Chính phủ triển khai Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW của Bộ Chính trị
TCCS - Ngày 5-2-2023, tại tỉnh Bình Định, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị triển khai Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 3-11-2022, của Bộ Chính trị, “Về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” và xúc tiến đầu tư vùng với chủ đề “Liên kết - Đột phá từ kinh tế biển - Phát triển nhanh và bền vững”.
Cùng dự hội nghị có đồng chí Trần Hồng Hà, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ; lãnh đạo 14 tỉnh, thành phố vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ; các bộ trưởng, thủ trưởng, lãnh đạo các ban, bộ, cơ quan Trung ương; các tổ chức quốc tế, đối tác phát triển…
Tại hội nghị, đồng chí Nguyễn Chí Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã công bố Nghị quyết số 168/NQ-CP, ngày 29-12-2022, của Chính phủ, “Ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 3-11-2022, của Bộ Chính trị, “Về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045””.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, Chương trình hành động của Chính phủ đã cụ thể hóa bằng những nhiệm vụ, giải pháp thiết thực gắn với kế hoạch tổ chức thực hiện theo lộ trình cụ thể nhằm đạt được các mục tiêu của Nghị quyết số 26-NQ/TW. Đây là căn cứ để các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ xây dựng chương trình, kế hoạch hành động theo chức năng, nhiệm vụ được giao và tổ chức triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả, phấn đấu đạt được cao nhất các mục tiêu đã đề ra.
Chương trình hành động của Chính phủ tập trung phát triển các ngành kinh tế biển theo quy hoạch vùng và quy hoạch từng địa phương giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; đẩy mạnh liên kết nội vùng, giữa vùng với các vùng khác trong nước; coi liên kết phát triển vùng là xu thế tất yếu, là động lực kết nối và dẫn dắt sự phát triển; nghiên cứu tổ chức không gian phát triển vùng theo các tiểu vùng: Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ, Nam Trung Bộ. Trong đó, tiểu vùng Trung Trung Bộ có vai trò động lực, có tác động lan tỏa, lôi kéo và thúc đẩy sự phát triển của toàn vùng; nâng cao hiệu quả hoạt động các khu kinh tế ven biển, khu công nghiệp, hệ thống đô thị ven biển, các hành lang kinh tế, các cực tăng trưởng, các trung tâm vùng và vùng động lực; phát triển khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số; cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh,… Đồng thời, Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện thí điểm các mô hình, cơ chế, chính sách đột phá nhằm thu hút và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển vùng và các tiểu vùng; bảo vệ môi trường, sử dụng hiệu quả và bền vững tài nguyên thiên nhiên, nhất là tài nguyên rừng và biển; chủ động phòng, chống thiên tai và thích ứng hiệu quả với biến đổi khí hậu.
Phát biểu tại hội nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, chúng ta đang xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, dựa vào nội lực là chính, là cơ bản, lâu dài, ngoại lực là quan trọng và đột phá. Vì vậy, vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ cần xem xét những tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh để tạo phát triển đột phá, như: 1- Người miền Trung chịu thương, chịu khó, chịu khổ, ham học, hiếu học, trí tuệ, luôn khát vọng vươn lên; 2- Các tỉnh, thành phố thuộc vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ đều có bờ biển dài, có nhiều sản vật quý, nhiều sản phẩm OCOP đặc sắc...; 3- Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ có truyền thống lịch sử, văn hóa, với nhiều di sản văn hóa phi vật thể, di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới được UNESCO công nhận; vùng đất giàu truyền thống, đa dạng bản sắc; truyền thống hào hùng, kiên cường, anh hùng trong đấu tranh, giải phóng dân tộc…
Tại Hội nghị, đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, các địa phương trong vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ đã phát biểu nêu rõ những tiềm năng, cơ hội phát triển, những khó khăn, vướng mắc; đồng thời, kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành tiếp tục có các cơ chế, chính sách để tận dụng tiềm năng, lợi thế, tạo đột phá, phát triển nhanh và bền vững, trong đó tập trung vào phát triển các kết cấu hạ tầng chiến lược, như hệ thống giao thông, các tuyến đường cao tốc, cảng biển, phát huy vai trò kinh tế biển, phát huy truyền thống văn hóa, lịch sử hào hùng…
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, thực tiễn rất phong phú và diễn ra rất nhanh, khó lường, khó dự đoán, do đó chúng ta phải bám sát thực tiễn, tôn trọng thực tiễn, xuất phát từ thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo, nắm chắc tình hình thực tiễn, từ đó có đối sách kịp thời, phù hợp, hiệu quả; phải có tư duy, phương pháp luận và cách tiếp cận để giải quyết vấn đề ách tắc, “nút thắt” về kết nối giao thông; giao thông đi đến đâu tạo ra không gian phát triển mới, khu đô thị, khu công nghiệp, khu dịch vụ, tạo sự sôi động, nâng cao giá trị gia tăng của đất đai,…
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, yêu cầu thì cao, nguồn lực có hạn, thời gian không có nhiều trong khi phải phát triển nhanh và bền vững trong thời gian ngắn, do đó phải ưu tiên, có trọng tâm, trọng điểm, làm việc nào dứt việc đó; phát huy tối đa tính tự lực, tự cường là chính, không trông chờ, ỷ lại; đi lên từ bàn tay, khối óc, khung trời, cửa biển, lấy nội lực là cơ bản, chiến lược, lâu dài, quyết định, đó là các yếu tố con người, thiên nhiên, truyền thống lịch sử, văn hóa; phát huy nội lực để đẩy mạnh 3 đột phá chiến lược với thứ tự ưu tiên. Đẩy mạnh đổi mới sáng tạo gắn với phát huy truyền thống lịch sử, văn hoá, ý chí quật cường của người miền Trung; huy động nguồn lực cho sự phát triển từ nguồn ngân sách Trung ương và địa phương, phải sử dụng hiệu quả; tránh việc phân bổ nguồn lực dàn trải, manh mún, chia nhỏ; vấn đề là chọn “chìa khoá” để đầu tư mở ra sự phát triển mới; kinh nghiệm là phát triển phải tập trung, chọn vấn đề đột phá; “đầu tư 1 đồng phải ra 10 đồng”, thí dụ chọn đột phá về giao thông để giải quyết vấn đề logistics, tăng cạnh tranh, tạo ra giá trị mới…
Đề cập đến các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, việc tổ chức thực hiện là quan trọng; các bộ, ngành và 14 địa phương trong vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ khẩn trương xây dựng chương trình, kế hoạch hành động để thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Nghị quyết số 26-NQ/TW, Chương trình hành động của Chính phủ; xác định có trọng tâm, trọng điểm, bố trí nguồn lực để làm, làm việc nào dứt việc đó, nỗ lực phải cao, quyết tâm phải lớn, “cân, đong, đo, đếm” được. Cần tập trung hoàn thiện thể chế, nhất là cơ chế điều phối vùng; làm tốt công tác quy hoạch vùng và chính sách liên kết vùng, quy hoạch đi trước một bước, sát thực tế, chỉ ra tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh, chỉ ra được mâu thuẫn thách thức, tồn tại, yếu kém, từ đó đề ra nhiệm vụ, giải pháp phù hợp; chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy phát triển kinh tế biển; tập trung đẩy mạnh chuyển đổi số, phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn…
Với tinh thần đoàn kết, đồng lòng của Đảng bộ, chính quyền, quân và dân trong vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ, cùng với sự đồng hành của các doanh nghiệp, các đối tác phát triển, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tin tưởng khu vực Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ sẽ phát triển nhanh, mạnh mẽ và bền vững, quyết tâm thực hiện thành công Nghị quyết số 26-NQ/TW./.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính kiểm tra tình hình triển khai các công trình, dự án trên địa bàn đồng bằng sông Cửu Long  (01/02/2023)
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Bước vào năm mới với năng lượng mới, khí thế mới  (28/01/2023)
Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra dự án xây dựng đường vành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nội  (28/01/2023)
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính kiểm tra dự án đường bộ cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ  (25/01/2023)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- Bảo đảm an ninh con người của chính quyền đô thị: Kinh nghiệm của một số quốc gia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
- Tầm quan trọng của việc phát triển năng lực tư duy phản biện cho đội ngũ cán bộ tham mưu tổ chức xây dựng Đảng hiện nay
- Phát huy vai trò trụ cột của đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước, đối ngoại nhân dân trong phối hợp xây dựng nền ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, thực hiện hiệu quả mục tiêu đối ngoại của đất nước
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển