*** Hồ sơ

Thực phẩm chức năng

Vài thập kỷ qua, thực phẩm chức năng đã đóng một vai trò quan trọng trong các thành phần dinh dưỡng, giúp con người hiểu thêm được bí mật về thức ăn và từng bước kiểm soát được các chứng bệnh nan y. Nhân loại ngày càng coi trọng vai trò của thực phẩm chức năng.

*** Vấn đề và bình luận

Bảo Chi (Theo ABC News) - Phép màu, hay sự cường điệu?

Thực phẩm chức năng (TPCN) - thực phẩm với các thành phần bổ sung “lành mạnh” nhất, đang được mời chào như một phép màu cho hàng loạt rối loạn sức khoẻ, từ cholesterol cao tới thiếu hụt iốt. Nhưng TPCN thực sự là phép màu hay chỉ là sự thổi phồng?

Thái Bình (thực hiện) - PGS.TS Trần Đáng, Chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam: Nhận thức không đầy đủ sẽ rất tai hại

Thực phẩm chức năng không còn là khái niệm xa lạ ở Việt Nam nữa, bởi chỉ sau gần 10 năm thâm nhập vào thị trường nước ta, ngành này đã có sự phát triển bùng nổ. Tuy nhiên, tình trạng hiểu sai, dùng sai về TPCN vẫn còn khá phổ biến. Chúng tôi đã trao đổi với PGS.TS Trần Đáng, nguyên Cục trưởng Cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm - Bộ Y tế, đương kim Chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam về một số vấn đề “nóng” của ngành non trẻ, nhưng đầy triển vọng này...

Lâm Trang - “Vũ khí” làm đẹp hữu hiệu

Không đòi hỏi người dùng phải tuân thủ một liệu trình dài ngày, chặt chẽ và phức tạp, thực phẩm chức năng (TPCN) trong làm đẹp được nhiều phụ nữ biết đến như một “vũ khí” cực kỳ hữu hiệu, thuận tiện, đem lại cho họ làn da sáng khỏe, giảm trọng lượng thừa, vòng một nở nang, vòng hai thon gọn, vòng ba hấp dẫn... TPCN có thực sự đem lại những hiệu quả “thần kỳ” như bản thân người sử dụng mong muốn.

Nguyễn Đức - “Thần dược”, tại sao?

Những năm gần đây, hai từ “thần dược” trở nên quen thuộc, gắn liền với một loại sản phẩm giống thuốc, thường đi kèm với bán hàng đa cấp, đó chính là thực phẩm chức năng. Thực tế, không nhà sản xuất, kinh doanh TPCN nào dám gọi đó là thần dược. Nhưng tại sao nó lại xuất hiện, và sự “thần dược” đến đâu, với ai?

*** Bên lề sự kiện

Đình Lâm - Probiotics: “Chàng lính ngự lâm” bảo vệ đường ruột

Ngày nay, cùng với sự phát triển vượt bậc của ngành vi sinh học khiến nhiều người tiêu dùng ngày càng ý thức được tầm quan trọng của Probiotics trong việc bảo vệ sức khỏe, phòng chống bệnh tật. Đặc biệt vài năm gần đây, Probiotics ngày càng được nghiên cứu, ứng dụng nhiều trong lĩnh vực thực phẩm chức năng.

Long Thành - Vén màn bí mật siêu lợi nhuận

Thị trường thực phẩm chức năng ngay từ khi mới xuất hiện đã đem lại nguồn lợi nhuận khổng lồ cho nhà sản xuất. Tuy nhiên, đằng sau nguồn lợi nhuận này là những bí mật ít ai biết tới.

Khánh Dương (Tổng hợp) - Thế giới “oằn mình” chống thực phẩm “bẩn”

Gần đây, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết, mỗi năm trên thế giới có hàng triệu người tử vong vì thực phẩm “bẩn”. Đặc biệt, vụ sữa nhiễm độc ở Trung Quốc là “cú sốc” kinh hoàng, gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh cho các nước. Trước tình hinh đó, vấn đề an toàn thực phẩm nói chung và “độ tin cậy” của thực phẩm chức năng nói riêng đang là mối quan tâm hàng đầu của nhiều người trên hành tinh này.

Minh Phương (Tổng hợp) - Ở “quê hương” của thực phẩm chức năng

Nhật Bản được coi là quốc gia khai sinh ra thực phẩm chức năng (Functional Foods). Cụm từ này được phổ biến lần đầu tiên tại Nhật Bản vào những năm 1980, khi Chính phủ Nhật phê duyệt một quy trình dành cho TPCN có tên viết tắt là FOSHU (Thực phẩm chuyên biệt phục vụ sức khỏe).

BS.TS. Hoàng Xuân Ba - Một số thực tế về kết quả điều trị ung thư

Trong những năm gần đây, không ít người bệnh ung thư ở Việt Nam đã chi những khoản tiền khổng lồ để được chẩn đoán, điều trị và theo dõi tại nước ngoài. Chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh, cơ sở vật chất và tinh thần phục vụ vượt trội của họ là điều không cần bàn cãi, nhưng hiệu quả điều trị ung thư có như chúng ta mong đợi? Dưới đây là một vài dẫn chứng có thể giúp chúng ta có cái nhìn đúng đắn hơn về kết quả điều trị ung thư ở các nước phát triển.

*** Kinh tế và hội nhập

Trịnh Tuấn - Châu Á - sự phục hồi ngoạn mục

Trong bức tranh kinh tế thế giới màu xám, năm 2009, châu Á nổi lên như một điểm sáng với tốc độ phục hồi kinh tế ngoạn mục. Khủng hoảng đang đẩy cán cân quyền lực kinh tế dịch chuyển từ Tây sang Đông. Sự vươn lên mạnh mẽ của các nền kinh tế mới nổi buộc các nước phát triển phải nhìn nhận lại vị thế của họ trên bản đồ kinh tế thế giới.

Trần Nhàn - Triển vọng kinh tế các nước thành viên EU: Gam màu ảm đạm

Năm 2010 bắt đầu đối với các nền kinh tế thành viên của Liên minh châu Âu (EU) với những tin tức không hẳn khiến thất vọng, nhưng cũng chưa thể giúp để có thể lạc quan, lại càng chưa đủ để có thể vui mừng. Cái tồi tệ nhất dưới tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu và suy thoái kinh tế thế giới có thể nói đã qua, nhưng quá trình thoát ra khỏi suy thoái và tìm lại được đà tăng trưởng trước khủng hoảng lại diễn ra rất chậm chạp, thiếu bền vững, mất cân đối và nguy cơ bị đảo ngược vẫn luôn hiện diện. Những mảng sáng đã có được chưa đủ để lấn át gam màu ảm đạm trên bức tranh chung về tình hình và triển vọng kinh tế ở khu vực này.

*** Cửa sổ nhìn ra thế giới

Trung Kiên - Quân đội Mỹ và vụ việc Blackwater

Chính phủ I-rắc (Iraq) ngày 3-1-2010 đã yêu cầu Oa-sinh-tơn (Washington) xem xét lại vụ nhân viên của Công ty Bảo vệ an ninh Blách-uất-tơ (Blackwater) Mỹ bắn chết thường dân nước này cách đây hơn 2 năm nhưng vẫn chưa bị kết tội. Phản ứng của Bát-đa (Baghdad) được đưa ra sau khi 1 thẩm phán liên bang Mỹ trong ngày 31-12-2009 đã phán quyết từ chối thụ lý khởi tố của công tố viên liên bang đối với 5 cựu nhân viên của Blackwater.

Tiến Trung - Yemen - điểm nóng mới ở Trung Đông

Cùng với hai cuộc chiến tại I-rắc (Iraq) và Áp-ga-ni-xtan (Afghanistan), Mỹ đã âm thầm mở thêm mặt trận thứ ba trong cuộc chiến chống mạng lưới khủng bố quốc tế An Kê-đa (Al-Qaeda) tại Yemen. Từ 1 năm nay, Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) đã phái nhiều nhân viên tình báo, chuyên gia chống khủng bố và lực lượng đặc nhiệm đến quốc gia nằm sát Ả rập Xê-út (Saudi Arabia), đồng minh chiến lược của Mỹ tại Trung Đông, nơi Al-Qaeda đã lập căn cứ địa mới từ đầu năm 2009.

Lý Mạc Phù - Người mới, thách thức cũ

Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Hirohisa Fujii từ chức vào thời điểm thật chẳng thuận lợi chút nào đối với Thủ tướng Yukio Hatoyama. Kế hoạch ngân sách với dự định vay nợ thêm lớn gấp đôi tổng sản phẩm quốc nội chưa được thông qua và uy tín cá nhân của thủ tướng tiếp tục suy giảm. Vụ bê bối liên quan đến các cố vấn của ông Hatoyama về tiền quyên góp cho Đảng Dân chủ Nhật Bản vẫn còn treo lơ lửng. Cũng chính vì thế mà ông Hatoyama đã phải đưa cộng sự thân cận nhất đang nắm giữ một trong những cương vị quan trọng trong nội các mới là ông Naoto Kan làm người kế nhiệm ông Fujii.

*** Văn hóa - xã hội

Trần Đăng - Từ Hàng Đô đến Vạn Tường

Hơn 600 năm trước, vua Lê Thánh Tôn đã đặt chân lên động Hàng Đô và khai sinh ra một địa danh mới “Vạn Tường”. Hơn 600 năm sau, một vị đứng đầu Chính phủ cũng đặt chân lên vùng đất ấy để khai sinh ra thành phố của tương lai và khu kinh tế mang tên Dung Quất. Đó là một sự trùng hợp ngẫu nhiên của lịch sử nhưng “những tư tưởng lớn” bao giờ cũng có những cuộc hạnh ngộ đầy bất ngờ.

Nguyễn Thanh Bình - Làng Việt: Cần gìn giữ những biểu tượng sống”

Bây giờ, nếu có ai hỏi tôi, đâu là biểu tượng của làng Việt ở thế kỷ XXI?, chắc chắn tôi sẽ không ngần ngại để trả lời: Đây, những gốc gạo, gốc đa già nua sần sùi này. Những gốc gạo luôn đứng ở đầu làng, chỉ im lặng đưa và đón những người ra đi và trở về, chỉ im lặng bừng thức những bông hoa lửa vào mỗi độ tháng ba.

*** Văn học - nghệ thuật

Nguyễn Tri Thức - Cụ đồ, “tấn sĩ gàn”, “tiên ông” và nét xuân Hà Nội

Dẫu cho mùa đông năm nay có biến động bất thường thì những ngày áp Tết, không khí xuân vẫn cứ quấn quýt, vương vấn đất trời. Non trưa một ngày Hà thành mưa bụi vương vít rắc bạc khắp phố phường, chúng tôi đến góc phố Văn Miếu để xin chữ. Cuối vỉa hè của phố, một “chiếu viết” đơn giản đang được dọn ra. Vẫn một chiếc bàn mây tre nhỏ xíu, thấp tè. Vẫn mấy chiếc ghế nhựa cũng thấp tịt. Chiếc khay khảm chai đựng bộ ấm chén nhỏ xíu. Một chiếc điếu bát. Một lọ hoa cúc vàng rực. Tập giấy điều đỏ thắm. Nghiên mực tàu, những cây bút lông. Phía sau là những bức thư pháp viết sẵn treo trên tường phất phơ bay theo gió, thật sống động. Và, hẳn nhiên rồi, không thể thiếu chủ nhân của “chiếu viết” đã quen thuộc với người dân thủ đô suốt mấy chục năm nay. Đó là “tiên ông” dáng người nhỏ thó, tóc bạc phơ, ăn vận hết sức giản dị, thậm chí thật tuềnh toàng. Đó chính là cụ đồ, tiến sĩ Hán Nôm Cung Khắc Lược - một trong “tứ trụ thư pháp Việt Nam đương đại” (cùng các bậc lão thành về thư pháp: Lê Xuân Hòa - đã về chốn thiên thu, Nguyễn Văn Bách, Lại Cao Nguyện), người duy nhất còn sức khỏe bày thư án chơi thư pháp nơi vỉa hè Văn Miếu.

Mỹ An (Theo NewsFactor) - Các nhà xuất bản Mỹ liên kết chống “nhà mạng”

Trong cuộc tranh đấu đầy cam go với sự cạnh tranh khốc liệt của các trang báo mạng điện tử và các “nhà báo công dân”, ngành xuất bản truyền thống của Mỹ đang hợp lực trong một sân chơi chung nhằm phát triển phần mềm tiêu chuẩn để cung cấp nội dung tin tức từ tạp chí và các tờ báo tên tuổi đến thế hệ độc giả số chuộng IPhone, BlackBerry, e-books hoặc các thiết bị đa phương tiện khác.

*** Nhân vật với lịch sử

Mộc Hợp - Thành Cát Tư Hãn - hoàng đế của các hoàng đế

“Không một vị hoàng đế nào có thể sánh bằng ông, không có đế quốc nào rộng lớn như đế quốc của ông. Thành Cát Tư Hãn là vị hoàng đế tài ba cả trong lĩnh vực quân sự lẫn trong lĩnh vực trị nước.”

*** Tuần trong 5 phút

- Việt Nam

- Thế giới