Đại hội Hội Nhà văn Việt Nam lần thứ X
TCCS - Từ ngày 23-11-2020 đến ngày 25-11-2020, tại Hà Nội, Đại hội đại biểu Hội Nhà văn Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã diễn ra.
Đến dự Đại hội có đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo Hội Nhà văn Việt Nam qua các thời kỳ, cùng hơn 600 nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình, dịch giả, đại diện cho hơn 1.000 hội viên từ các liên chi hội, chi hội nhà văn các tỉnh, thành trong cả nước.
Đại hội có nhiệm vụ tổng kết công tác nhiệm kỳ 2015 - 2020, xây dựng chương trình công tác của Hội trong nhiệm kỳ 2020 - 2025 và bầu Ban Chấp hành mới.
Tổng kết nhiệm kỳ vừa qua, nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam khóa IX, cho biết, trong nhiệm kỳ 2015 - 2020, Hội có nhiều hoạt động góp phần đưa nền văn học Việt Nam tiếp tục phát triển, đạt được những thành quả nổi bật trên cả bốn phương diện: đẩy mạnh sáng tác, xây dựng đội ngũ, quảng bá tác phẩm, hội nhập quốc tế; đem đến một diện mạo văn học đa dạng, phong phú, khuyến khích nhiều cá tính sáng tạo, nhiều tìm tòi thể nghiệm cái mới…, từng bước đưa đời sống văn học trở nên năng động hơn, thích ứng với yêu cầu mới của đời sống.
Ban Chấp hành Hội đã thực hiện nhiều biện pháp động viên các nhà văn có những sáng tác bám sát đời sống, mạnh mẽ đi vào những vấn đề trung tâm của đất nước, không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả sáng tạo, đáp ứng yêu cầu xây dựng văn hóa, xây dựng con người; kế tục thành tựu, xu hướng phát triển 35 năm đổi mới, dòng chủ lưu của văn học nước ta hiện nay là đề cao lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, dân chủ, nhân văn và hội nhập tích cực.
Hội gắn kết các hội viên, đẩy mạnh phong trào sáng tác, tổ chức thành công các hoạt động đặc biệt như Ngày Thơ Việt Nam, Liên hoan thơ quốc tế… Hội tổ chức nhiều chuyến đi thực tế đến biên giới, hải đảo, 15 trại sáng tác với sự tham gia của hàng trăm cây bút ở nhiều độ tuổi khác nhau. Hoạt động văn học dịch trong 5 năm qua có nhiều khởi sắc, đặc biệt là có nhiều công trình dịch thuật văn học Hán - Nôm có chất lượng. Số lượng sách của các nhà văn Việt Nam được dịch và xuất bản ở nước ngoài cũng tăng lên rõ rệt. Nhiều tác giả nhận được giải thưởng văn học của Thụy Điển, Ý, Hàn Quốc… Hội Nhà văn Việt Nam cũng tiếp tục duy trì hợp tác với Hội Nhà văn Á - Phi - Mỹ Latinh và tích cực duy trì vị trí sáng lập giải thưởng Văn học Mekong.
Đánh giá về những hạn chế trong nhiệm kỳ qua, nhà thơ Hữu Thỉnh thẳng thắn thừa nhận, mặc dù có nhiều đổi mới về tư duy văn học, về đề tài, chủ đề và phương pháp sáng tác, nhưng cho đến nay, văn học vẫn chưa xây dựng được những hình tượng nghệ thuật thật tiêu biểu, có sức khái quát cao về hai cuộc chiến tranh vĩ đại, công cuộc đổi mới; còn ít tác phẩm đủ sức gây thành các hiện tượng văn học. Tình trạng trung bình, tản mạn còn khá phổ biến, tính chuyên nghiệp chưa cao. Việc tiếp thu các trào lưu nghệ thuật của nước ngoài được mở rộng nhưng chưa có sự chọn lọc, nghiền ngẫm sâu sắc. Trong lý luận phê bình văn học còn biểu hiện gò bó, máy móc khi vận dụng các quan điểm nghệ thuật của nước ngoài vào thực tiễn đời sống văn học trong nước. Số lượng thành viên Ban Chấp hành còn ít so với số lượng hội viên nên chưa nắm bắt được hết tâm tư, nguyện vọng, cũng như những khó khăn của hội viên, để kịp thời có những giải pháp hữu hiệu phát triển nền văn học nước nhà.
Phát biểu tại Đại hội, đồng chí Võ Văn Thưởng cho rằng, trong năm năm qua, Hội Nhà văn Việt Nam đã có nhiều thành tích đáng ghi nhận trong việc đẩy mạnh sáng tác, có thêm nhiều tác phẩm có giá trị, cơ bản bám sát thực tiễn của đất nước, đẩy mạnh quảng bá các tác phẩm và giao lưu hội nhập quốc tế.
Đồng chí Võ Văn Thưởng đề nghị, trong nhiệm kỳ tới, nhiệm vụ của Hội là phải tiếp tục góp phần đáng kể trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, chống sự suy thoái, biến chất về chính trị, tư tưởng và đạo đức; tổng kết văn học Việt Nam nửa thế kỷ sau ngày đất nước thống nhất; thông qua văn học thúc đẩy một đời sống dân chủ lành mạnh, tiếp tục bảo vệ những giá trị văn hóa truyền thống và tạo dựng những giá trị nhân văn mới cho xã hội; đồng thời tiếp tục xây dựng hình ảnh đất nước, con người Việt Nam thông qua những hình tượng, tác phẩm văn học có giá trị và chất lượng. Đồng thời, Hội cần chú trọng phát triển dòng văn học thiếu nhi đa dạng, phong phú, hiện đại, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc để cùng xã hội nuôi dưỡng, bồi đắp tâm hồn cho thế hệ tương lai của đất nước...
Với tinh thần trách nhiệm và dân chủ, Đại hội bầu Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khóa X, nhiệm kỳ 2020 - 2025 gồm 11 thành viên. Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều được bầu làm Chủ tịch Hội. Nhà thơ Trần Đăng Khoa và Nhà văn Nguyễn Bình Phương được bầu là Phó Chủ tịch Hội./.
Nguyễn Thùy Linh (tổng hợp)
Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025: Tiến tới xây dựng tỉnh Đồng Nai phát triển toàn diện  (16/10/2020)
Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Dương lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025: Phấn đấu trở thành trung tâm công nghiệp của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam  (14/10/2020)
Gặp mặt, tuyên dương điển hình “Dân vận khéo” toàn quốc nhân kỷ niệm 90 năm ngày truyền thống công tác dân vận của Đảng (15-10-1930 - 15-10-2020)  (12/10/2020)
Hội Nhạc sĩ Việt Nam tiếp tục đổi mới, sáng tạo để định hình một dòng âm nhạc tích cực và mang tính thẩm mỹ cao  (08/08/2020)
Tạp chí Cộng sản: Vẻ vang truyền thống 90 năm xây dựng và phát triển  (04/08/2020)
Tạp chí Cộng sản: Vẻ vang truyền thống 90 năm xây dựng và phát triển  (04/08/2020)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển