Kết thúc Diễn đàn Nghị viện khu vực châu Á - Thái Bình Dương
Tăng cường hợp tác khu vực để bảo đảm hòa bình và an ninh, vượt qua khủng hoảng kinh tế, đối phó với biến đổi khí hậu, khắc phục hậu quả của các thảm họa thiên nhiên và khuyến khích đối thoại thanh niên trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương... là những nội dung chính được các nghị sĩ thảo luận và đề xuất các giải pháp thực hiện tại Hội nghị thường niên lần thứ 18 của Diễn đàn Nghị viện khu vực châu Á - Thái Bình Dương (APPF 18) diễn ra tại Xin-ga-po từ ngày 18 đến 21-1.
Thông cáo chung của Hội nghị khẳng định, Hội nghị APPF 18 đã thành công trong mục tiêu tăng cường hợp tác khu vực thông qua đối thoại và hiểu biết lẫn nhau giữa các nước khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Hội nghị APPF lần thứ 19 sẽ được tổ chức tại Mông Cổ vào tháng 1-2011.
Hội nghị APPF đã thảo luận các chủ đề: chính trị và an ninh, kinh tế và thương mại, hợp tác khu vực, thông qua 14 nghị quyết về các vấn đề liên quan với những giải pháp phù hợp với bối cảnh phát triển của các nước. Vấn đề được quan tâm thảo luận sôi nổi tại kỳ họp này là cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, tác động tiêu cực của nó đối với các nền kinh tế khu vực. Các nghị sĩ cho rằng, các nước thành viên cùng nghị viện các nước cần hợp tác chặt chẽ để vượt qua khủng hoảng, đẩy mạnh thương mại, chống chủ nghĩa bảo hộ, đưa kinh tế bước vào giai đoạn phục hồi. Vấn đề biến đổi khí hậu, bảo vệ nguồn nước, phòng, chống thiên tai cũng là đề tài được quan tâm thảo luận. Các đại biểu cho rằng, châu Á - Thái Bình Dương là khu vực đang bị tác động mạnh mẽ bởi các thảm họa thiên tai, những hậu quả khôn lường của tình trạng biến đổi khí hậu. Một nghị quyết riêng về biến đổi khí hậu, do sáu nước bảo trợ (trong đó có Việt Nam), đã được thông qua tại Hội nghị. Sáng kiến của Việt Nam về việc "thiết lập một cơ chế hợp tác chung của khu vực châu Á - Thái Bình Dương bao gồm các tổ chức liên nghị viện khu vực như APPF, AIPA (Hội đồng liên nghị viện ASEAN) và các tổ chức liên chính phủ khu vực như APEC, ASEAN nhằm đối phó hữu hiệu với các nguy cơ của biến đổi khí hậu" đã được các nước thành viên hoan nghênh và đưa vào Nghị quyết.
* Ðoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam dự Hội nghị APPF 18, do Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng dẫn đầu, đã tích cực tham gia các hoạt động và có những đóng góp nhất định vào thành công của Hội nghị. Phó Chủ tịch Quốc hội Việt Nam đã phát biểu ý kiến tại Phiên họp toàn thể lần thứ nhất, kêu gọi các nước thành viên tăng cường hợp tác để cùng giải quyết các thách thức toàn cầu hiện nay. Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng đã có các cuộc tiếp xúc song phương, gặp gỡ và trao đổi ý kiến với Trưởng đoàn Quốc hội các nước: Trung Quốc, Cam-pu-chia, Lào, Nga, Ca-na-đa, Xin-ga-po.../.
Khai mạc Hội thảo khoa học quốc gia: “Các lý thuyết kinh tế chính trong bối cảnh phát triển của thế giới và những vấn đề rút ra cho Việt Nam”  (22/01/2010)
Festival Huế 2010 - tinh hoa văn hóa Việt  (21/01/2010)
Vốn trái phiếu Chính phủ năm 2010 là 56 nghìn tỉ đồng  (21/01/2010)
Tín nhiệm của Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma và Đảng Dân chủ Mỹ sụt giảm mạnh  (21/01/2010)
Dân số EU lần đầu tiên vượt 500 triệu người  (21/01/2010)
- Suy ngẫm những điều đặc biệt về cuộc đời, sự nghiệp của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- Phát triển du lịch cộng đồng, góp phần giữ vững thương hiệu “Nha Trang - điểm đến an toàn, văn minh, thân thiện”
- Chính sách, pháp luật của Việt Nam về bảo vệ chủ quyền biển, đảo và đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch về vấn đề biển, đảo
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp và sự vận dụng của Đảng đối với vấn đề bảo đảm an ninh lương thực ở Việt Nam hiện nay
- Công an nhân dân tu dưỡng, rèn luyện, quyết tâm thực hiện lời căn dặn “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên