10 sự kiện đáng chú ý trong tuần (5 đến 11-5-2008)
3. Bước phát triển mới trong quan hệ Trung Quốc - Nhật Bản. Ngày 06-05-2008, lần đầu tiên sau 10 năm, một nhà lãnh đạo cấp cao nhất của Trung Quốc, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào tới thăm Nhật Bản. Chuyến thăm 4 ngày của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào nhằm cải thiện mối quan hệ mang tính tổng thể giữa hai quốc gia, hướng tới tầm xa hơn là giải quyết các vấn đề bất đồng lâu nay trong quan hệ hai bên. Cả hai nước đều xuất phát từ lợi ích song phương: Trung Quốc muốn có được công nghệ và đầu tư của Nhật Bản nhằm phát triển kinh tế, còn Nhật Bản muốn bán nhiều hơn các sản phẩm, hàng hoá của mình tới Trung Quốc, đặc biệt là khi nhu cầu ở các thị trường quan trọng khác như Mỹ có hướng suy giảm. Trung Quốc đã thay Mỹ trở thành bạn hàng quan trọng nhất của Nhật Bản với kim ngạch thương mại song phương tăng ở mức 12% vào năm ngoái, đạt 236,6 tỉ USD. Tô-ky-ô còn muốn Trung Quốc ủng hộ Nhật Bản vào ghế thường trực Hội đồng bảo an của Liên hợp quốc. Hai nhà lãnh đạo đưa ra tuyên bố chung về việc Trái Đất đang nóng lên và Trung Quốc cam kết xem xét các biện pháp nhằm đáp ứng các mục tiêu do Nhật Bản đề xuất nhằm giảm một nửa hiệu ứng khí thải nhà kính tới năm 2050.
4. Động thái mới trong quan hệ Nga - Mỹ. Ngày 05-05-2005, tại Mat-xcơ-va, Tổng Giám đốc Tập đoàn nhà nước về năng lượng nguyên tử Nga “Rosatom” và Đại sứ Mỹ tại Nga, ông Uy-li-am Giô-dep Bơn (William Joseph Burns), đã ký Hiệp định liên chính phủ từng được chờ đợi hơn 20 năm nay về việc sử dụng năng lượng nguyên tử vào mục đích hòa bình. Đây là Hiệp định khung chứa đựng các nguyên tắc cơ bản cho sự hợp tác của hai nước trong lĩnh vực sử dụng năng lượng nguyên tử vào mục đích hòa bình, tạo sơ sở pháp lý cho sự hợp tác của các công ty Nga và Mỹ trong việc hợp tác cùng có lợi, tạo điều kiện phát triển bình thường năng lượng nguyên tử và nhiên liệu hạt nhân, giảm nguy cơ phổ biến vũ khí hạt nhân.
5. Quan hệ Nga - NATO và vấn đề phòng thủ chống tên lửa quốc gia của Mỹ (NMD). Ngày 05-05-2008, lãnh đạo các nước thành viên NATO sắp đạt được thỏa thuận xây dựng riêng một hệ thống phòng thủ chống tên lửa, nhằm tiêu diệt các loại tên lửa tầm trung. Hệ thống của NATO sẽ hỗ trợ cho hệ thống NMD của Mỹ sắp được triển khai tại Đông Âu. Phía Mỹ khẳng định, hệ thống NMD của họ sẽ bao phủ được 80% châu Âu, ngoại trừ các nước Nam Âu như Thổ Nhĩ Kỳ, một phần Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Để bảo vệ các nước này, NATO cần phải xây dựng thêm hệ thống NMD riêng cho mình. Khác với hệ thống NMD của Mỹ, hệ thống NMD của NATO sẽ chỉ tiêu diệt các loại tên lửa chiến thuật tầm trung và tầm ngắn, bởi hiện nay lãnh thổ châu Âu không còn nguy cơ đe dọa của các loại tên lửa xuyên lục địa nữa. Tổng thư ký NATO hy vọng, sớm hay muộn, Nga sẽ tham gia hệ thống phòng thủ tên lửa do Mỹ và NATO xây dựng. NATO sẽ thông qua Hội đồng Nga - NATO và các cuộc đối thoại song phương giữa Mỹ và Nga để giải thích về hệ thống này nhằm giải tỏa lo ngại từ phía Nga. Trong khi đó, Nga đã từng đề nghị Mỹ và NATO cùng phối hợp xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa toàn cầu đề bảo vệ tất cả các quốc gia tham gia.
6. Tổng thống G.Bu-sơ tuyên bố sẽ tiếp tục chính sách cấm vận Cu-ba. Ngày 07-05-2008, Tổng thống G.Bu-sơ tuyên bố, Mỹ sẽ chưa bãi bỏ cấm vận ở đối với Cu-ba sau khi ông Ra-un Cat-xtơ-rô (Raul Castro) chính thức trở thành người đứng đầu chính phủ nước này. Theo ông G.Bu-sơ, “Cu-ba sẽ chưa thể trở thành một vùng đất phát triển thịnh vượng về kinh tế chỉ với việc bãi bỏ những giới hạn về bán các sản phẩm mà một người Cu-ba bình thường không thể đủ sức mua được”. Ông ám chỉ đến việc chính phủ Cu-ba cho phép người dân nước này được sử dụng điện thoại di động, máy tính và mạng In-tơ-net. Chủ tịch Ra-un Cat-xtơ-rô được Quốc hội Cu-ba lựa chọn vào vị trí lãnh đạo cao nhất từ tháng 2-2008, sau 49 năm ông Phi-đen Cat-xtơ-rô (Fidel Castro) ở cương vị này. Hiện nay, Chủ tịch Ra-un Cat-xtơ-rô đang tiến hành một số cải cách đáng chú ý ở Cu-ba.
7. Cơn bão Na-git đổ bộ vào Mi-an-ma hôm 03-05-2008 tàn phá Mi-an-ma. Đến nay, đã có tới 100.000 người chết và hơn 1,5 triệu người bị ảnh hưởng vì thảm họa này. Con số trên cao gấp 5 lần số liệu do chính phủ Mi-an-ma thống kê. Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-mun cảnh báo, Mi-an-ma có thể phải gánh chịu những hậu quả thảm khốc nếu họ không cho phép nhân viên cứu trợ quốc tế vào nước này. Ông kêu gọi quốc tế viện trợ 187 triệu USD để giúp các nạn nhân trong cơn bão Na-git. Chương trình Lương thực Quốc tế (WFP) đã đàm phán với chính phủ các quốc gia Đông Nam Á về việc hàng tấn hàng cứu trợ bị ách lại. Quân đội Mi-an-ma muốn tự mình phân phát hàng tới những vùng bị ảnh hưởng. Đại sứ của Mi-an-ma ở Liên hợp quốc Ku-ao Tin Soe (Kyaw Tint Swe) thông báo những chuyến hàng đầu tiên của Mỹ sẽ tới nước này vào ngày 12-05-2008 và họ sẵn sàng nhận viện trợ từ bất cứ nước nào.
8. Giá dầu mỏ “phi mã”. Trong tuần qua, giá dầu liên tục tăng và vượt ngưỡng 124 USD/thùng. Với đà này, giá dầu có thể lên tới mức 200 USD/thùng trong năm tới, sẽ đưa các nền kinh tế “đói dầu” như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, EU… lâm vào tình trạng “ấm đầu”, còn nền kinh tế Nga và các nước OPEC sẽ vẫn phát triển bền vững với tốc độ cao. Trong tình cảnh đó, Mỹ đe doạ trừng phạt Vê-nê-xu-ê-la, thành viên chủ chốt trong OPEC, không chịu tăng sản lượng khai thác và xuất khẩu dầu.
Phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất khu vực đồng bằng sông cửu Long - triển vọng và thách thức  (12/05/2008)
Gần 1,7 triệu khách quốc tế đến Việt Nam  (12/05/2008)
Ưu đãi đầu tư vào Khu Nông nghiệp công nghệ cao  (12/05/2008)
Ưu đãi đầu tư vào Khu Nông nghiệp công nghệ cao  (12/05/2008)
Ưu đãi đầu tư vào Khu Nông nghiệp công nghệ cao  (12/05/2008)
Năng lượng nguyên tử của Ấn Độ và khả năng hợp tác với Việt Nam  (12/05/2008)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên