Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Cần Thơ phải phát huy vai trò trung tâm, động lực phát triển của vùng đồng bằng sông Cửu Long
TCCS - Ngày 10-7-2022, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Cần Thơ về tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết số 59-NQ/TW, ngày 5-8-2020, của Bộ Chính trị, về xây dựng và phát triển thành phố Cần Thơ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết số 45/2022/QH15, ngày 11-1-2022, của Quốc hội, về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Cần Thơ; tình hình, kết quả phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh và công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị của thành phố trong thời gian qua và phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian tới.
Cùng dự buổi làm việc có Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành; các bộ trưởng, lãnh đạo một số bộ, ngành Trung ương và tập đoàn kinh tế nhà nước cùng dự.
Theo báo cáo của Thành ủy Cần Thơ, trong bối cảnh chịu tác động nghiêm trọng do đại dịch, GRDP năm 2021 giảm 2,79%. Tuy nhiên, sau khi kiểm soát được dịch bệnh, tăng trưởng GRDP của Cần Thơ phục hồi mạnh trong 6 tháng đầu năm 2022, đạt 8,04%, xếp 21/63 địa phương, cao hơn bình quân cả nước (6,42%). Sản xuất nông nghiệp nỗ lực vượt khó, chuyển dịch cơ cấu giống cây trồng đạt những kết quả tích cực, năng suất tăng, sản lượng đều vượt kế hoạch. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng 21,09%; khách du lịch đến thành phố tăng 55%...
Các lĩnh vực văn hóa, xã hội được chú trọng; khoa học và công nghệ có bước tiến bộ. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được quan tâm. Công tác quản lý đất đai, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu được tập trung chỉ đạo. An ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm. Công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế được chú trọng. Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị được tập trung triển khai thực hiện; năng lực lãnh đạo của cấp ủy đảng, điều hành của chính quyền các cấp được nâng lên…
Thành phố tích cực triển khai thực hiện Nghị quyết số 59-NQ/TW của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 45/2022/QH15 của Quốc hội và Nghị quyết số 98/NQ-CP của Chính phủ về xây dựng và phát triển thành phố Cần Thơ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, nhanh chóng cụ thể hóa các nghị quyết vào đời sống.
Để Cần Thơ đẩy mạnh và triển khai hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đã xác định trong các nghị quyết của Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ, thành phố Cần Thơ đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương xem xét, chỉ đạo và hỗ trợ một số nội dung, như: Chuyển đổi thêm diện tích đất phi nông nghiệp trong quy hoạch thành phố Cần Thơ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; các vấn đề liên quan chuỗi dự án điện - khí Lô B là dự án trọng điểm quốc gia về năng lượng; dự án nạo vét kết hợp thu hồi sản phầm luồng hàng hải Định An - Cần Thơ; dự án đầu tư, xây dựng tuyến đường kết nối Kiên Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp...
Phát biểu tại buổi làm việc, Thủ tướng Phạm Minh Chính ghi nhận, đánh giá cao, biểu dương Đảng bộ, chính quyền, quân và dân thành phố Cần Thơ đã đoàn kết, nỗ lực phấn đấu, đạt được những kết quả tích cực, góp phần quan trọng vào kết quả chung của vùng đồng bằng sông Cửu Long và cả nước.
Bên cạnh đó, Thủ tướng thẳng thắn chỉ rõ, mặc dù đạt được nhiều thành tựu quan trọng, song Cần Thơ vẫn còn những tồn tại, hạn chế, như: Phát triển kinh tế chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế; chưa thực sự là trung tâm động lực của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Giải ngân vốn đầu tư công còn chậm, chưa đạt yêu cầu. Việc triển khai một số dự án trọng điểm trên địa bàn Cần Thơ còn chậm, gặp khó khăn. Thu hút đầu tư của thành phố chưa có bước đột phá. Các chỉ số về cải cách hành chính, hiệu quả hành chính công, sự hài lòng của người dân còn khá thấp. Đời sống của một bộ phận người dân còn khó khăn, nhất là lao động tự do, công nhân và nông dân...
Về nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm 6 tháng cuối năm 2022 và thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu thực hiện quyết liệt Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm kịp thời, hiệu quả; đẩy mạnh giải ngân đầu tư công; thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia; đẩy nhanh tiến độ lập và trình thẩm định, phê duyệt Quy hoạch phát triển thành phố Cần Thơ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo đúng tinh thần Nghị quyết số 13-NQ/TW của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 78/NQ-CP, phù hợp quy hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long và cả nước; tiếp tục đổi mới mạnh mẽ mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế dựa trên ứng dụng khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo gắn với thực hiện đồng bộ 3 đột phá chiến lược, 6 nhiệm vụ trọng tâm theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng…
Theo Thủ tướng Chính phủ, thành phố Cần Thơ phải chú trọng phát triển văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường, bảo đảm hài hòa với phát triển kinh tế; triển khai tích cực, có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống người dân; triển khai Nghị quyết số 120/NQ-CP của Chính phủ và Chỉ thị số 10/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu. Thành phố thực hiện tốt các chính sách người có công, tạo việc làm, bảo đảm an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững.
Bên cạnh đó, Cần Thơ tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính; tiếp tục sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập; tăng cường phân cấp, phân quyền, cá thể hóa trách nhiệm đi đôi với kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực; không ngừng củng cố, tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh; kết hợp chặt chẽ giữa quốc phòng, an ninh với phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội...
Về những đề xuất, kiến nghị của thành phố Cần Thơ, trên cơ sở các ý kiến của lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương, Thủ tướng Chính phủ cơ bản nhất trí với các đề xuất của thành phố trên nguyên tắc là phải tháo gỡ, tìm hướng giải quyết đối với các kiến nghị của thành phố. Các bộ, ngành, địa phương liên quan và Cần Thơ tiếp tục phối hợp, phân tích với cách tiếp cận mới, tư duy mới để xử lý các vấn đề; bám sát các nghị quyết của Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ và thực tiễn./.
Trung Duy (tổng hợp)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Khắc phục bất cập, bịt kín “khoảng trống”, “kẽ hở” để không thể tham nhũng, tiêu cực  (30/06/2022)
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Cần nhận thức và hành động đúng đắn vì đại dương xanh, hòa bình và phát triển bền vững  (29/06/2022)
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Diễn đàn đầu tư Đà Nẵng năm 2022  (25/06/2022)
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước tiếp Đoàn đại biểu cấp cao Vương quốc Campuchia  (24/06/2022)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- Bảo đảm an ninh con người của chính quyền đô thị: Kinh nghiệm của một số quốc gia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
- Tầm quan trọng của việc phát triển năng lực tư duy phản biện cho đội ngũ cán bộ tham mưu tổ chức xây dựng Đảng hiện nay
- Phát huy vai trò trụ cột của đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước, đối ngoại nhân dân trong phối hợp xây dựng nền ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, thực hiện hiệu quả mục tiêu đối ngoại của đất nước
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển