XÃ LUẬN

Bình tĩnh vượt qua bão táp 2009, tự tin bước tới thành công 2010

Khi năm 2009 khép lại cũng là thời khắc ghi dấu toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta đã bình tĩnh đi qua một năm đầy sóng gió, bão táp với vô vàn khó khăn - một cách tự tin, thận trọng và đạt được những thắng lợi quan trọng.

ĐƯA NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI X CỦA ĐẢNG VÀO CUỘC SỐNG

Phạm Gia Khiêm - Đối ngoại Việt Nam năm 2009: Vượt qua thách thức, vững bước vào năm 2010

Năm 2009 vừa đi qua với biết bao diễn biến phức tạp trên khắp hành tinh chúng ta, với những thách thức to lớn được cộng hưởng từ cơn bão khủng hoảng kinh tế - tài chính đến những điểm nóng về an ninh - chính trị cũ và mới, từ dịch bệnh với quy mô toàn cầu đến thảm họa thiên nhiên. Trong bối cảnh đó, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, các mũi tiến công trên mặt trận đối ngoại của chúng ta đã tích cực, chủ động, phối hợp nhịp nhàng, hiệu quả, góp phần đưa đất nước vượt qua năm 2009 đầy khó khăn và thử thách với những thành tựu đáng khích lệ.

HỘI THẢO KHOA HỌC - THỰC TIỄN

Lý luận và thực tiễn ứng phó với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu - kinh nghiệm Trung Quốc, kinh nghiệm Việt Nam

Từ ngày 12 đến 14-12-2009, tại thành phố Hạ Môn, tỉnh Phúc Kiến (Trung Quốc) đã diễn ra Hội thảo lý luận lần thứ 5 giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc với chủ đề “Lý luận và thực tiễn ứng phó với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu - Kinh nghiệm Trung Quốc, kinh nghiệm Việt Nam”.

Hội thảo này càng khẳng định, đây là cơ hội và phương thức hiệu quả để hai Đảng cùng nhau trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, học tập lẫn nhau, không ngừng hoàn thiện đường lối đổi mới của Việt Nam và đường lối cải cách, mở cửa của Trung Quốc, góp phần làm phong phú thêm kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lê-nin.

Tạp chí Cộng sản xin giới thiệu nội dung 2 bài phát biểu quan trọng của đồng chí Tô Huy Rứa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương, Trưởng đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam và của đồng chí Lưu Vân Sơn, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban Bí thư, Trưởng Ban Tuyên truyền Trung ương, Trưởng đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Tô Huy Rứa - Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam

Lưu Vân Sơn - Suy nghĩ và thực tiễn của Trung Quốc về ứng phó với khủng hoảng tài chính toàn cầu

Khu kinh tế mở Chu Lai - thực tiễn xây dựng, phát triển và những vấn đề đặt ra

Lời Bộ Biên tập: Ngày 18-12-2009, tại thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam đã diễn ra Hội thảo khoa học về chủ đề: “Khu kinh tế mở Chu Lai - Thực tiễn xây dựng, phát triển và những vấn đề đặt ra” dưới sự đồng chủ trì của Tạp chí Cộng sản, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tỉnh ủy Quảng Nam.

Tạp chí Cộng sản xin giới thiệu cùng bạn đọc Báo cáo Đề dẫn và Tổng thuật Hội thảo khoa học.

Tạ Ngọc Tấn - Báo cáo đề dẫn

Đỗ Minh Hạnh - Tổng thuật Hội thảo

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Nguyễn Sinh Cúc - Tổng quan kinh tế Việt Nam năm 2009 và triển vọng 2010

Vượt qua những khó khăn do khủng hoảng và suy thoái kinh tế toàn cầu, nền kinh tế nước ta năm 2009 vẫn duy trì được mức tăng trưởng hợp lý, lạm phát được kiềm chế, nông nghiệp được mùa. Tuy nhiên, hạn chế và bất cập vẫn còn nhiều, công nghiệp tăng chậm, đầu tư và xuất khẩu giảm, bội chi ngân sách cao… Dự báo năm 2010, kinh tế nước ta sẽ diễn biến theo chiều hướng thuận lợi hơn năm 2009, tốc độ tăng trưởng sẽ cao hơn.

Vương Quân Hoàng - Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi

Việt Nam đang đứng trước ngưỡng cửa thập niên thứ hai, thế kỷ XXI. Tuy vậy, mốc thời gian không quan trọng bằng những đổi thay chóng mặt của quá trình quốc tế hóa đời sống kinh tế, và những biến đổi sâu sắc nó sẽ mang lại. Quá trình ấy, ngay bây giờ, lại được phóng đại qua lăng kính của những biến động toàn cầu do khủng hoảng kinh tế - tài chính 2007 - 2009, điều có thể dẫn tới những biến đổi lớn về cấu trúc kinh tế nhân loại, cũng như diễn tiến địa - chính trị khắp nơi trên thế giới.

Nguyễn Ngọc Hồi - Một số vấn đề đặt ra đối với chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay

"Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới" được Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (khóa IX) đề ra và đã đi vào cuộc sống thực tiễn hơn 5 năm qua. Nội dung của Chiến lược đã phản ánh một cách tập trung những tư duy mới của Đảng ta về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong bối cảnh đất nước đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu, rộng. Đó là kết tinh trí tuệ sáng tạo của toàn Đảng qua nhiều kỳ Đại hội, đặc biệt là sự kế thừa và phát triển những tư duy mới về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc từ các Đại hội lần thứ VII, VIII và IX.

Bùi Anh Tuấn - Góp phần bàn về cải cách giáo dục đại học ở Việt Nam

Cải cách giáo dục đại học có ý nghĩa quan trọng, quyết định tới toàn bộ hệ thống giáo dục cũng như chiến lược phát triển quốc gia. Trong những năm qua, ngành giáo dục và đào tạo (GD và ĐT) Việt Nam đã có nhiều cải cách, đổi mới mang tính đột phá nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đại học nước nhà. Trong “hành trình này”, ngành GD và ĐT đã “không đơn thương độc mã” mà kéo được “cả xã hội” vào cuộc, thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà giáo dục và đầu tư quốc tế. Tuy nhiên, phát triển giáo dục đại học Việt Nam cần tiếp tục có những đổi mới, cải cách nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng nhu cầu xã hội, đẩy nhanh quá trình hội nhập quốc tế.

THỰC TIỄN - KINH NGHIỆM

Trần Văn Hằng - Nghệ An tập trung phát triển kinh tế - xã hội nâng cao đời sống các dân tộc ở miền Tây

Miền Tây Nghệ An có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa, quốc phòng, an ninh. Những năm gần đây, đời sống của đồng bào dân tộc được cải thiện đáng kể, nhưng vẫn còn không ít khó khăn. Vì vậy, đòi hỏi Đảng bộ và nhân dân Nghệ An tiếp tục tìm ra nhiều giải pháp hữu hiệu, tích cực phấn đấu, phát triển kinh tế - xã hội theo hướng bền vững, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.

Nguyễn Văn Tự - Khánh Hòa phát huy tiềm năng, lợi thế đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương

Liên tiếp những thành công qua các Festival biển, Vòng chung kết Hoa hậu Hoàn vũ thế giới, Hoa hậu thế giới người Việt,... thành phố Nha Trang nói riêng, tỉnh Khánh Hòa nói chung đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng du khách về một vùng đất hiền hòa, hiếu khách và năng động. Du lịch Khánh Hòa đã và đang từng bước đi lên theo đúng những định hướng sáng tạo từ Chương trình phát triển Du lịch của Tỉnh ủy khóa XIII.

Võ Trọng Việt - Bộ đội Biên phòng góp phần thực hiện chính sách an sinh xã hội ở vùng biên giới

Khu vực biên giới nước ta có vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Những năm qua, Đảng, Nhà nước và các địa phương đã có rất nhiều cố gắng trong phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh, cải thiện từng bước đời sống của nhân dân ở khu vực này, trong đó, Bộ đội Biên phòng đóng góp một phần không nhỏ.

Mai Văn Quyền - Liên kết "4 nhà" tạo "đường băng" để nông dân "cất cánh"

Phát triển nông nghiệp, nông thôn, xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nông dân là nhiệm vụ chiến lược của đất nước. Để làm tốt nhiệm vụ trên, một trong những giải pháp đó là thực hiện có hiệu quả mối liên kết giữa: Nhà nước, nhà nông, nhà kinh doanh và nhà khoa học. Thực tế có những liên kết đã đem lại hiệu quả cao nhưng cũng có những liên kết không được thành công. Vậy những vấn đề gì đang đặt ra trong vấn đề liên kết “4 nhà” nhằm tạo ra điều kiện tích cực cho việc giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn hiện nay?

THẾ GIỚI: VẤN ĐỀ - SỰ KIỆN

Phan Doãn Nam - Năm 2009: Mở đầu kỷ nguyên đa cực mới

Sự phát triển của tình hình thế giới trong năm qua cho thấy đang diễn ra một chuyển biến lớn trong quan hệ quốc tế. Nếu không phải là toàn thế giới thì giờ đây tất cả các chủ thể chủ yếu trong nền chính trị thế giới đều công nhận một thực tế mới là đã hình thành và đang tiếp tục hoàn thiện một trật tự thế giới đa cực.

Nguyễn Huy Quý - Sáu mươi năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Trung Quốc: Nhìn lại lịch sử, hướng tới tương lai

Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc đang mở ra những triển vọng với nhiều thời cơ thuận lợi, nhưng cũng đứng trước những khó khăn thử thách. Để thiết thực kỷ niệm 60 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Trung Quốc, chúng ta có thể nhìn lại quá khứ, suy ngẫm những bài học lịch sử để hướng tới tương lai.

Hà Mỹ Hương - Quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga qua 60 năm thăng trầm của lịch sử

Quan hệ hữu nghị Việt Nam và Liên bang Nga đã trải qua 60 năm phát triển kể từ khi hai nước chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao (30-01-1950 - 30-01-2010). Đây là mốc thời gian có ý nghĩa quan trọng để các nhà lãnh đạo và giới nghiên cứu hôm nay ghi nhận và suy ngẫm về những thành quả cũng như những hạn chế còn tồn tại trong quá trình hợp tác. Vậy chúng ta hãy cùng nhìn lại lịch sử 60 năm quan hệ Việt - Nga để thấy được những giá trị đã, đang và sẽ còn mãi với thời gian.

Nguyễn Thu Phương - ASEAN - “Từ tầm nhìn tới hành động”

ASEAN sau hơn 42 năm hình thành và phát triển đang ngày càng lớn mạnh, khẳng định vai trò trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Mặc dù đối mặt với hệ quả của cơn bão tài chính toàn cầu vừa qua, song ASEAN vẫn không ngừng thu hút, mở rộng hợp tác kinh tế - thương mại với nhiều đối tác quan trọng trên thế giới, từng bước khẳng định vị thế quốc tế của mình. Với cương vị Chủ tịch ASEAN 2010, Việt Nam đảm trách chèo lái con thuyền ASEAN tiếp tục hướng tới một Cộng đồng ASEAN (AC) bền chặt, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế, với việc đưa bản Hiến chương ASEAN thực sự đi vào cuộc sống.

QUA SÁCH BÁO NƯỚC NGOÀI

Trịnh Cường (tổng thuật) - Việt Nam - một cơ hội không nên bỏ lỡ

Một số nhà quan sát kinh tế dự báo Việt Nam sẽ gặp thảm họa tài chính, nhưng thực tế cho thấy họ đã sai. Dù bị tổn thương ít nhiều nhưng Việt Nam đã vượt qua được tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Không những vậy, Việt Nam còn đạt được nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, được thế giới đánh giá là một thành công lớn gây bất ngờ.

TÌM HIỂU KHÁI NIỆM

"Bẫy thu nhập trung bình"

"Bẫy thu nhập trung bình" là cách nói hình tượng để chỉ một tình trạng của nền kinh tế, mà sau khi đã cố gắng để đạt được mức thu nhập trung bình nhất định, nền kinh tế bị đình trệ, không những dừng lại ở mức thu nhập đó, mà toàn bộ những gì đã giúp nền kinh tế tạo ra được mức thu nhập trung bình trong quá trình trước đây lại trở thành cản trở lớn cho các bước phát triển tiếp theo. Một số tài liệu dùng hình ảnh "bẫy tăng trưởng" để chỉ cùng một trạng thái như vậy./.