Kỷ niệm 65 năm Trường học sinh miền Nam trên đất Bắc và 50 năm các thế hệ học sinh miền Nam thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh
TCCS - Ngày 8-12-2019, tại Hà Nội, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ dự Lễ kỷ niệm 65 năm Trường học sinh miền Nam trên đất Bắc và 50 năm các thế hệ học sinh miền Nam thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Tham dự buổi lễ có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình; Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải và các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, cùng hơn 3 nghìn đại biểu đại diện cho hơn 32 nghìn học sinh miền Nam.
Tháng 5-1949, Bác Hồ đã chỉ thị thành lập các trường thiếu sinh quân Việt Nam, đào tạo đội ngũ cán bộ cho cách mạng từ tuổi niên thiếu, nơi rất nhiều tướng lĩnh, cán bộ các ngành sau này đã trưởng thành. Các thế hệ thiếu sinh quân Việt Nam đã xây dựng nên truyền thống quý báu, tình cảm cách mạng sâu sắc, đóng góp vào các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, xây dựng đất nước. Từ thành công của mô hình giáo dục - đào tạo này, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra chủ trương đào tạo cán bộ cho cách mạng miền Nam, cho cả nước. Để nuôi dạy học sinh miền Nam, Đảng và Chính phủ đã cho lập các Trường học sinh miền Nam.
Trong 21 năm, từ năm 1954 đến năm 1975, Đảng, Chính phủ và Bác Hồ đã thành lập 28 Trường học sinh miền Nam ở các loại hình: mẫu giáo, cấp I, II, III và bổ túc văn hóa để đón con em cán bộ, chiến sĩ và đồng bào miền Nam ra Bắc nuôi dưỡng, học tập, với tổng số trên 32 nghìn người. Mặc dù miền Bắc ở thời điểm đó gặp nhiều khó khăn, nhưng Đảng, Chính phủ và nhân dân miền Bắc vẫn dành cho học sinh miền Nam những điều kiện tốt nhất về ăn, ở, học tập. Nhờ đó, các học sinh miền Nam đã trưởng thành và có nhiều đóng góp đối với sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
Tiếp nối truyền thống vẻ vang của các thế hệ học sinh miền Nam đi trước, học sinh miền Nam lớp sau đã không ngừng phấn đấu rèn luyện, được Đảng tin yêu, được nhân dân tín nhiệm. Nhiều học sinh miền Nam đã trở thành những cán bộ cao cấp của Ðảng, Nhà nước, các đoàn thể ở Trung ương và lãnh đạo chủ chốt ở địa phương…
Phát biểu tại Lễ kỷ niệm, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ xúc động được gặp lại các thày, cô, những cán bộ, các anh chị và bạn bè một thời quây quần, gắn bó bên nhau dưới mái trường học sinh miền Nam trên đất Bắc. Thủ tướng Chính phủ cho biết, nhờ sự yêu thương, chăm nom, nuôi dạy đặc biệt của Đảng, của Chính phủ, của nhân dân và sự phấn đấu rèn luyện không ngừng của bản thân, đội ngũ học sinh miền Nam phần đông đã có những bước trưởng thành vượt bậc, có những đóng góp hết sức xứng đáng cho sự nghiệp giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, thống nhất đất nước và xây dựng Tổ quốc.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cũng nhấn mạnh: "Chúng ta tự hào là lớp người đã góp phần thực hiện nghiêm túc, xuất sắc Di chúc thiêng liêng của Bác Hồ. Các thế hệ học sinh miền Nam dù ở bất cứ cương vị nào, dù ở nơi đâu luôn ghi nhớ công ơn của Đảng, của Bác Hồ, tri ân và khắc sâu trong lòng những tình cảm ân tình, sự hy sinh, nhường cơm, sẻ áo của nhân dân miền Bắc".
Trường học sinh miền Nam trên đất Bắc là một trong những mô hình giáo dục thành công của nền giáo dục và đào tạo cách mạng nước ta. Đó cũng là một trong những tinh hoa quý báu của nền giáo dục nước nhà. Thành công của mô hình Trường học sinh miền Nam trên đất Bắc cho chúng ta nhiều bài học về giáo dục, chăm lo, chuẩn bị nguồn lực con người, về đào tạo thế hệ cho mai sau, về việc thực hiện nguyên lý giáo dục toàn diện, học đi đôi với hành, nhà trường gắn liền với xã hội, từ tình thương yêu của người thày, cô xây dựng nên tình thày trò - nhân tố quyết định để dạy tốt, học tốt. Chúng ta không đòi hỏi ngành giáo dục hiện nay sao chép mô hình Trường học sinh miền Nam trên đất Bắc, nhưng những thành tựu, bài học ấy gợi mở cho chúng ta cách suy nghĩ để quyết tâm đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế./.
Trung Duy (tổng hợp)
Hội Cựu chiến binh Việt Nam luôn trung thành, đoàn kết, gương mẫu, đổi mới, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc  (04/12/2019)
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Bí thư Quân ủy Trung ương Nguyễn Phú Trọng chủ trì Hội nghị Tổng kết công tác quân sự, quốc phòng năm 2019  (02/12/2019)
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- Bảo đảm an ninh con người của chính quyền đô thị: Kinh nghiệm của một số quốc gia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển