Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Kạn
TCCS - Ngày 14-10-2023, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai có cuộc làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Kạn về kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh từ đầu nhiệm kỳ đến nay.
Cùng dự có Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến.
Tại buổi làm việc, Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai và đoàn công tác nghe báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh từ đầu nhiệm kỳ đến nay. Theo đó, Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Kạn đã ban hành 36 nghị quyết, 27 chỉ thị, 6 đề án, 23 chương trình, 178 kế hoạch, 227 kết luận… để lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ. Qua kiểm điểm, đánh giá và dự báo đến cuối nhiệm kỳ có 54/66 chỉ tiêu có khả năng đạt và vượt mục tiêu đề ra; còn 11 chỉ tiêu khó đạt và 1 chỉ tiêu khả năng không đạt.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Bắc Kạn đạt 5,02%/năm. Cơ cấu kinh tế dịch chuyển dần từ sản xuất nông nghiệp sang công nghiệp; xây dựng và dịch vụ - du lịch phát triển ổn định; nông, lâm nghiệp từng bước phát triển theo hướng hàng hóa. Toàn tỉnh có 1 huyện, 23 xã và 63 thôn, bản đạt nông thôn mới. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 28,85% (năm 2020) xuống còn 24,7% (năm 2022) theo chuẩn nghèo đa chiều mới. Tỷ lệ che phủ rừng đạt 73,35%, cao nhất cả nước.
Trong công tác xây dựng Đảng, từ đầu nhiệm kỳ đến nay Bắc Kạn đã kết nạp mới hơn 2.500 đảng viên, nâng tổng số đảng viên toàn tỉnh lên hơn 37.000, các tổ chức đảng ngày càng được củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động. Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, các cấp ủy đã tiến hành kiểm tra hơn 700 tổ chức đảng, hơn 3.600 đảng viên, xử lý kỷ luật một tổ chức đảng và 145 đảng viên vi phạm. Đặc biệt, Bắc Kạn đã có đến 96% thôn, bản có chi bộ độc lập, không còn thôn trắng đảng viên. Đời sống nhân dân được nâng lên, an ninh, trật tự được giữ vững.
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ, tỉnh Bắc Kạn còn gặp không ít khó khăn, như quy mô kinh tế còn hạn chế, sản xuất nông, lâm nghiệp còn manh mún, nhỏ lẻ, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, giải ngân vốn đầu tư nhất là với chương trình mục tiêu quốc gia còn chậm.
Tỉnh Bắc Kạn đề nghị Trung ương quan tâm nghiên cứu xây dựng, bổ sung quy định ưu tiên, đặc thù trong tuyển dụng cho đối tượng là đồng bào dân tộc thiểu số ít người tại các địa phương. Sửa đổi Quy chế cán bộ Đoàn theo hướng nâng tuổi cán bộ đoàn các cấp. Cho phép tỉnh Bắc Kạn cộng dồn kết quả tinh giản biên chế đã thực hiện vượt chỉ tiêu giai đoạn 2016 - 2021 vào kết quả thực hiện giai đoạn 2022 - 2026 theo Kết luận số 40-KL/TW, ngày 18-7-2022, của Bộ Chính trị để bảo đảm số lượng công chức, viên chức theo yêu cầu vị trí việc làm. Quan tâm bổ sung biên chế công chức cho tỉnh, nhất là biên chế giáo viên.
Tỉnh cũng đề nghị Trung ương quan tâm, chỉ đạo sớm ban hành các chính sách đặc thù cho vùng trung du và miền núi Bắc Bộ, đặc biệt là đối với tỉnh có tỷ lệ che phủ rừng cao để làm động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững. Cùng với đó, hỗ trợ các nguồn lực để hoàn thiện hạ tầng giao thông trong tỉnh và liên vùng; nghiên cứu, ban hành cơ chế, chính sách đặc thù để hỗ trợ, thu hút các nhà đầu tư đến với Bắc Kạn.
Tại buổi làm việc, đoàn công tác Trung ương đã có nhiều ý kiến đóng góp cho việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh. Trong đó, đề nghị Bắc Kạn tiếp tục phát huy tiềm năng thế mạnh về rừng, đất rừng, cần lưu ý nâng cao giá trị, chất lượng rừng; tiếp tục phát huy lợi thế du lịch để phát triển kinh tế địa phương.
Phát biểu tại buổi làm việc, Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai ghi nhận kết quả trên các mặt kinh tế - xã hội và xây dựng Đảng tỉnh Bắc Kạn đã đạt được trong thời gian qua.
Thường trực Ban Bí thư nhấn mạnh, Bắc Kạn có độ che phủ rừng cao nhất cả nước, đó là lợi thế rất lớn tỉnh cần phát huy, tỉnh cần thận trọng, không hy sinh tài nguyên thiên nhiên, hy sinh rừng để phát triển bằng mọi giá. Bắc Kạn phải giữ được rừng, coi đây là lợi thế đặc trưng lớn nhất làm động lực để phát triển kinh tế; thay đổi sinh kế để người dân nâng cao chất lượng cuộc sống. Tỉnh quan tâm đến đầu tư công, kết cấu hạ tầng giao thông hợp lý; tiếp tục làm tốt công tác tổ chức cán bộ, duy trì tỷ lệ cán bộ nữ hài hòa.
Để tăng tốc hơn nữa trong những năm tiếp theo, Bắc Kạn sẽ gặp nhiều thách thức lớn. Tỷ lệ hộ nghèo tuy giảm nhưng còn cao, số hộ nghèo còn lại rất khó khăn để thoát nghèo. Nguồn lực đầu tư cho giảm nghèo cần được tỉnh tính kỹ, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm. Phát triển du lịch là hướng đi phù hợp, nhưng tỉnh phải bảo vệ tốt danh thắng hồ Ba Bể. Nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục và đào tạo, coi đó là giải pháp lâu dài để nâng cao dân trí, giảm nghèo bền vững.
Thay mặt Ban Bí thư, đồng chí Trương Thị Mai chúc Đảng bộ tỉnh Bắc Kạn tiếp tục đoàn kết, nỗ lực vượt khó vươn lên, hoàn thành tốt các mục tiêu, nhiệm vụ nghị quyết nhiệm kỳ đã đề ra./.
Trung Duy (tổng hợp)
Quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Nghệ An đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045  (17/09/2023)
Đẩy mạnh sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí về học và làm theo lời Bác  (10/09/2023)
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước tiếp Chủ tịch Thượng viện Nhật Bản  (07/09/2023)
Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai chủ trì giao ban với một số hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ ở Trung ương  (02/08/2023)
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
- Tỉnh Quảng Nam tích cực chuẩn bị tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên