37 người chết và mất tích do mưa lũ
Theo Ban Chỉ đạo Phòng chống Lụt bão Trung ương, tính đến 6 giờ sáng ngày 28-9, mưa lũ tại các tỉnh miền Bắc do ảnh hưởng của bão số 6 đã làm 37 người chết và mất tích, đồng thời gây thiệt hại lớn về tài sản.
Nạn nhân chết do mưa lũ tại Sơn La có 13 người, tại Lạng Sơn 8 người, Bắc Giang có 6 người và Quảng Ninh có 4 người. Mưa lũ còn làm 36 người bị thương, hơn 9.000 căn nhà bị đổ, sập và hư hỏng, ngập úng hàng chục ngàn ha lúa và hoa màu. Nhiều tuyến đường giao thông, kênh mương và công trình thủy lợi cũng bị lũ tàn phá.
Với tinh thần huy động mọi nguồn lực, giúp đỡ người dân vùng lũ, chính quyền địa phương và đoàn công tác của các Bộ, ban, ngành đang khẩn trương tiếp cận các vùng bị ngập, tìm kiếm cứu nạn nhằm đảm bảo an toàn tính mạng của người dân.
Để hỗ trợ người dân, Ban chỉ đạo Phòng chống Lụt bão Trung ương đã cử đoàn công tác trực tiếp chỉ đạo và phối hợp đối phó với lũ, lụt tại tỉnh Bắc Giang, Sơn La. Bộ Công an đã thành lập 4 đoàn công tác xuống các địa phương bị ảnh hưởng của bão để trực tiếp chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả mưa lũ.
Hội chữ Thập Đỏ Việt Nam đã xuất hàng cứu trợ cho Bắc Giang 400 thùng hàng gia đình; Quảng Ninh, Lạng Sơn, Sơn La mỗi tỉnh 200 thùng hàng gia đình, hỗ trợ gia đình có người chết 2 triệu đồng/người. Hội chữ Thập đỏ còn hỗ trợ các tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn, Sơn La, Bắc Giang mỗi tỉnh 100 triệu đồng.
Tại Quảng Ninh, 3 xe lội nước của Lữ đoàn Hải quân 147 đã được điều động ra ứng cứu dân ở huyện Ba Chẽ, chuyển 160.000 gói mì ăn liền, 22.000 chai nước uống và nhiều cơ số thuốc cho nhân dân vùng bị nạn. Huyện Tiên Yên đã cấp 8.000 gói mì ăn liền cho nhân dân vùng bị lụt. Trung ương Hội Chữ thập Đỏ Việt Nam đã gửi 1 tấn hàng cứu trợ đến huyện Tiên Yên vào ngày 27-9.
Theo Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, lũ trên hệ thống sông Thái Bình đang xuống nhưng còn ở mức rất cao, nhiều nơi vẫn trên báo động cấp 3.
Lũ trên sông Lục Nam tại Lục Nam (Bắc Giang) đạt đỉnh lúc 11h ngày 27-9 là 7,88 mét, lớn hơn báo động 3 là 2,08 mét, tương đương lũ lịch sử năm 1986./.
9 tháng đầu năm xuất khẩu tăng gần 6,3 tỉ USD nhờ yếu tố giá  (29/09/2008)
Thể hiện sức mạnh quân sự vì một trật tự thế giới đa cực  (28/09/2008)
Xã hội học tập và nguồn nhân lực ở Việt Nam  (28/09/2008)
Thủ tướng: Kiên quyết không để dân đói rét sau bão  (28/09/2008)
“Di sản hòa bình” nghèo nàn của Tổng thống G.W. Bu-sơ  (28/09/2008)
Kỷ niệm 59 năm Quốc khánh Trung Quốc  (28/09/2008)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên