Ngày làm việc thứ hai và thứ ba của Đại hội đồng AIPA-31
21:55, ngày 23-09-2010
Ngày 22-9, tại ngày làm việc thứ hai của Đại hội đồng AIPA-31, Ủy ban về các vấn đề chính trị, Ủy ban về các vấn đề kinh tế, Ủy ban về các vấn đề xã hội và Ủy ban về các vấn đề tổ chức đã đồng thời tiến hành các phiên họp. Ngày 23-9, Ủy ban Thông cáo chung đã họp để xem xét, thảo luận về dự thảo Thông cáo chung của Đại hội đồng AIPA-31.
Tại Ủy ban về các vấn đề chính trị, các đại biểu đã nghe đại diện của đoàn Việt Nam trình bày Báo cáo kết quả cuộc gặp giữa lãnh đạo AIPA và ASEAN tại Hội nghị cấp cao ASEAN 16; Báo cáo kết quả Hội nghị cấp cao ASEAN 16 tổ chức tại Hà Nội vào tháng 4/2010 và tập trung thảo luận 3 dự thảo Nghị quyết về thúc đẩy hợp tác giữa AIPA-ASEAN; tình hình an ninh khu vực và thế giới; tăng cường đoàn kết và thống nhất trong đa dạng ở ASEAN. Đây là các dự thảo Nghị quyết do đoàn Việt Nam đề xuất.
Các đại biểu đánh giá cao sự chuẩn bị các dự thảo Nghị quyết của đoàn Việt Nam, nhất trí về cơ bản với nội dung của các dự thảo nghị quyết. Đồng thời, các đại biểu cũng đóng góp những ý kiến cụ thể.
Về dự thảo Nghị quyết về thúc đẩy hợp tác giữa AIPA và ASEAN, các đại biểu đề xuất ngôn ngữ của dự thảo cần thể hiện quyết tâm mạnh mẽ hơn của AIPA trong việc thúc đẩy hợp tác với ASEAN, xây dựng thành công Cộng đồng ASEAN vào năm 2015.
Về dự thảo Nghị quyết về tình hình an ninh khu vực và thế giới, các đại biểu đã nhất trí bổ sung vào dự thảo nguyên tắc khuyến khích giải quyết những khác biệt giữa các quốc gia trong nội bộ ASEAN bao gồm cả những khác biệt về lãnh thổ thông qua các biện pháp hòa bình, đàm phán song phương hoặc đa phương và trên cơ sở luật pháp quốc tế.
Về dự thảo Nghị quyết về tăng cường đoàn kết và thống nhất trong đa dạng trong ASEAN, ủy ban đã thống nhất bổ sung nguyên tắc tôn trọng quyền của lao động nhập cư trên cơ sở tôn trọng luật pháp của quốc gia sở tại; khuyến khích cơ chế đối thoại song phương về một số vấn đề mà nghị sĩ các quốc gia ASEAN quan tâm khi cần thiết. Các dự thảo nghị quyết này đã được Ủy ban nhất trí và sẽ trình Đại hội đồng AIPA-31 thông qua tại phiên toàn thể lần thứ 2.
Tại Ủy ban về các vấn đề kinh tế, các đại biểu đã tập trung thảo luận và nhất trí trình Đại hội đồng 3 dự thảo nghị quyết gồm Dự thảo Nghị quyết về Hội nghị chuyên đề của AIPA về vai trò của nghị sĩ trong giai đoạn hậu khủng hoảng tài chính-kinh tế và phát triển bền vững; Dự thảo Nghị quyết phê chuẩn Báo cáo của Hội nghị nhóm tư vấn AIPA lần thứ 2 (AIPA Caucus II); và Dự thảo Nghị quyết về vấn đề thúc đẩy đối thoại với khu vực kinh tế tư nhân.
Đối với dự thảo Nghị quyết về Hội nghị chuyên đề của AIPA về vai trò của nghị sĩ trong giai đoạn hậu khủng hoảng tài chính-kinh tế và phát triển bền vững, các đại biểu đã đánh giá cao nỗ lực của Quốc hội Việt Nam trong việc tổ chức hội nghị và nhất trí nội dung nghị quyết để trình Đại hội đồng.
Đồng thời, trong quá trình thảo luận, các đại biểu cũng đã trao đổi nhằm tìm ra các nguyên nhân của cuộc khủng hoảng tài chính-kinh tế vừa qua, trong đó nhiều đại biểu nhấn mạnh cần xem nạn rửa tiền là một trong những nguyên nhân đó.
Về dự thảo Nghị quyết về vấn đề thúc đẩy đối thoại với khu vực kinh tế tư nhân, các đại biểu nhất trí với đánh giá cao tầm quan trọng của khu vực kinh tế tư nhân và khẳng định cần tiếp tục tăng cường đối thoại giữa chính phủ với khu vực kinh tế này để đảm bảo tính minh bạch và nhất quán của các chính sách.
Các đại biểu cũng đã nhất trí bổ sung vào nghị quyết việc thúc giục chính phủ các nước chú trọng đến việc thiết lập và áp dụng mô hình đối tác công-tư (PPP) để tăng cường mối quan hệ tương tác giữa chính phủ và khối kinh tế tư nhân không chỉ bằng đối thoại mà còn cả qua hành động.
Ủy ban cũng đã đánh giá cao và nhất trí với dự thảo Nghị quyết phê chuẩn Báo cáo của Hội nghị Hội đồng tư vấn AIPA lần thứ 2 (AIPA Caucus II) do đoàn Singapore đề xuất.
Tại Ủy ban về các vấn đề xã hội, các đại biểu tập trung thảo luận và nhất trí với nội dung các nghị quyết về: biến đổi khí hậu, quản lý thiên tai và phòng chống dịch bệnh; về phát triển nguồn nhân lực; về người khuyết tật; và về việc thông qua báo cáo của Hội nghị lần thứ 7 của Ủy ban điều tra thực trạng nhằm đấu tranh chống hiểm họa ma túy của AIPA (AIFOCOM). Các dự thảo nghị quyết đều do Việt Nam đề xuất.
Về vấn đề biến đổi khí hậu, quản lý thiên tai và phòng chống dịch bệnh, các đại biểu đã nhất trí nội dung nghị quyết và đồng thời khuyến nghị Chính phủ các nước ASEAN thiết lập một cơ chế chung để chia sẻ thông tin và nguồn lực để ngăn ngừa và kiểm soát dịch bệnh.
Về phát triển nguồn nhân lực, các đại biểu đều ủng hộ nội dung của nghị quyết và nhận định đây là vấn đề chung đối với các nước thành viên của ASEAN, cần được thúc đẩy để các nước có thể chủ động hơn trong việc ứng phó với sự biến đổi kinh tế.
Tuy nhiên, một số đại biểu tham dự phiên họp đề nghị cần sớm chuyển tải, triển khai các nội dung nghị quyết thành các hành động thực tế.
Về vấn đề người khuyết tật, các đại biểu nhất trí công nhận sự đóng góp có giá trị và đầy tiềm năng của người khuyết tật, đồng thời khuyến khích các nghị viện thành viên AIPA và chính phủ cần tăng cường hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm trong việc thúc đẩy và hoàn thiện chính sách và pháp luật liên quan đến người khuyết tật và các vấn đề liên quan.
Về dự thảo nghị quyết về kết quả của Hội nghị AIFOCOM-7, các đại biểu tham gia phiên họp đều thống nhất ủng hộ nội dung của Nghị quyết và nhất trí với mục tiêu xây dựng một cộng đồng ASEAN không có ma túy vào năm 2015.
Tại Ủy ban về các vấn đề tổ chức, Ủy ban đã dành nhiều thời gian cho việc bàn thảo về việc tăng cường năng lực của Ban thư ký AIPA; bổ sung một số vị trí trong Ban thư ký AIPA; đặc biệt là chức danh Giám đốc Thông tin, theo đề xất của Tổng thư ký AIPA.
Ý kiến của đại diện nghị viện các nước đều cho rằng việc bổ sung các vị trí của Ban thư ký AIPA là cần thiết, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, tránh tình trạng quá tải của Ban thư ký.
Ủy ban đã nhất trí với đề xuất của Tổng thư ký AIPA về việc bổ sung chức danh phụ trách về thông tin, truyền thông để quảng bá hình ảnh và hoạt động của AIPA với điều kiện không ảnh hưởng đến ngân sách của AIPA.
Bên cạnh đó, trong phiên họp sáng nay, Ủy ban cũng đã nhất trí với 7 nghị quyết khác để trình Đại hội đồng trong đó có việc công nhận tư cách quan sát viên của Ấn Độ và xác định Quốc hội Campuchia sẽ là chủ nhà của Đại hội đồng lần thứ 32 và kỳ Đại hội đồng này sẽ được tổ chức vào tháng 9-2011.
Tại Ủy ban về các vấn đề chính trị, các đại biểu đã nghe đại diện của đoàn Việt Nam trình bày Báo cáo kết quả cuộc gặp giữa lãnh đạo AIPA và ASEAN tại Hội nghị cấp cao ASEAN 16; Báo cáo kết quả Hội nghị cấp cao ASEAN 16 tổ chức tại Hà Nội vào tháng 4/2010 và tập trung thảo luận 3 dự thảo Nghị quyết về thúc đẩy hợp tác giữa AIPA-ASEAN; tình hình an ninh khu vực và thế giới; tăng cường đoàn kết và thống nhất trong đa dạng ở ASEAN. Đây là các dự thảo Nghị quyết do đoàn Việt Nam đề xuất.
Các đại biểu đánh giá cao sự chuẩn bị các dự thảo Nghị quyết của đoàn Việt Nam, nhất trí về cơ bản với nội dung của các dự thảo nghị quyết. Đồng thời, các đại biểu cũng đóng góp những ý kiến cụ thể.
Về dự thảo Nghị quyết về thúc đẩy hợp tác giữa AIPA và ASEAN, các đại biểu đề xuất ngôn ngữ của dự thảo cần thể hiện quyết tâm mạnh mẽ hơn của AIPA trong việc thúc đẩy hợp tác với ASEAN, xây dựng thành công Cộng đồng ASEAN vào năm 2015.
Về dự thảo Nghị quyết về tình hình an ninh khu vực và thế giới, các đại biểu đã nhất trí bổ sung vào dự thảo nguyên tắc khuyến khích giải quyết những khác biệt giữa các quốc gia trong nội bộ ASEAN bao gồm cả những khác biệt về lãnh thổ thông qua các biện pháp hòa bình, đàm phán song phương hoặc đa phương và trên cơ sở luật pháp quốc tế.
Về dự thảo Nghị quyết về tăng cường đoàn kết và thống nhất trong đa dạng trong ASEAN, ủy ban đã thống nhất bổ sung nguyên tắc tôn trọng quyền của lao động nhập cư trên cơ sở tôn trọng luật pháp của quốc gia sở tại; khuyến khích cơ chế đối thoại song phương về một số vấn đề mà nghị sĩ các quốc gia ASEAN quan tâm khi cần thiết. Các dự thảo nghị quyết này đã được Ủy ban nhất trí và sẽ trình Đại hội đồng AIPA-31 thông qua tại phiên toàn thể lần thứ 2.
Tại Ủy ban về các vấn đề kinh tế, các đại biểu đã tập trung thảo luận và nhất trí trình Đại hội đồng 3 dự thảo nghị quyết gồm Dự thảo Nghị quyết về Hội nghị chuyên đề của AIPA về vai trò của nghị sĩ trong giai đoạn hậu khủng hoảng tài chính-kinh tế và phát triển bền vững; Dự thảo Nghị quyết phê chuẩn Báo cáo của Hội nghị nhóm tư vấn AIPA lần thứ 2 (AIPA Caucus II); và Dự thảo Nghị quyết về vấn đề thúc đẩy đối thoại với khu vực kinh tế tư nhân.
Đối với dự thảo Nghị quyết về Hội nghị chuyên đề của AIPA về vai trò của nghị sĩ trong giai đoạn hậu khủng hoảng tài chính-kinh tế và phát triển bền vững, các đại biểu đã đánh giá cao nỗ lực của Quốc hội Việt Nam trong việc tổ chức hội nghị và nhất trí nội dung nghị quyết để trình Đại hội đồng.
Đồng thời, trong quá trình thảo luận, các đại biểu cũng đã trao đổi nhằm tìm ra các nguyên nhân của cuộc khủng hoảng tài chính-kinh tế vừa qua, trong đó nhiều đại biểu nhấn mạnh cần xem nạn rửa tiền là một trong những nguyên nhân đó.
Về dự thảo Nghị quyết về vấn đề thúc đẩy đối thoại với khu vực kinh tế tư nhân, các đại biểu nhất trí với đánh giá cao tầm quan trọng của khu vực kinh tế tư nhân và khẳng định cần tiếp tục tăng cường đối thoại giữa chính phủ với khu vực kinh tế này để đảm bảo tính minh bạch và nhất quán của các chính sách.
Các đại biểu cũng đã nhất trí bổ sung vào nghị quyết việc thúc giục chính phủ các nước chú trọng đến việc thiết lập và áp dụng mô hình đối tác công-tư (PPP) để tăng cường mối quan hệ tương tác giữa chính phủ và khối kinh tế tư nhân không chỉ bằng đối thoại mà còn cả qua hành động.
Ủy ban cũng đã đánh giá cao và nhất trí với dự thảo Nghị quyết phê chuẩn Báo cáo của Hội nghị Hội đồng tư vấn AIPA lần thứ 2 (AIPA Caucus II) do đoàn Singapore đề xuất.
Tại Ủy ban về các vấn đề xã hội, các đại biểu tập trung thảo luận và nhất trí với nội dung các nghị quyết về: biến đổi khí hậu, quản lý thiên tai và phòng chống dịch bệnh; về phát triển nguồn nhân lực; về người khuyết tật; và về việc thông qua báo cáo của Hội nghị lần thứ 7 của Ủy ban điều tra thực trạng nhằm đấu tranh chống hiểm họa ma túy của AIPA (AIFOCOM). Các dự thảo nghị quyết đều do Việt Nam đề xuất.
Về vấn đề biến đổi khí hậu, quản lý thiên tai và phòng chống dịch bệnh, các đại biểu đã nhất trí nội dung nghị quyết và đồng thời khuyến nghị Chính phủ các nước ASEAN thiết lập một cơ chế chung để chia sẻ thông tin và nguồn lực để ngăn ngừa và kiểm soát dịch bệnh.
Về phát triển nguồn nhân lực, các đại biểu đều ủng hộ nội dung của nghị quyết và nhận định đây là vấn đề chung đối với các nước thành viên của ASEAN, cần được thúc đẩy để các nước có thể chủ động hơn trong việc ứng phó với sự biến đổi kinh tế.
Tuy nhiên, một số đại biểu tham dự phiên họp đề nghị cần sớm chuyển tải, triển khai các nội dung nghị quyết thành các hành động thực tế.
Về vấn đề người khuyết tật, các đại biểu nhất trí công nhận sự đóng góp có giá trị và đầy tiềm năng của người khuyết tật, đồng thời khuyến khích các nghị viện thành viên AIPA và chính phủ cần tăng cường hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm trong việc thúc đẩy và hoàn thiện chính sách và pháp luật liên quan đến người khuyết tật và các vấn đề liên quan.
Về dự thảo nghị quyết về kết quả của Hội nghị AIFOCOM-7, các đại biểu tham gia phiên họp đều thống nhất ủng hộ nội dung của Nghị quyết và nhất trí với mục tiêu xây dựng một cộng đồng ASEAN không có ma túy vào năm 2015.
Tại Ủy ban về các vấn đề tổ chức, Ủy ban đã dành nhiều thời gian cho việc bàn thảo về việc tăng cường năng lực của Ban thư ký AIPA; bổ sung một số vị trí trong Ban thư ký AIPA; đặc biệt là chức danh Giám đốc Thông tin, theo đề xất của Tổng thư ký AIPA.
Ý kiến của đại diện nghị viện các nước đều cho rằng việc bổ sung các vị trí của Ban thư ký AIPA là cần thiết, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, tránh tình trạng quá tải của Ban thư ký.
Ủy ban đã nhất trí với đề xuất của Tổng thư ký AIPA về việc bổ sung chức danh phụ trách về thông tin, truyền thông để quảng bá hình ảnh và hoạt động của AIPA với điều kiện không ảnh hưởng đến ngân sách của AIPA.
Bên cạnh đó, trong phiên họp sáng nay, Ủy ban cũng đã nhất trí với 7 nghị quyết khác để trình Đại hội đồng trong đó có việc công nhận tư cách quan sát viên của Ấn Độ và xác định Quốc hội Campuchia sẽ là chủ nhà của Đại hội đồng lần thứ 32 và kỳ Đại hội đồng này sẽ được tổ chức vào tháng 9-2011.
*** Ngày 23-9, ngày làm việc thứ ba của Đại hội đồng AIPA lần thứ 31, Ủy ban Thông cáo chung đã họp để xem xét, thảo luận về dự thảo Thông cáo chung của Đại hội đồng AIPA-31.
Phiên họp diễn ra dưới sự chủ tọa của ông Ngô Quang Xuân, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Việt Nam. Tham dự phiên họp có đầy đủ đại diện của 9 nước thành viên AIPA và 1 nước quan sát viên đặc biệt.
Dự thảo Thông cáo chung đề cập toàn bộ diễn biến nội dung hoạt động của Đại hội đồng AIPA lần thứ 31, từ phiên khai mạc, phiên họp toàn thể lần thứ nhất, các cuộc họp của các Ủy ban đến các cuộc đối thoại với các bên quan sát viên, đồng thời ghi nhận địa điểm và thời gian sẽ tổ chức Đại hội đồng AIPA-32; công tác tổ chức Đại hội đồng AIPA-31 của nước chủ nhà Việt Nam.
Với tinh thần trách nhiệm cao, các thành viên tham dự phiên họp đã thảo luận chi tiết về các mục của dự thảo Thông cáo chung. Các ý kiến đã được nghiên cứu tiếp thu ngay tại phiên họp.
Dự thảo Thông cáo chung đã được Ủy ban nhất trí thông qua để trình Đại hội đồng xem xét, chấp thuận tại Phiên họp toàn thể lần thứ hai sẽ diễn ra vào sáng mai 24-9./.
Phiên họp diễn ra dưới sự chủ tọa của ông Ngô Quang Xuân, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Việt Nam. Tham dự phiên họp có đầy đủ đại diện của 9 nước thành viên AIPA và 1 nước quan sát viên đặc biệt.
Dự thảo Thông cáo chung đề cập toàn bộ diễn biến nội dung hoạt động của Đại hội đồng AIPA lần thứ 31, từ phiên khai mạc, phiên họp toàn thể lần thứ nhất, các cuộc họp của các Ủy ban đến các cuộc đối thoại với các bên quan sát viên, đồng thời ghi nhận địa điểm và thời gian sẽ tổ chức Đại hội đồng AIPA-32; công tác tổ chức Đại hội đồng AIPA-31 của nước chủ nhà Việt Nam.
Với tinh thần trách nhiệm cao, các thành viên tham dự phiên họp đã thảo luận chi tiết về các mục của dự thảo Thông cáo chung. Các ý kiến đã được nghiên cứu tiếp thu ngay tại phiên họp.
Dự thảo Thông cáo chung đã được Ủy ban nhất trí thông qua để trình Đại hội đồng xem xét, chấp thuận tại Phiên họp toàn thể lần thứ hai sẽ diễn ra vào sáng mai 24-9./.
“Bắc Cực - khu vực để đối thoại”  (23/09/2010)
Đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri: đôi điều cần cải tiến  (23/09/2010)
Khai mạc Đại hội đại biểu Ðảng bộ tỉnh Đồng Nai lần thứ IX  (23/09/2010)
Hội nghị cấp cao Liên hợp quốc thông qua 8 mục tiêu MDG  (23/09/2010)
“Thành phố Hồ Chí Minh hướng về 1000 năm Thăng Long Hà Nội”  (23/09/2010)
Đồng chí Nguyễn Tấn Quyên tái đắc cử Bí thư Thành ủy Cần Thơ  (23/09/2010)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên