Chủ tịch Quốc hội Nhân dân An-giê-ri Áp-đê-la-dít Di-a-ri thăm hữu nghị chính thức nước ta
Nhận lời mời của Chủ tịch Quốc hội (QH) Nguyễn Phú Trọng, Ðoàn đại biểu QH Nhân dân An-giê-ri do Ngài Áp-đê-la-dít Di-a-ri, Chủ tịch QH, dẫn đầu đã đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm hữu nghị chính thức nước ta từ ngày 18 đến 23-1.
Cùng đi với Ngài A.Di-a-ri có: ông Mi-lút Co-phi, Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ (Ðảng Tập hợp dân chủ quốc gia - RND); ông Áp-đê-la-dít Ben-kết, Chủ tịch Nhóm nghị sĩ (Ðảng Phong trào xã hội vì hòa bình - MSP); bà Ha-li-ma Léc-han, đại biểu QH (Ðảng Mặt trận Giải phóng Dân tộc - FLN); ông Mét Bu-gu-e-to, đại biểu QH (Ðảng FLN); ông A-li Ben-sép-ga, đại biểu QH (Ðảng RND); ông Ta-ha Be-xbát,đại biểu QH (Ðảng Tập hợp vì văn hóa và dân chủ); ông Mô-ha-mét Gu-an-mi, Cố vấn đối ngoại của Chủ tịch QH và một số quan chức cấp cao An-giê-ri.
* Chủ tịch QH Nhân dân An-giê-ri A.Di-a-ri sinh ngày 28-8-1945 tại Công-xtăng-tin, Tiến sĩ Y khoa. Năm 1982, ông được bầu là Ðại biểu QH nhân dân An-giê-ri. Từ năm 1982 đến năm 1987, ông giữ cương vị Chủ tịch Ủy ban Giáo dục, Văn hóa và Các vấn đề xã hội của QH. Năm 1987, ông tiếp tục được bầu là Ðại biểu QH. Từ năm 1987 đến năm 1989, ông làm Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Thanh niên và Các vấn đề xã hội. Từ năm 1989 đến năm 1991, ông giữ cương vị Chủ tịch Ủy ban Sức khỏe, Lao động và Các vấn đề xã hội. Ông là thành viên Ðoàn nghị sĩ An-giê-ri tại Liên minh Nghị viện thế giới trong hai nhiệm kỳ (1982-1991); thành viên Ban Chấp hành Ðảng FLN trong hai nhiệm kỳ (1982-1991). Ông A.Di-a-ri giữ chức Bộ trưởng Lao động từ tháng 10-1991 đến tháng 8-1992; làm Bộ trưởng phụ trách Hợp tác khu vực và Cộng đồng tại nước ngoài từ tháng 12-1999 đến tháng 6-2002; làm Cố vấn của Tổng thống từ tháng 5-2003 đến 4-2005; giữ chức Bộ trưởng Thanh niên và Thể Thao từ tháng 4-2004 đến tháng 4-2005; làm Bộ trưởng phụ trách Quan hệ với Nghị viện từ tháng 5-2005; được bầu là Ðại biểu QH Nhân dân và là thành viên Ðoàn Chủ tịch Ðảng FLN từ tháng 5-2007./.
Mục lục Tạp chí Cộng sản số 807 (1-2009)  (19/01/2010)
Lý luận và thực tiễn ứng phó với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu - kinh nghiệm Trung Quốc, kinh nghiệm Việt Nam  (19/01/2010)
Suy nghĩ và thực tiễn của Trung Quốc về ứng phó với khủng hoảng tài chính toàn cầu  (19/01/2010)
Tổng thuật hội thảo  (19/01/2010)
THÔNG BÁO MỜI BÀ CON KIỀU BÀO DỰ BUỔI HỌP MẶT  (18/01/2010)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên