Đối thoại chờ giải pháp
TCCSĐT - Thường không đưa lại kết quả cụ thể đáng kể nào nhưng Đối thoại Chiến lược và kinh tế thường niên giữa Mỹ và Trung Quốc vẫn là sự kiện quan trọng trong cặp quan hệ song phương này. Nó hình thành cách đây 5 năm và được coi như chiếc hàn thử biểu đáng tin cậy nhất về bầu không khí trong quan hệ giữa hai nước, giúp hai bên duy trì đối thoại trực tiếp ở cấp cao ngay cả khi quan hệ giữa hai nước vấp phải vướng mắc mới hay trở ngại cũ trở nên khó khắc phục hơn, không để căng thẳng và bất đồng quan điểm leo thang vượt ra ngoài tầm kiểm soát của cả hai bên.
Năm nay, diễn đàn đối thoại này được tổ chức ở Oa-sinh-tơn với sự tham dự của đại diện 16 cơ quan chính phủ của Mỹ và 20 cơ quan chính phủ của Trung Quốc, lại chỉ có 4 tháng sau cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ B.Ô-ba-ma và Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào. Tuy bầu không khí chính trị trong quan hệ có phần thuận lợi hơn so với những lần trước, các chủ đề nội dung trên chương trình nghị sự vẫn không vì thế mà bớt nhạy cảm và dễ có được sự đồng thuận quan điểm. Trên danh nghĩa, hai bên tiến hành đối thoại chiến lược, nhưng trong thực chất, chuyện chính trị, an ninh thế giới không phải là chủ đề chính mà ưu tiên hàng đầu trên chương trình nghị sự được dành cho chuyện về kinh tế và tài chính, tiền tệ và nhân quyền, cụ thể là chuyện về tỷ giá hối đoái của đồng Nhân dân tệ, chuyện bảo hộ mậu dịch, chuyện thâm hụt ngân sách ở Mỹ và mất cân đối trong cán cân thương mại giữa hai nước cũng như chuyện những phê trách lâu nay của Mỹ về dân chủ và nhân quyền ở Trung Quốc.
Nét đặc biệt chi phối cặp quan hệ song phương này là cả Mỹ lẫn Trung Quốc đều có những ưu thế riêng so với bên kia, đều có những con chủ bài sáng giá chưa ngả hết, đều còn mặc cả và dền dứ với nhau, nhưng lại phụ thuộc vào nhau về rất nhiều phương diện. Chính sách kinh tế, tài chính và tiền tệ ở nước này có tác động rất sâu sắc tới chiều hướng biến động trong tình hình kinh tế, tài chính và tiền tệ ở nước kia. Cũng chính vì bên nào cũng có thế mạnh và điểm yếu, vừa không thể không cần đến nhau vừa không thể tránh khỏi cọ sát lợi ích với nhau nên mới có tình trạng: quan hệ không bị đổ vỡ cả khi leo thang gay cấn và bất đồng chưa được khắc phục. Nếu có phải nhân nhượng vào thời điểm nào đó trên lĩnh vực nào đó thì sự nhân nhượng ấy cũng chỉ có mức độ và từng bước, để dành cho khi thỏa thuận cả gói. Trung Quốc ngày càng thêm tự tin hơn và muốn được coi ngang bằng hơn trong quan hệ với Mỹ và trên thực tế việc giải quyết nhiều vấn đề liên quan đến quan hệ song phương hiện cấp thiết với Mỹ hơn đối với Trung Quốc mà Mỹ vẫn chưa sẵn sàng chấp nhận thực tế đó. Vì thế, Đối thoại Chiến lược và kinh tế năm nay cũng vẫn chưa vượt được ra ngoài giới hạn lâu nay là đối thoại để chờ giải pháp đối với cả hai bên./.
Ứng dụng, chuyển giao thành tựu khoa học - công nghệ trong nông, lâm nghiệp trên địa bàn Tây Nguyên  (11/05/2011)
Tăng cường quản lý hiệu quả nợ công ở nước ta  (11/05/2011)
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp xúc cử tri tại Hải Phòng  (11/05/2011)
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực nông nghiệp thực trạng và chính sách(1)  (11/05/2011)
Li-bi: NATO vi phạm Hiến chương Liên Hợp Quốc  (11/05/2011)
Giải quyết tốt mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị  (11/05/2011)
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
- Tổng quan về chuyển đổi số ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay