Hội nghị mùa Xuân WB và IMF: Giá lương thực và tỷ lệ thất nghiệp cao có thể làm chệch hướng phục hồi kinh tế thế giới
Các nhà lãnh đạo tài chính thế giới tham dự Hội nghị mùa Xuân của Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) diễn ra tại Oa-sinh-tơn (Mỹ) đã cảnh báo rằng giá lương thực tăng cao, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, đặc biệt diễn biến khó lường của cuộc khủng hoảng nợ công tại các nước Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) cùng với cuộc khủng hoảng chính trị tại Trung Đông và Bắc Phi có thể là những yếu tố làm chệch hướng phục hồi kinh tế thế giới sau cuộc đại khủng hoảng vừa trải qua.
Phát biểu tại cuộc họp báo sau khi kết thúc Hội nghị, Chủ tịch WB Rô-bớt Dô-ê-lích (Robert Zoellick) cho rằng giá lương thực tăng cao là thách thức lớn nhất mà các nước đang phát triển phải đối mặt hiện nay. Ông Dô-ê-lích khẳng định: kinh tế toàn cầu đang lấy lại đà tăng trưởng, nhưng tỷ lệ thất nghiệp cao ở những nền kinh tế phát triển vẫn là một nhân tố bất ổn lớn đối với sự phục hồi của kinh tế thế giới.
Ông cho rằng cộng đồng thế giới cần đặt vấn đề an ninh lương thực lên hàng đầu vì tính biến động của lương thực gây bất lợi nhiều nhất cho những người nghèo và dễ bị tổn thương. Chủ tịch WB dẫn các số liệu từ báo cáo "Theo dõi Giá Lương thực" mới nhất WB cho biết giá cả toàn cầu tăng 10% có thể đẩy thêm 10 triệu người xuống dưới mức thu nhập bần cùng là 1,25 USD/ngày.
Ông Dô-ê-lích cũng cảnh báo rằng nếu giá dầu mỏ tăng mạnh trong thời gian dài, tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu có thể sẽ giảm lần lượt 0,3% và 1,2% trong các năm 2011 và 2012. Thậm chí, diễn biến chính trị ngày một xấu tại khu vực Trung Đông và Bắc Phi có thể hãm lại đà phục hồi kinh tế toàn cầu trong giai đoạn này. Ông Dô-ê-lích kêu gọi WB nhanh chóng hành động nhằm giúp cải cách khu vực Trung Đông đạt được những thỏa thuận mới ổn định xã hội.
Thông cáo nêu rõ các nước cần thực thi các hành động tin cậy nhằm nhanh chóng đối phó với các thách thức trong việc ổn định hệ thống tài chính, tình trạng nợ công, đảm bảo sự củng cố tài chính tại các nước phát triển đúng thời điểm, trong khi tiếp tục thực hiện các biện pháp nhằm tránh tình trạng tăng trưởng quá nóng ở các nền kinh tế đang nổi cũng như việc giải quyết những nguy cơ do giá lương thực tăng cao.
Trong khi đó, Giám đốc điều hành IMF Đô-mi-ních Xtrau-xơ - Can (Dominique Strauss - Kahn) cho rằng các nền kinh tế đang nổi vẫn đang phải đối mặt với nguy cơ tăng trưởng quá nóng. Theo ông Xtrau-xơ - Can, ngoài vấn đề về giá lương thực và nhiên liệu leo thang thì nguy cơ lạm phát đang là một nhân tố ảnh hưởng. Ông cho rằng nếu coi đây là vấn đề nghiêm trọng thì hơi quá song nó chính là mối quan ngại xuất phát từ thực tế hầu hết các nước đang nổi đều đạt mức tăng trưởng tiềm năng. Vì vậy, nguy cơ tăng trưởng quá nóng là một thực tế.
Đồng quan điểm trên với ông Xtrau-xơ - Can, Chủ tịch IMFC Tha-man San-mu-ga-rát-nam (Tharman Shanmugaratnam) mô tả nền kinh tế toàn cầu vẫn "mong manh", đồng thời cảnh báo nguy cơ lạm phát lan tràn tại các nền kinh tế đang phát triển đang gây ra mối đe dọa toàn cầu. Chủ tịch IMFC cho rằng việc một số nền kinh tế đang lâm vào tình trạng tăng trưởng quá nóng, kết hợp với tăng trưởng tín dụng mạnh và tình trạng xáo trộn nguồn cung nguyên vật liệu đã làm tăng các mối quan ngại đáng kể về lạm phát cũng như nguy cơ tăng lãi suất trên phạm vi toàn cầu, không riêng gì các nền kinh tế đang nổi.
Trong một diễn biến khác, các nhà hoạch định chính sách của WB cùng ngày đã kêu gọi cơ quan này tăng cường sự ủng hộ đối với các quốc gia Arập tiếp sau làn sóng nổi dậy lan khắp Trung Đông. Trong một tuyên bố, Ủy ban Phát triển hỗn hợp WB - IMF khẳng định: "Những sự kiện gần đây tại các vùng ở Trung Đông và Bắc Phi sẽ gây ra những tác động kinh tế - xã hội lâu dài và khác nhau ở mỗi nước. Chúng tôi kêu gọi WB tăng cường sự ủng hội đối với Trung Đông và Bắc Phi, hợp tác với các chính phủ và các tổ chức đa phương, khu vực và song phương hữu quan"./.
Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng làm việc tại Gia Lai:Giữ vững ổn định và phát triển từ cơ sở  (16/04/2011)
Liên hiệp quốc thành lập Ủy ban quản lý Quỹ Khí hậu Xanh nhằm hỗ trợ các nước đang phát triển  (16/04/2011)
Trao quà của Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng cho đồng bào Khmer ở Đồng Nai nhân dịp Tết Chôl Chnam Thmây  (16/04/2011)
Phi-líp-pin đối mặt với nguy cơ núi lửa phun trào  (16/04/2011)
Ngư ông đắc lợi  (16/04/2011)
- Phát huy hệ giá trị con người Việt Nam, hoàn thiện chuẩn mực đội ngũ cán bộ ngành ngoại giao trong thời kỳ mới
- Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Sự phát triển nhận thức của Đảng ta về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực qua gần 40 năm đổi mới
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay