Việt Nam khẳng định nỗ lực xây dựng một thế giới không có vũ khí hóa học
Từ ngày 7 đến 8-4, tại thành phố La Hay (Hà Lan), Tổ chức cấm vũ khí hóa học (OPCW) đã tổ chức khóa họp đặc biệt lần thứ 2 để kiểm điểm việc thực hiện Công ước cấm vũ khí hóa học trong 5 năm qua, kể từ khóa họp đặc biệt lần thứ nhất năm 2003. Tham dự hội nghị có đại diện của hơn 120 nước thành viên chính thức, một số nước quan sát viên, đại diện Tổng thư ký Liên hợp quốc, một số tổ chức quốc tế và tổ chức phi chính phủ...
Nội dung cơ bản của Công ước cấm vũ khí hóa học (CWC) quy định cấm các quốc gia thành viên phát triển, sản xuất, dự trữ, chuyển nhượng và sử dụng vũ khí hóa học. OPCW ra đời ngày 30-10-1998, hiện tại có 183 thành viên chính thức. Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên tham gia ký kết Hiệp ước CWC và trở thành thành viên chính thức của OPCW. Cùng với 40 quốc gia khác trong tổng số 183 thành viên của OPCW, Việt Nam được đánh giá là quốc gia thực hiện đầy đủ nhất các nghĩa vụ theo quy định của Công ước.
Các đại biểu đánh giá cao Công ước cấm vũ khí hóa học (CWC), coi đây là một công cụ đa phương về giải trừ quân bị. Số thành viên tham gia CWC đã tăng từ 151 nước lên 183 nước trong 5 năm qua; hơn 38% số kho vũ khí hóa học được công bố đã được phá hủy có kiểm chứng, tiến tới xóa bỏ toàn bộ các kho vũ khí hóa học đã được công bố. Bên cạnh đó, nhiều đại biểu đã kêu gọi tăng cường các biện pháp thực hiện ở mỗi quốc gia, đẩy mạnh hợp tác, hỗ trợ giữa OPCW và các tổ chức quốc tế với các thành viên để thực hiện hiệu quả Công ước, ngăn chặn hóa chất độc hại rơi vào tay các lực lượng gây chiến hoặc quân khủng bố, tiến tới xóa bỏ đúng thời hạn toàn bộ vũ khí hóa học đã được công bố, tức vào năm 2012, đồng thời kêu gọi tăng cường hợp tác sử dụng chất hóa học vì mục đích hòa bình và phát triển.
Đại sứ, đại diện thường trực của Việt Nam bên cạnh OPCW Hà Huy Thông, đã có bài phát biểu đánh giá cao vai trò của CWC và OPCW, cũng như những nỗ lực và sự hợp tác của các nước trong việc phổ biến và thực hiện Công ước. Đại sứ Hà Huy Thông khẳng định, Việt Nam đã và sẽ tiếp tục nỗ lực cùng các quốc gia khác thực hiện cam kết theo Công ước, nhằm xây dựng một thế giới không có vũ khí hóa học, vì hòa bình, an ninh và phát triển.
Kết thúc hội nghị, các đại biểu đã thông qua Báo cáo (gồm 148 điều) của khóa họp về thực hiện CWC trong 5 năm qua.
Đồng Văn xây dựng đội ngũ cán bộ của hệ thống chính trị ở cơ sở  (24/04/2008)
Có một cuộc chiến trong lòng nước Mỹ!  (23/04/2008)
Hơn 850 tỉ đồng cho công nghệ sinh học ngành thủy sản  (23/04/2008)
Năng lượng sẽ quyết định quyền lực trong trật tự thế giới mới  (23/04/2008)
Nhiên liệu hay lương thực?  (23/04/2008)
Nhiên liệu hay lương thực?  (23/04/2008)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên