Cử tri Hà Nội đồng tình với quyết định cảnh cáo ông Ngô Quang Kiệt - Tổng giám mục giáo phận Hà Nội
Ngày 23-9, đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội đã tiếp xúc với cử tri các quận Hai Bà Trưng và Hoàn Kiếm, chuẩn bị cho kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XII.
Tại buổi tiếp xúc, các cử tri đều đồng tình với Ủy ban nhân dân thành phố về quyết định cảnh cáo ông Ngô Quang Kiệt, Tổng giám mục giáo phận Hà Nội và một số giáo sỹ ở giáo xứ Thái Hà. Đây là một việc làm cần thiết, theo đúng pháp luật của Nhà nước. "Những hoạt động của ông Ngô Quang Kiệt cũng như các giáo sỹ ở nhà thờ Thái Hà vừa vi phạm pháp luật Việt Nam, vừa đi ngược với đạo lý hòa bình của đạo Thiên chúa giáo” - Ông Trịnh Bá Lương, cử tri phường Hàng Gai, quận Hoàn Kiếm nói.
Góp ý về cách thức tiếp xúc cử tri, ông Nguyễn Hồng Sơn, phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng cho rằng: Ngoài hình thức tiếp xúc tập trung ở hội trường, các đại biểu Quốc hội cần có những cuộc tiếp xúc không hẹn trước, trực tiếp tại nơi cử tri làm việc và sinh sống; đồng thời đại biểu Quốc hội cần tăng cường công tác giám sát, đặc biệt là giám sát những vấn đề mà người dân kiến nghị, thường tập trung vào việc thực hiện các dự án và vấn đề thu hồi đất... Trên cơ sở đó đốc thúc các cơ quan chức năng trả lời cho dân biết.
Liên quan đến giải quyết đơn thư khiếu nại, nhiều cử tri kiến nghị cần phải có hình thức kỷ luật đối với những người có trách nhiệm để tồn đọng đơn thư không giải quyết từ 10 năm trở lên và đề nghị phải có chế tài đối với những trường hợp đơn thư đã giải quyết theo đúng quy định của pháp luật, thấu lý đạt tình mà vẫn kiện cáo, gây mất trật tự an ninh.
Bà Ngô Thị Doãn Thanh, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội đề nghị Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các quận, huyện cần giải quyết dứt điểm những đơn thư khiếu nại, tố cáo thuộc trách nhiệm của mình; trước mắt, phải phân loại việc nào liên quan đến cán bộ cấp phường, việc nào liên quan đến cấp quận để xử lý theo đúng quy định của pháp luật. Chậm nhất đến ngày 30-10 phải báo cáo với đoàn đại biểu Quốc hội thành phố về việc giải quyết những khiếu nại, tố cáo của nhân dân.
Về đổi mới công tác tiếp xúc cử tri, bà Ngô Thị Doãn Thanh tiếp thu các ý kiến góp ý và sẽ lựa chọn phương pháp giám sát để theo dõi việc giải quyết các đơn thư khiếu nại và kiến nghị chính đáng của cử tri. “Đoàn đại biểu Quốc hội không chỉ dừng lại ở việc tiếp xúc cử tri tại trụ sở mà sẽ trực tiếp xuống khu dân cư để nghe được đầy đủ các ý kiến cụ thể”, bà Thanh khẳng định./.
Phát huy truyền thống hữu nghị Việt Nam - Lào  (24/09/2008)
Việt Nam dự Đại hội đồng WIPO lần thứ 45  (24/09/2008)
Khủng hoảng tài chính ảnh hưởng nỗ lực xóa đói nghèo  (24/09/2008)
Chia sẻ kinh nghiệm về xây dựng quan hệ lao động  (24/09/2008)
Bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 8 tháng đầu năm 2008  (24/09/2008)
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
- An ninh nguồn nước ở Thái Lan và hàm ý cho Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên