Một số kinh nghiệm bước đầu của Hà Nội trong phòng, chống dịch COVID-19
TCCS - Ngày 25-9-2021, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì giao ban Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19. Dự tại điểm cầu thành phố Hà Nội có các đồng chí: Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy; Nguyễn Văn Phong, Phó Bí thư Thành ủy; Chử Xuân Dũng, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố và lãnh đạo một số sở, ngành.
Báo cáo tại hội nghị về công tác phòng, chống dịch của thành phố Hà Nội, Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong cho biết, Hà Nội đã rút ra một số kinh nghiệm trong triển khai phòng, chống dịch COVID-19, đó là sự chỉ đạo thống nhất từ Thành ủy đến Ban Chỉ đạo, sở chỉ huy và đến các địa phương trên tinh thần thực hiện chủ trương chung nhưng có sự linh hoạt để phù hợp với từng địa phương. Huy động cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc, đặc biệt là sự ủng hộ, đồng lòng, tự giác của nhân dân. Thực tiễn qua triển khai nơi nào nhân dân cùng vào cuộc thì hiệu quả sẽ rất cao, kể cả khi giãn cách và khi nới lỏng thực hiện theo Chỉ thị số 15/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Theo Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong, từ đầu dịch đến nay, Hà Nội có hơn 4 nghìn ca mắc và đến nay chỉ còn hơn 500 ca đang điều trị ở bệnh viện, nhưng Hà Nội luôn chuẩn bị phương án cao hơn. Hiện thành phố đang chuẩn bị phương án có 40 nghìn ca F0 và đã chuẩn bị các điều kiện cách ly, thu dung, điều trị F0 thể nhẹ cũng như các bệnh viện phân tầng 2, 3 và các điều kiện về nhân lực, vật tư y tế, nguồn oxy, trang thiết bị máy móc, luôn sớm hơn một bước, cao hơn một bước so với diễn biến của tình hình dịch bệnh.
Việc xét nghiệm diện rộng, tầm soát y tế toàn dân và tiêm chủng thần tốc cũng đem lại hiệu quả cao, theo Thủ tướng Chính phủ đánh giá, giúp Hà Nội có thể chấm dứt được việc phải trải qua 4 lần giãn cách, ảnh hưởng lớn đến đời sống nhân dân, cũng như phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt, sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã hỗ trợ Hà Nội một lượng vắc xin lớn để thành phố bao phủ mũi 1 vắc xin trong thời gian vừa qua.
Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong cho biết, kinh nghiệm là phải chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện để khi có vắc xin thì phải tiêm ngay, an toàn nhất. Ngành y tế thực hiện nhiệm vụ của ngành trong dây chuyền tiêm, còn các lực lượng khác cùng tham gia hỗ trợ. Chính vì thế khi sắp xếp, tổ chức lại, Hà Nội có thể tiêm được 300 nghìn mũi/ngày, cộng với sự hỗ trợ của các tỉnh, thành, cơ quan trung ương, có ngày Hà Nội triển khai tiêm được trên 600 nghìn mũi. Cùng với đó, công tác vận động, tuyên truyền để nhân dân hiểu “vắc xin tốt nhất là vắc xin được tiêm sớm nhất” cũng rất quan trọng, nên việc tiêm chủng của Hà Nội được thực hiện thuận lợi thời gian qua nhờ nhận được sự hưởng ứng, đồng tình rất lớn của người dân; trong khoảng thời gian chỉ 7 ngày đã tiêm được trên 3,5 triệu mũi, có điểm tiêm hoạt động đến 2h sáng để bảo đảm tiêm hết cho người dân đã mời.
Việc phối hợp chặt chẽ với các cơ quan trung ương, nhất là các bệnh viện trung ương và 12 tỉnh, thành thời gian qua giúp Hà Nội huy động được tổng nguồn lực về y tế. Thay mặt lãnh đạo thành phố Hà Nội, Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong trân trọng cảm ơn các tỉnh, thành bạn, các cơ quan trung ương, Bộ Quốc phòng đã tạo điều kiện tối đa cho Hà Nội trong thời gian qua.
Cũng theo Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong, một kinh nghiệm nữa là phải ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin vào phòng, chống dịch. Thực tiễn thời gian qua, Hà Nội triển khai tốt việc khai báo y tế, qua tổng đài 1022, xây dựng được 2 phần mềm (một là phân loại điều trị F0, hai là phân loại theo dõi F1) đang được ứng dụng hiệu quả. Đây thực sự là bài học quan trọng trong phòng, chống dịch.
Ngoài ra, ngay từ năm 2020, khi có dịch, Hà Nội giữ quan điểm phong tỏa hẹp nhất có thể, nhưng phải xét nghiệm rộng và trả kết quả ngay với công thức 4-6 (4 tiếng lấy mẫu, 6 tiếng trả kết quả) thì mới có thể thu hẹp được vùng phong toả, ví dụ ở khu chung cư sau khi có kết quả sẽ chỉ triển khai phong toả theo tầng, chứ không phong toả toàn bộ khu chung cư... Lãnh đạo thành phố thống nhất không cầu toàn, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, lắng nghe để điều chỉnh cho phù hợp thực tiễn và điều đó không chỉ áp dụng trong thời gian giãn cách mà cả khi nới lỏng hay hết giãn cách hoàn toàn.
Phó Bí thư Thành ủy cũng cho biết, Hà Nội đang chuẩn bị cho kế hoạch phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, từng bước tiếp tục nới lỏng, căn cứ trên thực tiễn của thành phố, thích ứng linh hoạt, an toàn, kiểm soát hiệu quả đối với dịch COVID-19. Trên thực tế, dự thảo hướng dẫn của Bộ Y tế cũng được Hà Nội cập nhật và triển khai tới các quận, huyện và căn cứ vào tình hình thực tiễn của từng địa phương để bám sát 6 nguyên tắc mà Thủ tướng nêu ra để tiếp tục triển khai. Phó Bí thư Thành ủy đồng tình với dự thảo của Bộ Y tế và đề nghị chính thức đưa vào triển khai để có căn cứ pháp lý.
Thay mặt lãnh đạo thành phố Hà Nội, Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong nêu 2 kiến nghị với Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ:
Thứ nhất, tuy đã kiểm soát cơ bản tình hình dịch bệnh, nhưng Hà Nội xác định nguy cơ vẫn cao, đó là vẫn còn F0 cộng đồng, người về từ vùng dịch có ca nhiễm, tâm lý lơ là chủ quan sớm tự mãn với kết quả bước đầu đạt được trong phòng, chống dịch, vì thế đề nghị Chính phủ và Bộ Giao thông vận tải cân nhắc việc triển khai chuyến bay thương mại và vận tải hành khách bằng đường sắt đến Hà Nội.
Thứ hai, theo thời gian cuối tháng 10-2021 sẽ tiêm trả mũi 2, vì vậy Hà Nội đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các ngành quan tâm bố trí vắc xin để bảo đảm đủ tiêm trả mũi 2 cho người dân Hà Nội./.
Trung Duy (tổng hợp)
Thủ tướng Chính phủ: Nghiên cứu các giải pháp thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch COVID-19  (24/09/2021)
Hà Nội thông qua Nghị quyết quy định cơ chế hỗ trợ học phí cho trẻ em mầm non và học sinh phổ thông năm học 2021 - 2022 do ảnh hưởng của dịch COVID-19  (23/09/2021)
Thành phố Hà Nội: Thúc đẩy các hoạt động nâng cao hiệu quả công tác ngoại giao văn hóa  (23/09/2021)
Hà Nội áp dụng công nghệ thông tin trong dạy học trực tuyến  (22/09/2021)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- Bảo đảm an ninh con người của chính quyền đô thị: Kinh nghiệm của một số quốc gia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
- Tầm quan trọng của việc phát triển năng lực tư duy phản biện cho đội ngũ cán bộ tham mưu tổ chức xây dựng Đảng hiện nay
- Phát huy vai trò trụ cột của đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước, đối ngoại nhân dân trong phối hợp xây dựng nền ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, thực hiện hiệu quả mục tiêu đối ngoại của đất nước
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển