Quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Nghệ An đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
TCCS - Ngày 16-9-2023, tại tỉnh Nghệ An, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW, ngày 18-7-2023, của Bộ Chính trị khóa XIII về xây dựng và phát triển tỉnh Nghệ An đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Tham dự hội nghị có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh; các đồng chí Bí thư Trung ương Đảng: Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Lê Minh Hưng; các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng cùng lãnh đạo tỉnh Nghệ An và đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành trung ương và một số tỉnh, thành phố.
Hội nghị được tổ chức bằng hình thức trực tiếp tại tỉnh Nghệ An (điểm cầu trung tâm), kết hợp trực tuyến tới khoảng 30 điểm cầu cấp huyện, đảng ủy trực thuộc, 625 điểm cầu cấp xã, chi bộ trực thuộc đảng ủy trên địa bàn tỉnh.
Đây là hội nghị có ý nghĩa quan trọng, nhằm phổ biến, quán triệt những nội dung cơ bản của Nghị quyết số 39-NQ/TW đến các ban, bộ, ngành liên quan ở Trung ương, các địa phương vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ, đặc biệt là Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Nghệ An, tạo sự thống nhất cao về nhận thức và hành động trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân.
Tại hội nghị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh báo cáo những nội chủ yếu của Nghị quyết số 39-NQ/TW. Các đại biểu đại diện cho các bộ, ngành trung ương, một số tỉnh và các cơ quan, đơn vị, tổ chức, địa phương tại tỉnh Nghệ An phát biểu tham luận về các giải pháp nhằm thực hiện nghị quyết. Các ý kiến đều khẳng định, nghị quyết có ý nghĩa quan trọng, không chỉ đối với sự phát triển của tỉnh Nghệ An, mà còn đối với cả nước, nhất là các tỉnh, thành phố trong vùng Bắc Trung Bộ và và duyên hải Trung Bộ.
Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai nhấn mạnh, phát triển tỉnh Nghệ An cần đặt trong tổng thể phát triển của vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ cũng như của cả nước. Từ đó tạo ra sự cộng hưởng, tạo động lực mới cho phát triển tỉnh, đồng thời góp phần phát triển vùng trong giai đoạn mới. Các địa phương trong vùng cần tăng cường liên kết với tỉnh Nghệ An trong quá trình triển khai thực hiện nghị quyết, nhất là hai địa phương liền kề là tỉnh Thanh Hóa và tỉnh Hà Tĩnh.
Tỉnh Nghệ An cần tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, kiên trì định hướng phát triển nhanh và bền vững, dựa nhiều hơn vào sử dụng hiệu quả các nguồn lực và khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số. Tỉnh tập trung phát triển công nghiệp và nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, phát triển dịch vụ giá trị gia tăng cao để bắt nhịp được với xu hướng phát triển chung của cả nước, khu vực và thế giới; tận dụng được lợi thế người đi sau, nhất là trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ. Tỉnh phát triển mạnh, bền vững kinh tế biển trên nền tảng tăng trưởng xanh, bảo tồn đa dạng sinh học, hệ sinh thái biển; phát huy truyền thống lịch sử, bản sắc văn hóa biển.
Thường trực Ban Bí thư đề nghị, tỉnh tổ chức, sắp xếp lại không gian lãnh thổ các hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường; bảo đảm liên kết tổng thể giữa các ngành, lĩnh vực và tổ chức không gian các hoạt động kinh tế - xã hội liên huyện trên phạm vi toàn tỉnh; phát huy cao nhất các tiềm năng, lợi thế của từng ngành, lĩnh vực và khu vực phát triển, như mở rộng thành phố Vinh, mở rộng Khu kinh tế Đông Nam, tiếp tục đầu tư, xây dựng kết cấu hạ tầng chiến lược, như cảng biển, đường cao tốc, cảng hàng không, hình thành và phát triển 4 hành lang kinh tế.
Thường trực Ban Bí thư lưu ý, phát triển tỉnh Nghệ An vừa phải bảo đảm toàn diện, vừa phải bảo đảm có trọng tâm, trọng điểm. Theo đó, phát triển kinh tế phải gắn với phát triển văn hóa, xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái, đặc biệt là hệ sinh thái rừng, biển, đảo; phát huy truyền thống, văn hóa mang đậm bản sắc xứ Nghệ trở thành động lực, nguồn lực nội sinh cho phát triển; đầu tư phát triển nhanh và đột phá vùng phía Đông để thúc đẩy phát triển bền vững vùng phía Tây; tiếp tục đầu tư để phát triển thành phố Vinh trở thành trung tâm của vùng về kinh tế và văn hóa; gắn phát triển kinh tế với bảo đảm quốc phòng, an ninh; đặc biệt phải chú trọng công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, coi đây là nhiệm vụ quan trọng nhất, có ý nghĩa quyết định.
Để thực hiện có kết quả tốt nhất nghị quyết, biến nghị quyết thành hiện thực sinh động, Thường trực Ban Bí thư đề nghị phải nhận thức thật đầy đủ và sâu sắc hơn nữa vai trò, vị trí, tầm quan trọng của tỉnh Nghệ An; nhận thức thật đúng và giải quyết thật tốt mối quan hệ giữa phát triển tỉnh Nghệ An với phát triển vùng và phát triển chung của cả nước; nắm thật vững những quan điểm, tư tưởng chỉ đạo, những công việc phải làm, trên cơ sở đó có sự thống nhất cao về ý chí và hành động, quyết tâm của các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương, từ người dân đến cộng đồng doanh nghiệp trong thực hiện nghị quyết.
Thường trực Ban Bí thư yêu cầu, ngay sau hội nghị này, Đảng đoàn Quốc hội, Ban Cán sự đảng Chính phủ, các ban, bộ, ngành ở Trung ương cần khẩn trương ban hành chương trình hành động và triển khai thực hiện nghị quyết. Chương trình hành động phải bám sát các quan điểm, tư tưởng chỉ đạo và nội dung của nghị quyết, bảo đảm sát hợp với tình hình Nghệ An, của vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ. Các ban, bộ, ngành trung ương và tỉnh Nghệ An cần cụ thể hóa nghị quyết và chương trình hành động của Chính phủ bằng các cơ chế, chính sách, kế hoạch, đề án, dự án và nguồn lực cụ thể, có tính khả thi cao để triển khai thực hiện và thường xuyên có sự kiểm tra, đôn đốc. Ngoài sự nỗ lực của tỉnh, các bộ, ngành trung ương, các địa phương, nhất là các địa phương trong vùng, cần thực sự quan tâm hỗ trợ Nghệ An, coi đây là tình cảm, là trách nhiệm đối với quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu.
Thường trực Ban Bí thư giao Ban Kinh tế Trung ương làm đầu mối, phối hợp với các ban, bộ, ngành trung ương và Tỉnh ủy Nghệ An thường xuyên theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện nghị quyết; định kỳ sơ kết, tổng kết, báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Thông qua việc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát kịp thời chỉ ra những hạn chế, khó khăn, vướng mắc trong thực hiện nghị quyết để từ đó đề xuất các giải pháp giải quyết phù hợp nhằm thực hiện thành công nghị quyết./.
Trung Duy (tổng hợp)
Đẩy mạnh sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí về học và làm theo lời Bác  (10/09/2023)
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước tiếp Chủ tịch Thượng viện Nhật Bản  (07/09/2023)
Phát triển kinh tế đối ngoại của tỉnh Nghệ An hiện nay  (15/08/2023)
Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai chủ trì giao ban với một số hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ ở Trung ương  (02/08/2023)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển