Việt Nam đã cơ bản hoàn thiện khung pháp lý cho phòng, chống tham nhũng
Hơn 30 ý kiến tham luận, phản hồi của các đối tác, tổ chức quốc tế trong cuộc Đối thoại về phòng, chống tham nhũng tổ chức sáng 29-5 đều đánh giá cao công tác triển khai phòng, chống tham nhũng thời gian gần đây của Việt Nam, đặc biệt là công tác xây dựng, cải cách thể chế. | ||||||
Đây là cuộc đối thoại lần thứ 5 giữa các cơ quan quản lý Nhà nước Việt Nam với hơn 40 đại diện đến từ các quốc gia, các tổ chức tài chính, kinh tế quốc tế đang hoạt động tại Việt Nam. Đồng chủ trì cuộc đối thoại là Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền và Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam Rolf Bergman. Việt Nam đã cơ bản hoàn thành tiền đề pháp lý cho cuộc chiến chống tham nhũng Các ý kiến từ đại diện các quốc gia, tổ chức quốc tế đều thống nhất đánh giá, cho đến nay, công cuộc phòng chống tham nhũng tại Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực cả trong nhận thức và hành động, đã đạt được một bước tiến quan trọng trong cuộc chiến lâu dài và đầy cam go như đối với bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Đó là sự cơ bản hoàn thiện các thể chế, khung pháp lý là tiền đề cho phòng, chống tham nhũng. “Sau Luật phòng chống tham nhũng, một kết quả quan trọng là việc Chính phủ Việt Nam đã ban hành Chiến lược quốc gia về phòng chống tham nhũng đến năm 2020 cũng như Kế hoạch triển khai thực hiện chiến lược với những bước đi hết sức cụ thể, thể hiện quyết tâm cao”, Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam Rolf Bergman đánh giá. Các đại diện từ Anh, Hoa Kỳ, Đan Mạch, Canada,… cũng cho rằng, sau khi có Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 12/5/2009 của Chính phủ, khung pháp lý về phòng chống tham nhũng không còn là thách thức lớn ở Việt Nam. Trong khi đó, đại diện Ngân hàng Thế giới (WB) cho rằng, với những nội dung và kế hoạch hành động cụ thể, Chính phủ Việt Nam sẽ tạo sự đồng thuận lớn và huy động được tốt hơn các lực lượng trong xã hội trong công cuộc phòng chống tham nhũng. “Đến lúc này đã rõ hơn quan điểm, cuộc chiến đấu tranh với tham nhũng không chỉ còn là riêng trách nhiệm của Chính phủ, Chính phủ ngày càng không đơn độc”, đại diện WB nói.
Bên cạnh đó, nhiều đại biểu cũng thẳng thắn nhìn nhận, vấn đề quan trọng hiện nay trong công cuộc phòng, chống tham nhũng của Việt Nam là việc đưa các kế hoạch, chính sách vào triển khai hiệu quả. Hai yếu tố được các ý kiến đặc biệt nhấn mạnh là việc triển khai quyết liệt và minh bạch lộ trình cải cách hành chính và huy động tối đa vai trò tham gia, giám sát của cộng đồng, xã hội dân sự đối với các lĩnh vực đầu tư, chi tiêu công. Phó Tổng thanh tra Chính phủ Trần Đức Lượng tán thành quan điểm này của các đối tác phát triển nước ngoài. Theo ông Lượng, tính minh bạch và vai trò của xã hội dân sự là 2 nội dung cơ bản mà Việt Nam nhấn mạnh trong chủ trương tham gia Công ước của Liên Hợp Quốc về chống tham nhũng tới đây. Phòng tích cực, chống quyết liệt tham nhũng trong lĩnh vực xây dựng cơ bản Cuộc đối thoại còn có nội dung chuyên đề về phòng chống tham nhũng trong đầu tư xây dựng. Với số lượng các dự án và ngân sách lớn là một trong lĩnh vực được coi đây là “nhạy cảm”, dễ xảy ra tham nhũng hơn. Các ý kiến đều chỉ ra rằng, trong giai đoạn kích cầu đầu tư, chống suy giảm kinh tế hiện nay, Chính phủ Việt Nam cần tập trung cao độ các biện pháp phòng, chống tham nhũng trong lĩnh vực đầu tư xây dựng. Tham nhũng giai đoạn này dẫn đến tình trạng các công trình chất lượng thấp và kém hiệu quả kinh tế và về lâu dài sẽ phản tác dụng kích cầu của Chính phủ.
Đáng chú ý, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho rằng, phòng chống tham nhũng trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cần phải thực hiện đồng bộ, đối với cả cơ quan công quyền và khu vực tư nhân, chặn trước đối tượng có khả năng hối lộ. Theo kết quả nghiên cứu Ban liêm chính của ADB về các công tác mua sắm của các dự án mới đây cho biết, với sự kiểm soát chặt theo hướng này nhìn chung công tác mua sắm tại các dự án ADB thời gian qua vẫn đảm bảo tính hợp lý, hiệu suất và tính bền vững của các gói thầu mua sắm dự án. Các đại biểu cũng tập trung đề cập đến các giải pháp nâng cao tính minh bạch trong thủ tục xây dựng, hướng tới việc cung cấp thông tin chính xác, tiếp cận được tới cộng đồng, các nhóm lợi ích có liên quan đến xây dựng công. Ông Trần Văn Sơn, Thứ trưởng Bộ Xây dựng cho biết, hiện Bộ này đang có những cải cách quan trọng, xây dựng một Nghị định sửa đổi rất lớn về xây dựng, trong đó phân định rõ trách nhiệm của 2 chủ thể rất quan trọng của dự án là chủ đầu tư và nhà thầu. Kết luận buổi đối thoại, Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền cho rằng, chủ trương riêng trong lĩnh vực đầu tư xây dựng hiện nay là "phòng tích cực, chống quyết liệt tham nhũng". Trong đó, yếu tố công khai, minh bạch được coi là mấu chốt trong xây dựng cơ chế, chính sách đầu tư hiện nay và nội dung dự luật sửa đổi nhiều luật liên quan đến thủ tục đầu tư xây dựng mà Chính phủ đang trình Quốc hội thể hiện rõ tinh thần này./. |
Giải thưởng Danh hiệu Chất lượng Vàng thủy sản Việt Nam 2009  (29/05/2009)
Vụ thử hạt nhân của CHDCND Triều Tiên và dư luận thế giới  (29/05/2009)
Hội nghị AEMM-17: Tăng cường quan hệ hợp tác ASEAN-EU  (29/05/2009)
Người dân Việt Nam thực sự có quyền tự do tín ngưỡng  (29/05/2009)
Vai trò của dự trữ quốc gia trong việc bảo đảm an sinh xã hội  (29/05/2009)
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên