Khai mạc Ðại hội đồng Liên nghị viện Hiệp hội các quốc gia Ðông - Nam Á lần thứ 31
Sáng nay, 21-9, Ðại hội đồng lần thứ 31 Liên nghị viện Hiệp hội các quốc gia Ðông-Nam Á (AIPA-31) khai mạc tại Khách sạn Melia, Hà Nội. Ðây là sự kiện đối ngoại quan trọng nhất của nhiệm kỳ quốc hội khóa XII và trong năm Quốc hội Việt Nam đảm nhiệm vai trò Chủ tịch AIPA-31. Năm nay, Việt Nam đồng thời giữ chức Chủ tịch ASEAN vì vậy, Ðại hội đồng này có ý nghĩa quan trọng trong việc khẳng định vị trí, vai trò của Việt Nam trong các cơ chế hợp tác khu vực.
Trong Thông điệp của mình, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng, với cương vị là Chủ tịch AIPA, nêu rõ, quốc hội Việt Nam nhận thức rất rõ việc đảm nhiệm vai trò Chủ tịch AIPA vừa là vinh dự to lớn, song cũng là trách nhiệm nặng nề, đặc biệt trong bối cảnh năm 2010 là năm bản lề để ASEAN hoạt động thật sự trên cơ sở pháp lý là Hiến chương ASEAN, đã và đang đẩy mạnh các nỗ lực hướng tới mục tiêu hình thành Cộng đồng ASEAN vào năm 2015. Cùng với ASEAN, AIPA là nhân tố quan trọng đang nỗ lực đóng góp tích cực cho tiến trình liên kết khu vực và quá trình hợp tác cùng phát triển của ASEAN. Sự hợp tác giữa AIPA và ASEAN ngày càng được tăng cường thông qua các cơ chế trao đổi thông tin, phối hợp hành động giữa hai tổ chức này ngày càng có kết quả, đóng góp vào hòa bình, ổn định, hợp tác phát triển của khu vực và thế giới. Ðể củng cố sự hợp tác, đoàn kết trong ASEAN theo hướng hài hòa giữa hợp tác an ninh - chính trị với hợp tác kinh tế - thương mại, tìm ra những giải pháp dưới góc độ của cơ quan lập pháp, để cùng với chính phủ các nước ASEAN thúc đẩy tiến trình hội nhập khu vực tiến tới mục tiêu xây dựng thành công Cộng đồng ASEAN, Quốc hội Việt Nam đã nhất trí chọn chủ đề của Ðại hội đồng AIPA-31 là: Ðoàn kết các dân tộc vì sự phát triển bền vững của Cộng đồng ASEAN.
Tại Ðại hội đồng lần này, với tư cách Chủ tịch AIPA, Quốc hội nước ta tham gia hai mảng hoạt động lớn; một là chủ trì, điều hành các phiên họp toàn thể, phiên họp Ủy ban và các phiên đối thoại với các quan sát viên; hai là tham gia các cuộc họp như các đoàn đại biểu khác. Tại Ðại hội đồng AIPA-31, các Ủy ban Chính trị, Ủy ban Kinh tế, Ủy ban Xã hội, Ủy ban Ðối ngoại, Ủy ban Tổ chức, Ủy ban Nữ nghị sĩ... có các phiên họp riêng với những chủ đề được các bên cùng quan tâm.
* Tối 20-9, tại Khách sạn Melia, Hà Nội, diễn ra phiên họp Ban Chấp hành Hội đồng Liên nghị viện Hiệp hội các quốc gia Ðông - Nam Á (AIPA). Ðồng chí Nguyễn Phú Trọng, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch AIPA, chủ trì. Tham dự phiên họp có Trưởng đoàn của Nghị viện các nước thành viên AIPA và nước quan sát viên đặc biệt.
Tại cuộc họp này, Chủ tịch AIPA Nguyễn Phú Trọng trình bày tóm tắt các Báo cáo: Hội nghị Chuyên đề AIPA về vai trò của Nữ nghị sĩ trong quá trình xây dựng pháp luật; Hội nghị Chuyên đề AIPA về hậu khủng hoảng kinh tế và phát triển bền vững; Cuộc họp giữa lãnh đạo AIPA và ASEAN; Hội nghị AIFOCOM-7; Nhóm tư vấn của AIPA lần 2; Hội nghị tham vấn những người đứng đầu các cơ quan lập pháp G20... BCH AIPA đã triển khai, thông qua nhiều công việc: Ðề cử, bổ nhiệm Phó Chủ tịch Ðại hội đồng AIPA-31; bổ nhiệm Tổng Thư ký AIPA.
Ban Chấp hành AIPA thảo luận và thông qua Chương trình Nghị sự của Ðại hội đồng AIPA-31. Theo đó, Phiên toàn thể có chủ đề: Ðoàn kết các dân tộc vì sự phát triển bền vững của Cộng đồng ASEAN. Các Ủy ban: Chính trị, Kinh tế, Xã hội, Tổ chức, Nữ nghị sĩ...sẽ có phiên họp riêng nhằm trao đổi, thảo luận những vấn đề trong khu vực và thế giới đang được quan tâm.
Tại phiên họp này, Ban Chấp hành AIPA đã thông qua Chương trình hoạt động của các đại biểu tại Ðại hội đồng lần này, và thảo luận thông qua một số vấn đề khác...
* Sáng 20-9, tại Hà Nội, trong khuôn khổ Ðại hội đồng AIPA-31, hội nghị Nữ nghị sĩ AIPA (WAIPA) diễn ra trước phiên khai mạc của Ðại hội đồng. Dự phiên họp có gần 30 Nữ nghị sĩ của chín đoàn nghị viện các nước thành viên AIPA và Ban Thư ký ASEAN.
Dưới sự chủ tọa của Phó Chủ tịch Quốc hội Việt Nam, Trưởng đoàn đại biểu của Quốc hội Việt Nam Tòng Thị Phóng, các Nữ nghị sĩ AIPA đã thảo luận về dự thảo các nghị quyết về tăng cường phúc lợi xã hội và sự phát triển đối với phụ nữ và trẻ em; vai trò của phụ nữ trong việc phục hồi nền kinh tế sau cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu; tăng cường tỷ lệ tham gia của phụ nữ trong chính trị và vai trò của Nữ nghị sĩ trong quá trình xây dựng pháp luật.
Chủ tọa phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng nhấn mạnh, để tăng cường số lượng phụ nữ tham gia vào chính trị cần sự đồng thuận của xã hội và nhiều điều kiện khác. Bà cho rằng, sau Ðại hội đồng lần này, AIPA nên có nhiều hoạt động mang tính chuyên đề hơn nhằm đưa ra các kiến nghị về các chính sách tạo điều kiện thuận lợi hơn cho phụ nữ./.
Xây dựng Đảng, xây dựng lực lượng công an nhân dân trong sạch, vững mạnh trong tình hình mới  (21/09/2010)
An Giang với mô hình "liên kết bốn nhà" trong bao tiêu lúa Nhật cho nông dân  (21/09/2010)
An Giang với mô hình "liên kết bốn nhà" trong bao tiêu lúa Nhật cho nông dân  (21/09/2010)
Việt Nam đạt thành tựu ấn tượng nhất về giảm nghèo  (21/09/2010)
Tiến triển mới trong quan hệ quân sự Nga – Mỹ  (21/09/2010)
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
- Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp: Nền tảng góp phần phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay