Khơi dậy khát vọng phát triển, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và hình thành năng lực sản xuất quốc gia mới với tính tự chủ, khả năng thích ứng và chống chịu của nền kinh tế
TCCS - Ngày 28-8-2020, Tiểu ban Kinh tế - Xã hội của Đại hội Đảng XIII đã tổ chức phiên họp toàn thể lần thứ 6 dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Tiểu ban. Trước ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19, cuộc họp nhằm tiếp thu ý kiến của các thành viên Tiểu ban, các chuyên gia, nhà khoa học... để tiếp tục cập nhật, điều chỉnh, hoàn thiện các dự thảo văn kiện để phù hợp tình hình mới trình Đại hội XIII của Đảng.
Tiểu ban gồm 51 thành viên, đã có 6 phiên họp toàn thể kể từ phiên đầu tiên vào tháng 11-2018. Thường trực Tiểu ban cũng họp các phiên chuyên đề thường xuyên, nỗ lực dự thảo Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030, xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030; báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025. Các văn kiện này đã gửi xin ý kiến đại hội đảng các cấp.
Phát biểu khai mạc phiên họp, Thủ tướng cho biết, từ đầu năm 2020, đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng đến toàn cầu, các tổ chức quốc tế dự báo tình hình tiếp tục xấu hơn thời gian tới, cả về dịch bệnh và kinh tế. Các nước đang hành động quyết liệt để hỗ trợ người dân và vực dậy nền kinh tế với tổng các gói hỗ trợ khoảng 14.000 tỷ USD, đồng thời khiến thâm hụt ngân sách gia tăng, bình quân toàn cầu lên đến 14% GDP. Đối với nước ta, dịch bệnh khiến kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề. Quý II/2020, kinh tế chỉ tăng trưởng 0,36%, thấp nhất trong 30 năm qua. Tính chung nửa năm, kinh tế chỉ tăng trưởng 1,81%.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Chính phủ đang quyết liệt chỉ đạo thực hiện mục tiêu kép, trong đó, nhiệm vụ ưu tiên số một là bảo vệ sức khỏe người dân, đồng thời tiếp tục nỗ lực khôi phục, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Chính phủ đặt mục tiêu là năm nay cố gắng tăng trưởng dương. Dù tình hình chung gặp khó khăn, Thủ tướng cho biết, một số lĩnh vực vẫn tăng trưởng tốt, như thương mại đến nay xuất siêu trên 10 tỷ USD; sản xuất nông nghiệp được mùa, được giá và vẫn giữ mục tiêu xuất khẩu cả năm đạt 41 - 42 tỷ USD; kinh tế vĩ mô ổn định, tốc độ giải ngân đầu tư công rất đáng mừng.
Thủ tướng cho biết, theo kết quả cuộc điều tra xã hội học, tìm hiểu dư luận xã hội của Ban Tuyên giáo Trung ương, có đến 97% số người dân thể hiện sự tin tưởng đối với các biện pháp của Đảng, Nhà nước trong phòng, chống dịch COVID-19. Điều này cho thấy tình cảm dân tộc, “ý Đảng, lòng dân”, là nền tảng quan trọng để chúng ta vượt qua khó khăn. Vì thế, vấn đề khát vọng dân tộc, đổi mới sáng tạo với nền tảng văn hóa, con người Việt Nam cần được khẳng định trong các dự thảo văn kiện.
Trên tinh thần đó, Thủ tướng đề nghị cần làm rõ hơn kết quả nổi bật trong thực hiện mục tiêu kép, vừa quyết liệt phòng, chống dịch COVID-19, vừa phục hồi phát triển kinh tế - xã hội.
Thủ tướng nhấn mạnh mục tiêu không để đứt gãy nền kinh tế, không tăng trưởng âm; qua đó, khẳng định tính đúng đắn của các chủ trương, biện pháp quyết liệt phòng, chống dịch COVID-19 và phục hồi phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; đồng thời thể hiện nỗ lực của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp, nhân dân cả nước. Kết quả đạt được góp phần quan trọng củng cố niềm tin của doanh nghiệp, người dân vào sự lãnh đạo của Đảng.
Về bối cảnh thời gian đến, Thủ tướng đề nghị nghiên cứu, viết sâu sắc hơn về những vấn đề mới phát sinh, cả dịch bệnh và tình hình chính trị, xã hội, kinh tế toàn cầu biến động mạnh, lưu ý những thách thức về thiên tai, biến đổi khí hậu, trên cơ sở đó, đặt ra yêu cầu tăng cường sức chống chịu, đề kháng để sẵn sàng ứng phó. Thủ tướng đồng ý với các ý kiến của Tổ biên tập bổ sung nội hàm về chuyển đổi số và hình thành năng lực sản xuất quốc gia mới, chú ý phát triển doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp dân tộc.
Thủ tướng kết luận, Tiểu ban thống nhất với Tổ biên tập về bổ sung các nội hàm về phát triển, bồi dưỡng nhân tài, khát vọng phát triển, hình thành năng lực sản xuất quốc gia mới với tính tự chủ, khả năng thích ứng và chống chịu của nền kinh tế.
Thủ tướng yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính tính toán kỹ lại các chỉ tiêu về tài chính, ngân sách nhà nước, đầu tư công để vừa phục vụ công tác xây dựng văn kiện và dự thảo kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2021 - 2025 để trình Chính phủ, Quốc hội theo quy định. Tinh thần là phải tiếp tục đẩy mạnh đầu tư, kể cả đầu tư xã hội và đầu tư công./.
Thanh Hải (tổng hợp)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Lễ kỷ niệm 75 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam  (29/08/2020)
Ban Cán sự đảng Chính phủ góp ý dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh  (24/08/2020)
Văn phòng Chính phủ phải luôn “truyền và giữ lửa” tinh thần cải cách  (21/08/2020)
Tổ chức trọng thể Lễ truy điệu nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu  (15/08/2020)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam