạn, Thủ tướng đề nghị Thành phố Hồ Chí Minh cần ước mơ cao hơn, xa hơn, quyết tâm chính trị rõ ràng hơn, nhất là đối với những lĩnh vực then chốt phù hợp với bối cảnh thời đại mới để có thể đưa thành phố phát triển bứt phá, toàn diện trong tương lai, xứng đáng là ngọn cờ đầu của cả nước, xứng tầm với hòn ngọc chiếu sáng viễn đông. Thủ tướng chỉ rõ 4 mục tiêu mà thành phố Hồ Chí Minh cần hướng đến trong tiến trình phát triển theo hướng xây dựng nền kinh tế thông minh, lấy kinh tế công nghệ cao làm mũi nhọn, phát triển toàn diện các giá trị sáng tạo trong từng sản phẩm, dịch vụ.
Ban hành quy chế quản lý hoạt động Cảng quốc tế Cam Ranh
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 25/2016/QĐ-TTg về việc ban hành Quy chế quản lý hoạt động của Cảng quốc tế Cam Ranh - Bộ Quốc phòng.
Quy chế này quy định về cơ chế quản lý hoạt động của Cảng quốc tế Cam Ranh bao gồm phạm vi giới hạn của Cảng quốc tế Cam Ranh; quản lý các hoạt động cung cấp dịch vụ và sử dụng dịch vụ; quản lý người và các loại phương tiện của Việt Nam, của nước ngoài vào, rời, hoạt động trong khu vực Cảng quốc tế Cam Ranh.
Chỉ đạo của Tổng Bí thư về vụ tham nhũng tại Ngân hàng thương mại cổ phần xây dựng Việt Nam
Ngày 30-6, Văn phòng Trung ương Đảng có Công văn số 1452-CV/VPTW thông báo ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng về vụ án xảy ra tại Ngân hàng thương mại cổ phần xây dựng Việt Nam.
Với vụ án xảy ra tại Ngân hàng thương mại cổ phần xây dựng Việt Nam (gọi tắt là Vụ án Phạm Công Danh và đồng phạm), Tổng Bí thư, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng yêu cầu các đồng chí Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Bí thư Ban cán sự đảng Tòa án nhân dân tối cao, Bí thư Ban cán sự đảng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao chỉ đạo các cơ quan chức năng và phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan khẩn trương điều tra, sớm kết thúc để nhanh chóng đưa ra xét xử theo quy định của pháp luật. Trong quá trình xử lý, cần tuân thủ theo quy định của pháp luật, không chịu bất kỳ một sức ép nào của bất cứ tổ chức, cá nhân nào, bảo đảm nghiêm minh, đúng người, đúng tội.
Công bố nguyên nhân sự cố môi trường gây hải sản chết bất thường tại 04 tỉnh miền Trung
Ngày 30-6 tại Hà Nội, Văn phòng Chính phủ tổ chức họp báo chuyên đề thông tin về việc ban hành các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư và công bố kết luận về nguyên nhân dẫn đến hiện tượng cá chết bất thường tại 4 tỉnh ven biển miền Trung vừa qua. Thông cáo báo chí của Văn phòng Chính phủ nêu rõ:
“Trong tháng 4-2016, tại ven biển 04 tỉnh miền Trung Việt Nam (Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế) xảy ra sự cố môi trường nghiêm trọng, làm hải sản chết bất thường, gây thiệt hại lớn về kinh tế - xã hội, môi trường biển; ảnh hưởng xấu đến đời sống người dân, an ninh, trật tự an toàn xã hội.
Ngay sau khi có thông tin về sự cố, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, trực tiếp và thường xuyên là Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ đã quyết liệt chỉ đạo triển khai kịp thời các biện pháp hỗ trợ, ổn định cuộc sống của người dân vùng bị thiệt hại; giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; bước đầu đánh giá thiệt hại về kinh tế, xã hội, môi trường. Đồng thời, đã chỉ đạo các bộ, ngành, các cơ quan khoa học, trên tinh thần thận trọng, khoa học, chính xác, khách quan và đúng pháp luật, xác định, làm rõ nguyên nhân, đối tượng gây ra sự cố để có giải pháp xử lý.
Bộ Khoa học và Công nghệ đã chủ trì, phối hợp với Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, các bộ ngành liên quan, huy động trên 100 chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành từ 30 cơ quan trong và ngoài nước đã tổ chức thu thập, phân tích dữ liệu, có sự phản biện độc lập của các chuyên gia quốc tế, đã xác định có nguồn thải lớn xuất phát từ khu vực Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh, chứa độc tố như Phenol, Xyanua,… kết hợp với Hydroxit Sắt, tạo thành một dạng phức hỗn hợp (Mixel), có tỷ trọng lớn hơn nước biển, theo dòng hải lưu di chuyển theo hướng Bắc - Nam từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế, là nguyên nhân làm hải sản và sinh vật biển chết hàng loạt, nhất là ở tầng đáy.
Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan tổ chức rà soát các nguồn thải; thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước với sự tham gia của các cán bộ, chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành và đã phát hiện Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà tĩnh (FHS) có một số hành vi vi phạm; xác định những sự cố xảy ra trong quá trình vận hành thử nghiệm của FHS đã dẫn đến nước thải từ Công ty xả ra biển có chứa các độc tố Phenol, Xyanua, Hydroxit Sắt vượt quá mức cho phép.
Từ các căn cứ nêu trên, các bộ, ngành, cơ quan chức năng có liên quan đã thẩm định kỹ lưỡng, tham vấn các nhà khoa học trong, ngoài nước và kết luận: những vi phạm và sự cố trong quá trình thi công, vận hành thử nghiệm tổ hợp nhà máy của Công ty Formosa Hà Tĩnh là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường biển nghiêm trọng, làm hải sản chết bất thường tại 04 tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế trong tháng 4 vừa qua.
Với những chứng cứ khách quan, khoa học, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chủ trì, phối hợp với các bộ: Ngoại giao, Tư pháp, Công an, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Khoa học và Công nghệ, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, tỉnh Hà Tĩnh và các bộ ngành khác có liên quan đã nhiều lần làm việc với Tập đoàn Formosa Đài Loan, Công ty Formosa Hà Tĩnh.
Ngày 28-6-2016, Công ty Formosa Hà Tĩnh đã nhận trách nhiệm về việc gây ra sự cố môi trường, làm hải sản chết hàng loạt tại 04 tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế trong thời gian vừa qua; đồng thời cam kết: (1) Công khai xin lỗi Chính phủ và nhân dân Việt Nam vì để xảy ra sự cố môi trường nghiêm trọng; (2) Thực hiện việc bồi thường thiệt hại kinh tế cho người dân và hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp; bồi thường xử lý ô nhiễm và phục hồi môi trường biển tại 04 tỉnh miền Trung của Việt Nam với tổng số tiền tương đương trên 11.500 tỷ đồng (500 triệu USD); (3) Khắc phục triệt để các tồn tại, hạn chế của hệ thống xử lý chất thải, nước thải, hoàn thiện công nghệ sản xuất, đảm bảo xử lý triệt để các chất thải độc hại trước khi thải ra môi trường theo yêu cầu của các cơ quan quản lý nhà nước của Trung ương và tỉnh Hà Tĩnh để không tái diễn sự cố môi trường như đã xảy ra; (4) Phối hợp với các bộ, ngành của Việt Nam và các tỉnh miền Trung xây dựng các giải pháp đồng bộ để kiểm soát môi trường biển miền Trung, bảo đảm phòng, chống ô nhiễm, không để xảy ra sự cố môi trường tương tự để tạo niềm tin với người dân Việt Nam và quốc tế; (5) Thực hiện đúng và đầy đủ các cam kết nói trên, không để tái diễn các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước; nếu vi phạm thì sẽ chịu các chế tài theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Với nhận thức sâu sắc là sự cố môi trường nghiêm trọng vừa qua đã ảnh hưởng lớn đến đời sống và sản xuất kinh doanh của người dân 04 tỉnh ven biển miền Trung, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương liên quan tiếp tục triển khai khẩn trương và đồng bộ các giải pháp: thực hiện ngay công tác bồi thường thiệt hại, hỗ trợ chuyển đổi nghề cho người dân theo đúng quy định, bảo đảm công khai, minh bạch, sát thực tế, có sự tham gia, giám sát của nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và các cơ quan báo chí; giám sát và yêu cầu Công ty Formosa Hà Tĩnh thực hiện đầy đủ, nghiêm túc trách nhiệm đã cam kết; triển khai lắp đặt hệ thống giám sát môi trường biển tại 04 tỉnh, công khai thông tin chất lượng môi trường; triển khai việc xử lý và phục hồi môi trường biển bị ô nhiễm; tập trung phát triển kinh tế, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho đầu tư kinh doanh, bảo vệ lợi ích chính đáng của người dân và doanh nghiệp. Tăng cường giữ gìn an ninh, trật tự xã hội, bảo vệ cuộc sống bình yên của nhân dân, không để kẻ xấu, các tổ chức phản động lợi dụng, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm; thực hiện đồng bộ các giải pháp bảo đảm an sinh xã hội. Làm rõ trách nhiệm và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật những tổ chức, cá nhân sai phạm liên quan đến sự cố môi trường tại các tỉnh miền Trung.
Chính phủ đánh giá cao và cảm ơn sự quan tâm, đồng tình của nhân dân trong và ngoài nước, nhất là nhân dân 04 tỉnh miền Trung; sự nỗ lực, quyết tâm của các nhà khoa học; sự lãnh đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng; sự vào cuộc, phối hợp kịp thời của các Ban Đảng, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, các bộ, ngành, địa phương, các cơ quan báo chí; sự ủng hộ của các tổ chức quốc tế trong suốt quá trình giải quyết sự cố môi trường. Đồng thời hoan nghênh thái độ và dư luận Đài Loan đã tỏ rõ quan điểm ủng hộ Chính phủ Việt Nam xử lý nghiêm sai phạm, yêu cầu phía Formosa hợp tác để xử lý vụ việc.
Qua sự cố môi trường nêu trên, các bộ, ngành, địa phương phải tiếp tục nâng cao trách nhiệm, năng lực quản lý nhà nước, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật, tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực thi pháp luật, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và phát triển bền vững. Đây cũng là bài học cho các doanh nghiệp trong quá trình đầu tư phải tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật, trong đó có pháp luật về bảo vệ môi trường.”
Lễ viếng, truy điệu 9 quân nhân phi hành đoàn CASA-212
Sáng 30-6, tại Nhà Tang lễ Bộ Quốc phòng (Số 5, Trần Thánh Tông, Hà Nội), Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân tổ chức nghi thức Lễ tang cấp cao cho 9 phi công và thành viên tổ bay máy bay CASA-212 hy sinh trong khi làm nhiệm vụ. Vào 6 giờ 40 phút, các đoàn quân nhân bắt đầu vào viếng.
Ghi nhận sự hy sinh anh dũng của các phi công và thành viên phi hành đoàn, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đã quyết định nâng lương một lần cho Đại tá Lê Kiêm Toàn, Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn Không quân 918; đối với 8 phi công còn lại, thăng mỗi đồng chí một bậc quân hàm.
Chủ tịch nước đã Quyết định tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất đối với từng thành viên của phi hành đoàn máy bay CASA-212. Thủ tướng Chính phủ cũng đã Quyết định công nhận 9 thành viên Phi hành đoàn máy bay CASA-212, thuộc Lữ đoàn Không quân 918 và Đại tá Trần Quang Khải, Trung đoàn phó, kiêm Tham Mưu trưởng Trung đoàn 923, Sư đoàn 371, Quân chủng Phòng không - Không quân, phi công lái máy bay Su 30-MK2 là liệt sĩ.
Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác nội chính và phòng, chống tham nhũng
Sáng 1-7, tại Hà Nội, Ban Nội chính Trung ương đã tổ chức Hội nghị sơ kết công tác sáu tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ công tác sáu tháng cuối năm 2016.
Đồng chí Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Phó Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng dự và chỉ đạo hội nghị. Đồng chí Phan Đình Trạc, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng ban Nội chính Trung ương, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng chủ trì hội nghị.
Hải Dương cần phát huy thế mạnh địa phương Vùng Thủ đô
Sáng 02-7-2016, chủ trì buổi làm việc với tỉnh Hải Dương, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị chính quyền và nhân dân trong tỉnh nỗ lực phấn đấu, phát huy truyền thống văn hóa, anh hùng, hoàn thành vượt mức nhiệm vụ, kế hoạch, đóng góp vào thành tích chung của cả nước trong năm 2016.
Nhấn mạnh đến vị trí đặc biệt của Hải Dương với hệ thống giao thông thuận tiện nối liền các khu vực kinh tế lớn của miền Bắc, cái nôi văn hóa lớn của khu vực, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc biểu dương và đánh giá cao Hải Dương có nỗ lực phấn đấu, duy trì mức tăng trưởng khá; kinh tế phát triển đồng đều, công tác cơ giới hóa nông thôn thực hiện tốt. Chỉ ra một số điểm cần khắc phục của Hải Dương, Thủ tướng cho rằng, công tác tái cơ cấu kinh tế, nhất là nông nghiệp của tỉnh còn chưa thực sự rõ nét so với yêu cầu đặt ra là địa phương nằm trong vùng Thủ đô.
Thủ tướng: Kon Tum phải đi đầu trong bảo vệ, phát triển rừng
Sáng 03-7, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Kon Tum về tình hình kinh tế-xã hội nửa đầu năm 2016 và cùng các bộ, ngành lắng nghe, phối hợp, tháo gỡ khó khăn để hỗ trợ Kon Tum hoàn thành cao nhất kế hoạch, nhiệm vụ năm 2016.
Biểu dương thành tích phát triển kinh tế-xã hội của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Kon Tum trong bối cảnh khó khăn chung của tình hình đất nước, Thủ tướng cũng đánh giá cao kết quả trong công tác quản lý, bảo vệ rừng của Kon Tum và thành tựu nuôi trồng thành công một số cây dược liệu quý, cây công nghiệp có năng suất, hiệu quả kinh tế cao như sâm Ngọc Linh, cà phê. Kon Tum cũng thực hiện tốt chính sách, chủ trương của Đảng, Nhà nước về công tác dân tộc, tôn giáo và làm tốt công tác đối ngoại.
Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm hành vi phá rừng tự nhiên hay chuyển rừng nghèo sang trồng cây công nghiệp. Kon Tum phải đi đầu về phòng chống phá rừng tự nhiên. “Kon Tum còn nghèo nhưng màu xanh, độ che phủ rừng của Kon Tum rất lớn, đây chính là nơi sinh tồn cho đồng bào cũng là điều kiện phát triển cho các vùng có liên quan ở Tây Nguyên”, Thủ tướng cho biết và yêu cầu tiếp tục tái cơ cấu nông lâm trường quốc doanh, trong đó, lưu ý rà soát lại quỹ đất đai của 7 nông lâm trường trên địa bàn, để giao đất, giao rừng cho người dân, nhất là đồng bào dân tộc. Bởi, theo Thủ tướng, một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng phá rừng thời gian qua chính là tình trạng đất rừng không có chủ, “cha chung không ai khóc”.
Cũng tại buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tán thành với nhiều đề xuất của tỉnh, giao các bộ ngành liên quan phối hợp, khảo sát, nghiên cứu, lập đề án để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định; trong đó, Thủ tướng đồng ý về chủ trương xây đường cao tốc nối cửa khẩu Bờ Y-Ngọc Hồi-Pleiku để tăng cường năng lực giao thông, hỗ trợ hoạt động thông thương, giúp Kon Tum nâng cao lợi thế so sánh, mở rộng cơ hội tăng trưởng kinh tế trên địa bàn./.
Phú Yên cần tập trung xây dựng khu kinh tế Nam Phú Yên thành một trong những trung tâm công nghiệp, cảng biển lớn của vùng duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên; phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng mũi nhọn, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các sản phẩm, dịch vụ du lịch; tăng cường liên kết với các địa phương trong vùng để phát triển du lịch, phát triển các sản phẩm du lịch có thế mạnh.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang tin tưởng, với truyền thống anh hùng, cách mạng kiên cường, tinh thần đoàn kết, ý chí tự lực, tự cường, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Phú Yên tiếp tục đoàn kết, nỗ lực phấn đấu vượt qua mọi khó khăn, thử thách, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, xây dựng tỉnh Phú Yên phát triển nhanh, bền vững, trở thành địa phương phát triển khá của khu vực duyên hải Nam Trung Bộ.
Thủ tướng yêu cầu lực lượng công an thực hiện tốt nhiệm vụ trọng tâm
Ngày 28-6, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ Công an tổ chức Hội nghị sơ kết công tác Công an sáu tháng đầu năm 2016 dưới sự chủ trì của Thượng tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an.
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ghi nhận, đánh giá cao, nhiệt liệt biểu dương và chúc mừng thành tích, kết quả trong việc thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự sáu tháng qua của lực lượng Công an nhân dân.
Thủ tướng yêu cầu lực lượng Công an nhân dân cả nước nâng cao năng lực nắm, phân tích, đánh giá, dự báo tình hình để kịp thời tham mưu với Đảng, Nhà nước các chủ trương, giải pháp bảo vệ an ninh trật tự phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; triển khai đường lối đối nội, đối ngoại của đất nước. Công an các đơn vị, địa phương cần chủ động triển khai kế hoạch, phương án bảo đảm an ninh trật tự, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống; bảo đảm an ninh các địa bàn chiến lược Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ;...
Thủ tướng cũng chỉ đạo lực lượng Công an các cấp thường xuyên tổ chức các đợt cao điểm tấn công, trấn áp và truy nã tội phạm, kịp thời triệt xóa các tụ điểm phức tạp về trật tự xã hội; làm giảm các loại tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng, không để tội phạm gia tăng, không để tội phạm lộng hành. Đề cao tinh thần “thượng tôn pháp luật”, cải cách tư pháp, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác điều tra tội phạm, không để lọt tội phạm, không để oan, sai.
Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh thành “Hòn ngọc chiếu sáng Viễn Đông”
Chiều 27-6-2016, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các Phó Thủ tướng: Trương Hòa Bình, Vương Đình Huệ, Vũ Đức Đam cùng các thành viên Chính phủ đã có buổi làm việc với lãnh đạo chủ chốt Thành phố Hồ Chí Minh để đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2016, thống nhất các chỉ tiêu phát triển và giải quyết các kiến nghị để tạo điều kiện cho thành phố phát huy vai trò hạt nhân tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước.
Buổi làm việc diễn ra đúng vào dịp Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố đang sôi nổi thi đua chào mừng kỷ niệm 40 năm Ngày thành phố Sài Gòn - Gia định được mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh (02-7-1976 - 02-72016).
Phát biểu tại buổi làm việc, Thủ tướng khẳng định tiềm năng, thế mạnh to lớn của Thành phố Hồ Chí Minh nằm ở không chỉ điều kiện tự nhiên thuận lợi, nguồn nhân lực dồi dào mà còn dựa trên nền tảng một nền kinh tế năng động, đổi mới sáng tạo, có sức lan tỏa, đi đầu cả nước trong tiến trình hội nhập, làm động lực cho sự phát triển bền vững, đóng góp có hiệu quả vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Với nền tảng ấy, Thủ tướng mong muốn Thành phố Hồ Chí Minh định hướng phát triển với một tầm nhìn cao hơn, bền vững hơn, đặc biệt là chú trọng đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào công tác quản lý và hoạt động sản xuất, kinh doanh. Nhấn mạnh tầm nhìn là dài hạn, nhưng công tác điều hành thì phải trung hạn, Thủ tướng đề nghị Thành phố Hồ Chí Minh cần ước mơ cao hơn, xa hơn, quyết tâm chính trị rõ ràng hơn, nhất là đối với những lĩnh vực then chốt phù hợp với bối cảnh thời đại mới để có thể đưa thành phố phát triển bứt phá, toàn diện trong tương lai, xứng đáng là ngọn cờ đầu của cả nước, xứng tầm với hòn ngọc chiếu sáng viễn đông. Thủ tướng chỉ rõ 4 mục tiêu mà thành phố Hồ Chí Minh cần hướng đến trong tiến trình phát triển theo hướng xây dựng nền kinh tế thông minh, lấy kinh tế công nghệ cao làm mũi nhọn, phát triển toàn diện các giá trị sáng tạo trong từng sản phẩm, dịch vụ.
Ban hành quy chế quản lý hoạt động Cảng quốc tế Cam Ranh
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 25/2016/QĐ-TTg về việc ban hành Quy chế quản lý hoạt động của Cảng quốc tế Cam Ranh - Bộ Quốc phòng.
Quy chế này quy định về cơ chế quản lý hoạt động của Cảng quốc tế Cam Ranh bao gồm phạm vi giới hạn của Cảng quốc tế Cam Ranh; quản lý các hoạt động cung cấp dịch vụ và sử dụng dịch vụ; quản lý người và các loại phương tiện của Việt Nam, của nước ngoài vào, rời, hoạt động trong khu vực Cảng quốc tế Cam Ranh.
Chỉ đạo của Tổng Bí thư về vụ tham nhũng tại Ngân hàng thương mại cổ phần xây dựng Việt Nam
Ngày 30-6, Văn phòng Trung ương Đảng có Công văn số 1452-CV/VPTW thông báo ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng về vụ án xảy ra tại Ngân hàng thương mại cổ phần xây dựng Việt Nam.
Với vụ án xảy ra tại Ngân hàng thương mại cổ phần xây dựng Việt Nam (gọi tắt là Vụ án Phạm Công Danh và đồng phạm), Tổng Bí thư, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng yêu cầu các đồng chí Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Bí thư Ban cán sự đảng Tòa án nhân dân tối cao, Bí thư Ban cán sự đảng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao chỉ đạo các cơ quan chức năng và phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan khẩn trương điều tra, sớm kết thúc để nhanh chóng đưa ra xét xử theo quy định của pháp luật. Trong quá trình xử lý, cần tuân thủ theo quy định của pháp luật, không chịu bất kỳ một sức ép nào của bất cứ tổ chức, cá nhân nào, bảo đảm nghiêm minh, đúng người, đúng tội.
Công bố nguyên nhân sự cố môi trường gây hải sản chết bất thường tại 04 tỉnh miền Trung
Ngày 30-6 tại Hà Nội, Văn phòng Chính phủ tổ chức họp báo chuyên đề thông tin về việc ban hành các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư và công bố kết luận về nguyên nhân dẫn đến hiện tượng cá chết bất thường tại 4 tỉnh ven biển miền Trung vừa qua. Thông cáo báo chí của Văn phòng Chính phủ nêu rõ:
“Trong tháng 4-2016, tại ven biển 04 tỉnh miền Trung Việt Nam (Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế) xảy ra sự cố môi trường nghiêm trọng, làm hải sản chết bất thường, gây thiệt hại lớn về kinh tế - xã hội, môi trường biển; ảnh hưởng xấu đến đời sống người dân, an ninh, trật tự an toàn xã hội.
Ngay sau khi có thông tin về sự cố, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, trực tiếp và thường xuyên là Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ đã quyết liệt chỉ đạo triển khai kịp thời các biện pháp hỗ trợ, ổn định cuộc sống của người dân vùng bị thiệt hại; giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; bước đầu đánh giá thiệt hại về kinh tế, xã hội, môi trường. Đồng thời, đã chỉ đạo các bộ, ngành, các cơ quan khoa học, trên tinh thần thận trọng, khoa học, chính xác, khách quan và đúng pháp luật, xác định, làm rõ nguyên nhân, đối tượng gây ra sự cố để có giải pháp xử lý.
Bộ Khoa học và Công nghệ đã chủ trì, phối hợp với Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, các bộ ngành liên quan, huy động trên 100 chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành từ 30 cơ quan trong và ngoài nước đã tổ chức thu thập, phân tích dữ liệu, có sự phản biện độc lập của các chuyên gia quốc tế, đã xác định có nguồn thải lớn xuất phát từ khu vực Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh, chứa độc tố như Phenol, Xyanua,… kết hợp với Hydroxit Sắt, tạo thành một dạng phức hỗn hợp (Mixel), có tỷ trọng lớn hơn nước biển, theo dòng hải lưu di chuyển theo hướng Bắc - Nam từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế, là nguyên nhân làm hải sản và sinh vật biển chết hàng loạt, nhất là ở tầng đáy.
Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan tổ chức rà soát các nguồn thải; thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước với sự tham gia của các cán bộ, chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành và đã phát hiện Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà tĩnh (FHS) có một số hành vi vi phạm; xác định những sự cố xảy ra trong quá trình vận hành thử nghiệm của FHS đã dẫn đến nước thải từ Công ty xả ra biển có chứa các độc tố Phenol, Xyanua, Hydroxit Sắt vượt quá mức cho phép.
Từ các căn cứ nêu trên, các bộ, ngành, cơ quan chức năng có liên quan đã thẩm định kỹ lưỡng, tham vấn các nhà khoa học trong, ngoài nước và kết luận: những vi phạm và sự cố trong quá trình thi công, vận hành thử nghiệm tổ hợp nhà máy của Công ty Formosa Hà Tĩnh là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường biển nghiêm trọng, làm hải sản chết bất thường tại 04 tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế trong tháng 4 vừa qua.
Với những chứng cứ khách quan, khoa học, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chủ trì, phối hợp với các bộ: Ngoại giao, Tư pháp, Công an, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Khoa học và Công nghệ, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, tỉnh Hà Tĩnh và các bộ ngành khác có liên quan đã nhiều lần làm việc với Tập đoàn Formosa Đài Loan, Công ty Formosa Hà Tĩnh.
Ngày 28-6-2016, Công ty Formosa Hà Tĩnh đã nhận trách nhiệm về việc gây ra sự cố môi trường, làm hải sản chết hàng loạt tại 04 tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế trong thời gian vừa qua; đồng thời cam kết: (1) Công khai xin lỗi Chính phủ và nhân dân Việt Nam vì để xảy ra sự cố môi trường nghiêm trọng; (2) Thực hiện việc bồi thường thiệt hại kinh tế cho người dân và hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp; bồi thường xử lý ô nhiễm và phục hồi môi trường biển tại 04 tỉnh miền Trung của Việt Nam với tổng số tiền tương đương trên 11.500 tỷ đồng (500 triệu USD); (3) Khắc phục triệt để các tồn tại, hạn chế của hệ thống xử lý chất thải, nước thải, hoàn thiện công nghệ sản xuất, đảm bảo xử lý triệt để các chất thải độc hại trước khi thải ra môi trường theo yêu cầu của các cơ quan quản lý nhà nước của Trung ương và tỉnh Hà Tĩnh để không tái diễn sự cố môi trường như đã xảy ra; (4) Phối hợp với các bộ, ngành của Việt Nam và các tỉnh miền Trung xây dựng các giải pháp đồng bộ để kiểm soát môi trường biển miền Trung, bảo đảm phòng, chống ô nhiễm, không để xảy ra sự cố môi trường tương tự để tạo niềm tin với người dân Việt Nam và quốc tế; (5) Thực hiện đúng và đầy đủ các cam kết nói trên, không để tái diễn các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước; nếu vi phạm thì sẽ chịu các chế tài theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Với nhận thức sâu sắc là sự cố môi trường nghiêm trọng vừa qua đã ảnh hưởng lớn đến đời sống và sản xuất kinh doanh của người dân 04 tỉnh ven biển miền Trung, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương liên quan tiếp tục triển khai khẩn trương và đồng bộ các giải pháp: thực hiện ngay công tác bồi thường thiệt hại, hỗ trợ chuyển đổi nghề cho người dân theo đúng quy định, bảo đảm công khai, minh bạch, sát thực tế, có sự tham gia, giám sát của nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và các cơ quan báo chí; giám sát và yêu cầu Công ty Formosa Hà Tĩnh thực hiện đầy đủ, nghiêm túc trách nhiệm đã cam kết; triển khai lắp đặt hệ thống giám sát môi trường biển tại 04 tỉnh, công khai thông tin chất lượng môi trường; triển khai việc xử lý và phục hồi môi trường biển bị ô nhiễm; tập trung phát triển kinh tế, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho đầu tư kinh doanh, bảo vệ lợi ích chính đáng của người dân và doanh nghiệp. Tăng cường giữ gìn an ninh, trật tự xã hội, bảo vệ cuộc sống bình yên của nhân dân, không để kẻ xấu, các tổ chức phản động lợi dụng, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm; thực hiện đồng bộ các giải pháp bảo đảm an sinh xã hội. Làm rõ trách nhiệm và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật những tổ chức, cá nhân sai phạm liên quan đến sự cố môi trường tại các tỉnh miền Trung.
Chính phủ đánh giá cao và cảm ơn sự quan tâm, đồng tình của nhân dân trong và ngoài nước, nhất là nhân dân 04 tỉnh miền Trung; sự nỗ lực, quyết tâm của các nhà khoa học; sự lãnh đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng; sự vào cuộc, phối hợp kịp thời của các Ban Đảng, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, các bộ, ngành, địa phương, các cơ quan báo chí; sự ủng hộ của các tổ chức quốc tế trong suốt quá trình giải quyết sự cố môi trường. Đồng thời hoan nghênh thái độ và dư luận Đài Loan đã tỏ rõ quan điểm ủng hộ Chính phủ Việt Nam xử lý nghiêm sai phạm, yêu cầu phía Formosa hợp tác để xử lý vụ việc.
Qua sự cố môi trường nêu trên, các bộ, ngành, địa phương phải tiếp tục nâng cao trách nhiệm, năng lực quản lý nhà nước, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật, tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực thi pháp luật, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và phát triển bền vững. Đây cũng là bài học cho các doanh nghiệp trong quá trình đầu tư phải tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật, trong đó có pháp luật về bảo vệ môi trường.”
Lễ viếng, truy điệu 9 quân nhân phi hành đoàn CASA-212
Sáng 30-6, tại Nhà Tang lễ Bộ Quốc phòng (Số 5, Trần Thánh Tông, Hà Nội), Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân tổ chức nghi thức Lễ tang cấp cao cho 9 phi công và thành viên tổ bay máy bay CASA-212 hy sinh trong khi làm nhiệm vụ. Vào 6 giờ 40 phút, các đoàn quân nhân bắt đầu vào viếng.
Ghi nhận sự hy sinh anh dũng của các phi công và thành viên phi hành đoàn, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đã quyết định nâng lương một lần cho Đại tá Lê Kiêm Toàn, Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn Không quân 918; đối với 8 phi công còn lại, thăng mỗi đồng chí một bậc quân hàm.
Chủ tịch nước đã Quyết định tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất đối với từng thành viên của phi hành đoàn máy bay CASA-212. Thủ tướng Chính phủ cũng đã Quyết định công nhận 9 thành viên Phi hành đoàn máy bay CASA-212, thuộc Lữ đoàn Không quân 918 và Đại tá Trần Quang Khải, Trung đoàn phó, kiêm Tham Mưu trưởng Trung đoàn 923, Sư đoàn 371, Quân chủng Phòng không - Không quân, phi công lái máy bay Su 30-MK2 là liệt sĩ.
Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác nội chính và phòng, chống tham nhũng
Sáng 1-7, tại Hà Nội, Ban Nội chính Trung ương đã tổ chức Hội nghị sơ kết công tác sáu tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ công tác sáu tháng cuối năm 2016.
Đồng chí Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Phó Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng dự và chỉ đạo hội nghị. Đồng chí Phan Đình Trạc, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng ban Nội chính Trung ương, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng chủ trì hội nghị.
Hải Dương cần phát huy thế mạnh địa phương Vùng Thủ đô
Sáng 02-7-2016, chủ trì buổi làm việc với tỉnh Hải Dương, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị chính quyền và nhân dân trong tỉnh nỗ lực phấn đấu, phát huy truyền thống văn hóa, anh hùng, hoàn thành vượt mức nhiệm vụ, kế hoạch, đóng góp vào thành tích chung của cả nước trong năm 2016.
Nhấn mạnh đến vị trí đặc biệt của Hải Dương với hệ thống giao thông thuận tiện nối liền các khu vực kinh tế lớn của miền Bắc, cái nôi văn hóa lớn của khu vực, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc biểu dương và đánh giá cao Hải Dương có nỗ lực phấn đấu, duy trì mức tăng trưởng khá; kinh tế phát triển đồng đều, công tác cơ giới hóa nông thôn thực hiện tốt. Chỉ ra một số điểm cần khắc phục của Hải Dương, Thủ tướng cho rằng, công tác tái cơ cấu kinh tế, nhất là nông nghiệp của tỉnh còn chưa thực sự rõ nét so với yêu cầu đặt ra là địa phương nằm trong vùng Thủ đô.
Thủ tướng: Kon Tum phải đi đầu trong bảo vệ, phát triển rừng
Sáng 03-7, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Kon Tum về tình hình kinh tế-xã hội nửa đầu năm 2016 và cùng các bộ, ngành lắng nghe, phối hợp, tháo gỡ khó khăn để hỗ trợ Kon Tum hoàn thành cao nhất kế hoạch, nhiệm vụ năm 2016.
Biểu dương thành tích phát triển kinh tế-xã hội của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Kon Tum trong bối cảnh khó khăn chung của tình hình đất nước, Thủ tướng cũng đánh giá cao kết quả trong công tác quản lý, bảo vệ rừng của Kon Tum và thành tựu nuôi trồng thành công một số cây dược liệu quý, cây công nghiệp có năng suất, hiệu quả kinh tế cao như sâm Ngọc Linh, cà phê. Kon Tum cũng thực hiện tốt chính sách, chủ trương của Đảng, Nhà nước về công tác dân tộc, tôn giáo và làm tốt công tác đối ngoại.
Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm hành vi phá rừng tự nhiên hay chuyển rừng nghèo sang trồng cây công nghiệp. Kon Tum phải đi đầu về phòng chống phá rừng tự nhiên. “Kon Tum còn nghèo nhưng màu xanh, độ che phủ rừng của Kon Tum rất lớn, đây chính là nơi sinh tồn cho đồng bào cũng là điều kiện phát triển cho các vùng có liên quan ở Tây Nguyên”, Thủ tướng cho biết và yêu cầu tiếp tục tái cơ cấu nông lâm trường quốc doanh, trong đó, lưu ý rà soát lại quỹ đất đai của 7 nông lâm trường trên địa bàn, để giao đất, giao rừng cho người dân, nhất là đồng bào dân tộc. Bởi, theo Thủ tướng, một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng phá rừng thời gian qua chính là tình trạng đất rừng không có chủ, “cha chung không ai khóc”.
Cũng tại buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tán thành với nhiều đề xuất của tỉnh, giao các bộ ngành liên quan phối hợp, khảo sát, nghiên cứu, lập đề án để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định; trong đó, Thủ tướng đồng ý về chủ trương xây đường cao tốc nối cửa khẩu Bờ Y-Ngọc Hồi-Pleiku để tăng cường năng lực giao thông, hỗ trợ hoạt động thông thương, giúp Kon Tum nâng cao lợi thế so sánh, mở rộng cơ hội tăng trưởng kinh tế trên địa bàn./.
Ngày làm việc đầu tiên Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng  (04/07/2016)
Cần vận dụng linh hoạt việc triển khai các nhiệm vụ đối ngoại  (04/07/2016)
Thành phố Hồ Chí Minh: Bàn giải pháp giúp cộng đồng doanh nghiệp tự tin, phát triển nhanh và bền vững trong bối cảnh hội nhập  (04/07/2016)
Sẽ thêm nhiều chính sách hỗ trợ ngư dân 4 tỉnh bị sự cố môi trường  (04/07/2016)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Thông cáo báo chí Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
- Bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
- Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên