Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
TCCS - Ngày 11-10-2020, tại Hà Nội, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức Lễ kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Hội (14-10-1930 - 14-10-2020), đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh, Đại hội thi đua yêu nước lần thứ V giai đoạn 2020 - 2025 và tuyên dương chi hội trưởng nông dân tiêu biểu xuất sắc.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã gửi lẵng hoa chúc mừng. Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tới dự và phát biểu chỉ đạo.
Đến dự buổi lễ còn có lãnh đạo các bộ, ban, ngành và 412 đại biểu nông dân, hội nông dân xuất sắc trên cả nước. Đây là lần đầu tiên Hội Nông dân Việt Nam tổ chức lễ tuyên dương 90 chi hội trưởng nông dân tiêu biểu xuất sắc, được chọn ra từ 94.205 chi hội trưởng trong cả nước.
Phát biểu tại buổi lễ, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc biểu dương những thành tựu mà Hội Nông dân Việt Nam và giai cấp nông dân Việt Nam đã đạt được trong chặng đường lịch sử 90 năm qua (14-10-1930 - 14-10-2020), đồng thời khẳng định: “Những thành tựu quan trọng về nông nghiệp, nông thôn và nông dân đã góp phần giữ vững an ninh lương thực quốc gia, xây dựng nông thôn mới ngày càng văn minh, hiện đại, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, nâng cao vị thế và vị trí của Việt Nam trên trường quốc tế”. Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm an ninh, quốc phòng, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước.
Trong giai đoạn cách mạng mới, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các cấp Hội cần sát sao với nông dân, nắm vững tình hình phát triển nông nghiệp, nông thôn, lắng nghe tiếng nói, ý kiến của nông dân để kiến nghị với Đảng, với Nhà nước, các cấp ủy, chính quyền, góp phần tăng hiệu quả quản lý nhà nước đối với nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Các cấp Hội cần tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, các cấp Hội cần tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, thực hiện tốt hơn nữa công tác tuyên truyền, vận động, đoàn kết để nông dân thực sự trở thành lực lượng cách mạng, lực lượng kinh tế, chính trị, xã hội to lớn và mạnh mẽ của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Trong giai đoạn mới, cần huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực của giai cấp nông dân, làm cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn nước ta có bước phát triển nhanh, bền vững hơn nữa, phấn đấu thực hiện mục tiêu xây dựng một nền nông nghiệp thịnh vượng, nông dân giàu có, nông thôn văn minh, hiện đại.
Thứ hai, tăng cường đào tạo nghề, nâng cao trình độ mọi mặt cho nông dân Việt Nam để tiếp tục thực hiện chủ trương “trí thức hóa nông dân” của Hội. Tổ chức tốt các hoạt động tư vấn, dịch vụ, hỗ trợ nông dân, cung cấp kịp thời tri thức mới về khoa học - công nghệ và những cơ hội, thách thức mới của quá trình toàn cầu hóa, của biến đổi khí hậu, giúp nông dân có đủ thông tin, có điều kiện để phát triển kinh tế, làm giàu và xóa đói nghèo bền vững. Có như vậy, nông dân nước ta mới có đủ bản lĩnh chính trị và trình độ để xây dựng và làm chủ nông thôn mới.
Thứ ba, cần tập trung tuyên truyền, giáo dục làm cho mỗi cán bộ, hội viên và người nông dân trong toàn quốc nhận thức sâu sắc hơn nữa về vai trò chủ thể của giai cấp nông dân, về Đảng, về tổ chức Hội; phát huy lòng yêu nước, tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc, tương thân tương ái, khát vọng vươn lên làm giàu chính đáng, nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật. Người nông dân Việt Nam trong thời đại mới không chỉ là lực lượng mạnh về kinh tế, mà còn là lực lượng mạnh về chính trị, văn hóa, xã hội, thực sự là chỗ dựa tin cậy của Đảng, Nhà nước trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Thứ tư, cần phải xây dựng đội ngũ cán bộ Hội có bản lĩnh chính trị, phẩm chất, đạo đức tốt, có tư duy sáng tạo, nhiệt tình, tâm huyết với công tác Hội; có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng vận động nông dân, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, những bất cập trong mô hình tổ chức, cơ chế hoạt động và nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Hội Nông dân các cấp. Cần tổng kết và nhân rộng những mô hình tập hợp trong dân và các chi hội, tổ hội nghề nghiệp.
Thứ năm, Hội phát động phong trào thi đua “Người nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”, chú trọng và làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền, phát hiện, giới thiệu, nhân rộng điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt, cách làm hay, mô hình sáng tạo, hiệu quả từ phong trào thi đua ở cơ sở nhằm hình thành mẫu người nông dân thế hệ mới. Quan tâm biểu dương tập thể, cá nhân chi hội, tổ hội nông dân tiêu biểu, có nhiều đóng góp cho cộng đồng.
Nhân dịp này, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đề nghị các bộ, ngành, địa phương, các cấp chính quyền và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể nhân dân cần quán triệt sâu sắc, nâng cao nhận thức, trách nhiệm, tập trung các nguồn lực cho phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn, cải thiện tốt hơn nữa đời sống nông dân cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho các cấp Hội Nông dân hoạt động có hiệu quả.
Với niềm phấn khởi, tự hào, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tin tưởng và kỳ vọng, sau Lễ kỷ niệm 90 năm thành lập và Đại hội Thi đua yêu nước hôm nay, công tác Hội và phong trào nông dân sẽ có bước phát triển mới, mạnh mẽ, hiệu quả hơn nữa; phong trào thi đua yêu nước của Hội Nông dân Việt Nam tiếp tục là ngọn cờ đầu trong phong trào thi đua yêu nước của cả nước, tạo ra động lực mới nhằm góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi sự nghiệp phát triển nông nghiệp thịnh vượng, nông dân giàu có, nông thôn văn minh, hiện đại.
Theo báo cáo của Hội Nông dân Việt Nam, hằng năm, có trên 6,2 triệu hộ hội viên nông dân đăng ký phấn đấu đạt danh hiệu “Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi”, chiếm 41,3% so với tổng số hộ nông dân cả nước; có trên 2,2 triệu hộ có thu nhập từ 100 triệu đồng đến dưới 2 tỷ đồng/năm, tăng gấp 3 lần so với năm 2015, tạo việc làm tại chỗ cho hơn 11 triệu lao động.
Từ phong trào thi đua đã xuất hiện nhiều mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tiêu biểu như hộ gia đình ông Nguyễn Lợi Đức, tỉnh An Giang, với mô hình sản xuất lúa giống và nuôi bò sinh sản áp dụng theo hướng công nghệ cao thu nhập trên 15 tỷ đồng mỗi năm; hộ ông Nguyễn Hữu Trí, tỉnh Lâm Đồng, với mô hình trồng hoa ly trên giá thể quy mô 4ha, thu nhập 13,8 tỷ đồng/năm; ông Bùi Thanh Ninh, ở Bình Định, có 16 tàu đánh bắt hải sản xa bờ với tổng công suất 7.500CV, tạo việc làm cho 140 lao dộng, giúp đỡ 20 hộ nghèo, khó khăn về vốn, vận động ngư dân tham gia Tổ đoàn kết trên biển,…
Phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” đã góp phần thay đổi tư duy, cách nghĩ, cách làm của người nông dân. Vì vậy, thu nhập bình quân đầu người/năm ở nông thôn tăng nhanh hơn tốc độ tăng thu nhập của người dân đô thị, tăng 3,92 lần từ mức 9,15 triệu đồng/người năm 2008 lên mức 35,88 triệu đồng/người năm 2018. Tỷ lệ hộ nghèo nông thôn giảm nhanh (giảm bình quân khoảng 1,5%/năm, đến nay chỉ còn khoảng 4,5%).
Tại buổi lễ, đồng chí Thào Xuân Sùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam đã ôn lại lịch sử truyền thống 90 năm của tổ chức Hội Nông dân Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập gắn liền với lịch sử vẻ vang của giai cấp nông dân Việt Nam và Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh. Đồng chí Thào Xuân Sùng nhấn mạnh, trong thời gian tới, Hội Nông dân Việt Nam và giai cấp nông dân Việt Nam sẽ tiếp tục thực hiện tốt ba khâu đột phá và đẩy mạnh xây dựng chi hội nông dân nghề nghiệp, tổ hội nông dân nghề nghiệp, phát triển và nâng cao chất lượng hội viên, xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Hội Nông dân Việt Nam để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn và xây dựng Đảng, chính quyền thực sự trong sạch, vững mạnh, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Tại buổi lễ, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam vinh dự đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh - phần thưởng cao quý của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; 19 tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến vinh dự đón nhận Huân chương Lao động; 63 tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến vinh dự đón nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ và 351 tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến vinh dự đón nhận bằng khen của Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam./.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc gặp mặt các điển hình “Dân vận khéo” toàn quốc  (10/10/2020)
Đại hội thi đua yêu nước thành phố Hà Nội: Đoàn kết, sáng tạo, đổi mới, thi đua xây dựng Thủ đô văn hiến, văn minh, hiện đại  (04/10/2020)
Đại hội thi đua yêu nước Mặt trận Tổ quốc Việt Nam giai đoạn 2020 - 2025  (19/09/2020)
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc: Xem xét mở lại một số đường bay thương mại quốc tế  (12/09/2020)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam