Chủ tịch nước dự phiên khai mạc Đại hội đồng Liên hợp quốc
10:07, ngày 24-09-2010
Sáng 23-9 theo giờ địa phương (đêm cùng ngày theo giờ Hà Nội), Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết cùng đoàn đại biểu Việt Nam đã dự phiên khai mạc kỳ họp thường niên Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 65 đã khai mạc trọng thể tại Trụ sở Liên hợp quốc ở thành phố Niu Oóc, Hoa Kỳ.
Phát biểu khai mạc khóa họp, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon kêu gọi tất cả các nước đoàn kết dưới mái nhà chung Liên hợp quốc để thực hiện các mục tiêu đã đề ra nhằm đảm bảo một tương lai tốt đẹp hơn cho tất cả các dân tộc trên thế giới.
Ông Ban Ki-moon đã nhấn mạnh việc cần thiết phải giữ vững quan điểm và nguyên tắc cơ bản nhằm chống lại những nguy cơ chia rẽ, đồng thời thúc đẩy việc hiện thực hóa những cam kết nhằm giải quyết những vấn đề cấp thiết hiện nay như xóa bỏ đói nghèo, giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, giải trừ vũ khí hạt nhân và nâng cao quyền của phụ nữ.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc khẳng định, chỉ có tổ chức Liên hợp quốc mới có thể tập hợp được lực lượng để giải quyết các vấn đề của thế giới hiện nay.
“Đây là lúc chúng ta cần phải xích lại gần nhau, củng cố sự tiến bộ, cùng nhau gánh vác và nhân rộng những thành quả đạt được. Nhân loại đang rất mong đợi những tiến bộ thực sự, và chỉ có tổ chức Liên hợp quốc mới có thể thực hiện được mục tiêu này. Liên hợp quốc vẫn là một thể chế quốc tế không thể thay thế trong thế kỷ 21,” ông nhấn mạnh.
Tổng Thư ký Ban Ki-moon mô tả thế giới hiện nay đang phải đương đầu với nhiều thách thức, như khủng hoảng lương thực và tài chính, tình trạng phân cực hóa chính trị. Cộng đồng quốc tế vẫn trông đợi ở tổ chức Liên hợp quốc là thể chế có thể giải quyết những thách thức đó. Ông cho rằng thế giới có thể giải quyết được những thách thức hiện nay nếu biết kỳ vọng, biết xích lại gần nhau và đoàn kết sức mạnh.
Hoan nghênh những kết quả của Hội nghị cấp cao của Liên hợp quốc kiểm điểm việc thực hiện các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ, trong đó nổi bật là đặt mục tiêu xóa bỏ đói nghèo, bệnh tật và dịch bệnh lây lan toàn cầu vào năm 2015, ông Ban Ki-moon cũng nêu ra những vấn đề quan trọng nhất mà cộng đồng quốc tế phải giải quyết, gồm biến đổi khí hậu, giải trừ vũ khí hạt nhân, đảm bảo bình đẳng giới.
Sau phần khai mạc của Tổng Thư ký Liên hợp quốc, trong phiên thảo luận chung sáng 23-9, các đai biểu dự Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 65 đã nghe các bài phát biểu của nhiều nhà lãnh đạo cấp cao, trong đó có Tổng thống Thụy Sĩ Dô-rit Lu-thơ (Doris Leuthart), Tổng thống Hoa Kỳ B.Ô-ba-ma, Tổng thống U-crai-na Vich-to Ia-nu-cô-vich, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo, Thủ tướng Ca-na-đa Xtee-phen Ha-pơ (Stephen Harper)./.
Phát biểu khai mạc khóa họp, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon kêu gọi tất cả các nước đoàn kết dưới mái nhà chung Liên hợp quốc để thực hiện các mục tiêu đã đề ra nhằm đảm bảo một tương lai tốt đẹp hơn cho tất cả các dân tộc trên thế giới.
Ông Ban Ki-moon đã nhấn mạnh việc cần thiết phải giữ vững quan điểm và nguyên tắc cơ bản nhằm chống lại những nguy cơ chia rẽ, đồng thời thúc đẩy việc hiện thực hóa những cam kết nhằm giải quyết những vấn đề cấp thiết hiện nay như xóa bỏ đói nghèo, giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, giải trừ vũ khí hạt nhân và nâng cao quyền của phụ nữ.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc khẳng định, chỉ có tổ chức Liên hợp quốc mới có thể tập hợp được lực lượng để giải quyết các vấn đề của thế giới hiện nay.
“Đây là lúc chúng ta cần phải xích lại gần nhau, củng cố sự tiến bộ, cùng nhau gánh vác và nhân rộng những thành quả đạt được. Nhân loại đang rất mong đợi những tiến bộ thực sự, và chỉ có tổ chức Liên hợp quốc mới có thể thực hiện được mục tiêu này. Liên hợp quốc vẫn là một thể chế quốc tế không thể thay thế trong thế kỷ 21,” ông nhấn mạnh.
Tổng Thư ký Ban Ki-moon mô tả thế giới hiện nay đang phải đương đầu với nhiều thách thức, như khủng hoảng lương thực và tài chính, tình trạng phân cực hóa chính trị. Cộng đồng quốc tế vẫn trông đợi ở tổ chức Liên hợp quốc là thể chế có thể giải quyết những thách thức đó. Ông cho rằng thế giới có thể giải quyết được những thách thức hiện nay nếu biết kỳ vọng, biết xích lại gần nhau và đoàn kết sức mạnh.
Hoan nghênh những kết quả của Hội nghị cấp cao của Liên hợp quốc kiểm điểm việc thực hiện các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ, trong đó nổi bật là đặt mục tiêu xóa bỏ đói nghèo, bệnh tật và dịch bệnh lây lan toàn cầu vào năm 2015, ông Ban Ki-moon cũng nêu ra những vấn đề quan trọng nhất mà cộng đồng quốc tế phải giải quyết, gồm biến đổi khí hậu, giải trừ vũ khí hạt nhân, đảm bảo bình đẳng giới.
Sau phần khai mạc của Tổng Thư ký Liên hợp quốc, trong phiên thảo luận chung sáng 23-9, các đai biểu dự Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 65 đã nghe các bài phát biểu của nhiều nhà lãnh đạo cấp cao, trong đó có Tổng thống Thụy Sĩ Dô-rit Lu-thơ (Doris Leuthart), Tổng thống Hoa Kỳ B.Ô-ba-ma, Tổng thống U-crai-na Vich-to Ia-nu-cô-vich, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo, Thủ tướng Ca-na-đa Xtee-phen Ha-pơ (Stephen Harper)./.
Ban Ðối ngoại Trung ương, tỉnh Hà Giang tổ chức Ðại hội thi đua yêu nước  (24/09/2010)
Bổ sung ủy viên Ban Chỉ đạo tái cơ cấu Vinashin  (23/09/2010)
Đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri: đôi điều cần cải tiến  (23/09/2010)
Ngày làm việc thứ hai và thứ ba của Đại hội đồng AIPA-31  (23/09/2010)
“Bắc Cực - khu vực để đối thoại”  (23/09/2010)
Đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri: đôi điều cần cải tiến  (23/09/2010)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên