Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Chủ động, linh hoạt và đẩy mạnh hơn nữa việc mở cửa thị trường du lịch quốc tế
TCCS - Ngày 26-3-2022, tại Quảng Nam, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ khai mạc Năm Du lịch quốc gia - Quảng Nam 2022, với chủ đề: “Quảng Nam - Điểm đến du lịch xanh”.
Lễ khai mạc Năm Du lịch quốc gia - Quảng Nam 2022 là sự kiện chính trị, văn hóa, xã hội mở đầu trong chuỗi các sự kiện Năm Du lịch quốc gia, nhằm quảng bá hình ảnh Việt Nam nói chung và Quảng Nam nói riêng, là dịp để giới thiệu các giá trị văn hóa lịch sử, tài nguyên, sản phẩm du lịch, thúc đẩy, phục hồi và phát triển kinh tế sau đại dịch COVID-19 đến khách du lịch trong nước và quốc tế.
Phát biểu tại Lễ khai mạc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định, du lịch không chỉ là một ngành kinh tế quan trọng mà còn thúc đẩy hợp tác phát triển, giao lưu văn hóa, hội nhập quốc tế, xây dựng tình hữu nghị và gìn giữ hoà bình.
Việt Nam có tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch vô cùng to lớn với thiên nhiên tươi đẹp, truyền thống lịch sử hào hùng, văn hóa phong phú, đa dạng, con người hiền hòa, thân thiện, cởi mở, mến khách, chính trị ổn định, an ninh, an toàn.
Những năm qua, cùng với sự phát triển chung của đất nước, du lịch Việt Nam đã phát triển vượt bậc, trở thành ngành kinh tế quan trọng của đất nước. Việt Nam trở thành điểm sáng trên bản đồ du lịch thế giới, được cộng đồng quốc tế công nhận với nhiều giải thưởng hàng đầu.
Trong hơn 2 năm qua, dù gặp muôn vàn khó khăn do dịch bệnh COVID-19, ngành du lịch và nhân dân vẫn không ngừng nỗ lực thích ứng bằng những cách làm sáng tạo như đẩy mạnh phát triển du lịch thông minh, ứng dụng du lịch thực tế ảo…
Du lịch và hàng không thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng là một trong những ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch. Tuy nhiên, đại dịch cũng là cơ hội để các doanh nghiệp tái cơ cấu nguồn nhân lực, sửa chữa, nâng cấp, làm mới các cơ sở đón khách, tăng thêm sức hấp dẫn và hiệu quả hơn.
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, cùng với Lễ khai mạc, chúng ta kỳ vọng chuỗi các sự kiện du lịch xuyên suốt cả năm sẽ là đòn bẩy quan trọng và cơ hội cho ngành du lịch tăng tốc, bứt phá, nhằm thực hiện mục tiêu thu hút khách du lịch trong và ngoài nước, qua đó góp phần quan trọng vào quá trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội nhanh, hiệu quả, bền vững kinh tế - xã hội của đất nước, quảng bá hình ảnh đất nước tươi đẹp và con người Việt Nam hiền hòa, mến khách đến với bạn bè quốc tế.
Thủ tướng yêu cầu tiếp tục thực hiện nhất quán chủ trương đẩy mạnh phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, gắn phát triển du lịch với bảo tồn, phát huy giá trị di sản và bản sắc văn hóa dân tộc. Phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, văn minh, chất lượng, hiệu quả. Đặc biệt, phát triển du lịch phải gắn kết chặt chẽ, hiệu quả với bảo tồn, phát huy giá trị di sản và bản sắc văn hóa dân tộc - một nhiệm vụ rất quan trọng đã được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ đạo và nhấn mạnh tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021.
Thủ tướng đề nghị tập trung xây dựng môi trường du lịch "xanh" đúng như chủ đề Năm Du lịch quốc gia 2022, đó là: Môi trường du lịch có sự thân thiện, an toàn giữa người dân và du khách; là sự cam kết của tất cả các bên liên quan, bao gồm Nhà nước, doanh nghiệp và người dân, khai thác du lịch nhưng không ảnh hưởng tiêu cực đến tài nguyên, môi trường và hệ sinh thái.
“Các cấp chính quyền, cộng đồng doanh nghiệp và mỗi người dân cùng chung tay, tạo dựng môi trường xanh cho sự phát triển bền vững của ngành du lịch bằng những hành động thật thiết thực, xuất phát từ những hành vi nhỏ nhất nhưng có trách nhiệm với cộng đồng và xã hội”, Thủ tướng chỉ rõ.
Thủ tướng Chính phủ cũng đề nghị tuân thủ các quy định, hướng dẫn về bảo đảm an toàn phòng, chống COVID-19; tăng cường thu hút đầu tư và đổi mới công nghệ, đẩy mạnh chuyển đổi số trong ngành du lịch; hình thành hệ sinh thái du lịch xanh, thông minh gắn kết các chủ thể từ khách du lịch, doanh nghiệp cung ứng dịch vụ và cơ quan quản lý nhà nước; đầu tư phát triển các mô hình, loại hình du lịch hướng tới sự bền vững về cả kinh tế, xã hội và môi trường sống; bảo đảm an ninh trật tự, an toàn cho du khách, cảnh quan môi trường, vệ sinh dịch tễ; bảo đảm việc ứng xử văn hóa, văn minh tại các khu, điểm du lịch.
Thủ tướng yêu cầu phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế, đẩy mạnh liên kết, hợp tác giữa các địa phương, các vùng miền, tạo thành chuỗi các điểm đến và phát huy sức mạnh sáng tạo của mỗi người dân trong vùng nhằm tạo nên sức mạnh tổng hợp cho phát triển du lịch và kinh tế nói chung. Xây dựng cơ chế, chính sách mang tính đột phá, đưa du lịch Việt Nam phát triển mạnh mẽ, cạnh tranh với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Chú trọng phát huy kinh nghiệm, lợi thế so sánh về các di sản văn hóa, thiên nhiên; hệ thống lễ hội, làng nghề; truyền thống lịch sử và giá trị sinh thái - nhân văn đặc trưng của từng vùng, từng địa phương... để hình thành các sản phẩm du lịch phong phú, độc đáo và đa dạng.
Thủ tướng Chính phủ cho rằng, cần chủ động, linh hoạt và đẩy mạnh hơn nữa việc mở cửa thị trường du lịch quốc tế gắn với việc thích ứng an toàn, linh hoạt trong bối cảnh bình thường mới, bảo đảm an toàn, khoa học, phù hợp với Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Thực hiện các chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch phát triển bền vững. Tăng cường thu hút đầu tư; khai thác hợp lý các tiềm năng, giữ gìn môi trường sinh thái; bảo đảm an ninh, an toàn du lịch. Chú trọng xây dựng văn hóa, văn minh du lịch, khuyến khích mỗi người dân và mỗi khách du lịch có trách nhiệm cùng chung tay xây dựng môi trường du lịch xanh, văn minh, thân thiện và bền vững. Phấn đấu để có thêm nhiều hơn nữa du khách đến du lịch, trải nghiệm, kinh doanh và làm ăn lâu dài ở Việt Nam.
Tại Lễ khai mạc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng và Bí thư tỉnh Quảng Nam Phan Việt Cường đã ký vào quả bóng xanh, khẳng định và gửi đi thông điệp phát triển du lịch xanh, bảo vệ môi trường, bảo vệ hành tinh xanh./.
Trung Duy (tổng hợp)
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm việc với Tỉnh ủy Bình Phước  (20/03/2022)
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Phấn đấu sớm đưa Bình Dương trở thành một trung tâm công nghiệp hiện đại và đô thị thông minh của cả nước  (20/03/2022)
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Việt Nam luôn đề cao và ủng hộ tăng cường đoàn kết, hợp tác quốc tế trong nỗ lực chung phòng, chống dịch bệnh  (15/03/2022)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì cuộc họp lãnh đạo chủ chốt  (10/03/2022)
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
- Tỉnh Quảng Nam tích cực chuẩn bị tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên