Tổng quan Hội nghị Bộ trưởng Tài chính - Thống đốc Ngân hàng Trung ương ASEAN và ASEAN +3
Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á ASEAN VÀ ASEAN + 3
ASEAN được thành lập vào ngày 8-8-1967 tại Băng-cốc, Thái Lan với sự tham gia của 5 nước là Ma-lai-xi-a, Xinh-ga-po, Phi-lip-pin, In-đô-nê-xi-a và Thái Lan. Các nước Bru-nây, Việt Nam, Lào, My-an-ma và Cam-pu-chia tham gia ASEAN muộn hơn. Việt Nam tham gia ASEAN từ tháng 7-1995.
Cơ chế hoạt động của ASEAN được thực hiện thông qua các Hội nghị Cấp cao ASEAN và Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao, Bộ trưởng Kinh tế, Tài chính và các kênh Hội nghị Bộ trưởng chuyên ngành khác. Ngoài ra, giúp việc cho các chương trình hoạt động ASEAN còn có Ban Thư ký ASEAN.
Sau cuộc khủng hoảng tài chính khu vực năm 1997, các nước ASEAN đã nhận thức về tầm quan trọng của việc tăng cường hợp tác với các đối tác chủ chốt trong Đông Á gồm Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc. Từ năm 1998, ASEAN đã có cuộc đối thoại Cấp cao hàng năm với các đối tác + 3. Trong khuôn khổ ASEAN + 3, các kênh hội nghị Bộ trưởng chuyên ngành của ASEAN cũng có những cuộc đối thoại với đối tác + 3. Riêng đối với kênh Tài chính, cuộc đối thoại này gần như được “chính thức hoá” thành kênh Hội nghị Bộ trưởng Tài chính ASEAN + 3.
Cơ chế Hội nghị Bộ trưởng Tài chính ASEAN và ASEAN+ 3
Hội nghị Bộ trưởng Tài chính ASEAN
Hợp tác tài chính ASEAN được thực hiện thông qua tiến trình Hội nghị Bộ trưởng Tài chính ASEAN (AFMM). Tiến trình này được thiết lập vào tháng 4-1997 khi bắt đầu xảy ra khủng hoảng tài chính khu vực. Mục tiêu chính là tăng cường hợp tác và đối thoại chính sách giữa các nước ASEAN về lĩnh vực kinh tế và tài chính nhằm củng cố hệ thống tài chính khu vực, phát triển một thị trường tài chính sâu rộng và hiệu quả, nhằm góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững.
Với mục tiêu nêu trên, đối với từng thời kỳ, AFMM đặt ra những chương trình/sáng kiến hợp tác tài chính-tiền tệ cần được thúc đẩy hợp tác giữa các nước trong khu vực. Hiện nay, các hoạt động hợp tác tài chính ASEAN đang tập trung vào các nội dung sau:
- Triển khai thực hiện Lộ trình hội nhập đến 2020 trong các lĩnh vực: phát triển thị trường vốn, tự do hoá tài khoản vốn; tự do hoá dịch vụ tài chính và hợp tác tiền tệ, cụ thể như :
+ Lộ trình phát triển thị trường vốn: phát triển sâu rộng các thị trường, tiến tới tăng cường hợp tác qua biên giới giữa các thị trường.
+ Lộ trình tự do hoá tài khoản vốn: đạt mục tiêu tự do hoá hơn việc luân chuyển các luồng vốn vào năm 2020 trên cơ sở các chương trình hành động tự nguyện.
+ Lộ trình tự do hoá dịch vụ tài chính: đạt mục tiêu tự do hoá hoàn toàn các phân ngành dịch vụ tài chính vào năm 2020 (hiện nay ASEAN đang xem xét khả năng rút ngắn thời gian xuống năm 2015 đối với một số phân ngành).
+ Hợp tác tiền tệ: tăng cường hợp tác hơn nữa giữa các chính sách tiền tệ nhằm thúc đẩy các hoạt động thương mại và đầu tư nội khối.
- Tăng cường đối thoại chính sách ở cấp Bộ trưởng nhằm chia sẻ thông tin và đưa ra những biện pháp khuyến nghị ở cấp khu vực cũng như quốc gia nhằm hợp tác ngăn ngừa những nguy cơ xảy ra khủng hoảng.
- Tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực khác như: bảo hiểm, thuế, hải quan…
AFMM được tổ chức định kỳ 1 năm/lần (thông thường vào tuần đầu tiên của tháng 4 hàng năm) theo cơ chế luân phiên trong ASEAN. Từ năm 2004, các Bộ trưởng còn tổ chức các phiên xúc tiến đầu tư gián tiếp của ASEAN vào tháng 9-10 hàng năm. Các hội nghị bên lề gồm:
- Hội nghị Thứ trưởng Tài chính và Phó Thống đốc Ngân hàng Trung ương;
- Hội nghị chuyên viên tài chính - ngân hàng;
- Các diễn đàn chuyên ngành (hải quan, bảo hiểm, thị trường vốn);
- Các nhóm công tác để nghiên cứu những sáng kiến cụ thể. Ví dụ như: cơ chế tài trợ cho các dự án kết cấu hạ tầng, tự do hoá tài khoản vốn, tự do hoá dịch vụ tài chính…
Hội nghị Bộ trưởng Tài chính ASEAN + 3
Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc (đối tác + 3) là những đối tác lớn trong khu vực Đông Á của ASEAN. Đối với kênh tài chính, từ sau cuộc khủng hoảng tài chính khu vực năm 1997, các hoạt động hợp tác này cũng bắt đầu được thiết lập và củng cố (thông qua kênh Hội nghị Bộ trưởng Tài chính ASEAN + 3 - gọi tắt là AFMM+3). Mục tiêu chính của của kênh hợp tác này tương tự như AFMM:
- Tăng cường đối thoại và giám sát kinh tế, tài chính giữa các nước Đông Á
- Tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực tài chính, tiền tệ nhằm giúp các nước thành viên ngăn ngừa nguy cơ xảy ra khủng hoảng và củng cố hệ thống tài chính khu vực
Cũng như ASEAN, tuỳ từng thời kỳ và căn cứ vào sự quan tâm chung của các nước trong khu vực, AFMM + 3 đặt ra chương trình và nội dung hợp tác của khu vực về tài chính-tiền tệ. Những nội dung này thông thường đều mang tính chất hợp tác ở cấp độ khu vực. Hiện nay, những nội dung hợp tác chính của ASEAN + 3 tập trung vào:
- Phát triển sâu rộng các thị trường trái phiếu trong khu vực, tiến tới hợp tác qua biên giới giữa các thị trường thông qua việc triển khai thực hiện Sáng kiến phát triển thị trường trái phiếu ASEAN + 3 (ABMI).
- Tăng cường kiểm điểm kinh tế, đối thoại chính sách và hỗ trợ tài chính nhằm hợp tác ngăn ngừa các nguy cơ xảy ra khủng hoảng thông qua việc triển khai thực hiện Sáng kiến Chiềng Mai (CMI).
- Nghiên cứu những lĩnh vực, nội dung hợp tác tài chính - tiền tệ mà ASEAN + 3 cần tăng cường hợp tác trong tương lai trung và dài hạn.
AFMM + 3 được tổ chức định kỳ 1 năm/lần (thông thường vào tháng 5 hàng năm bên lề Hội nghị thường niên ADB). Giúp việc cho các Bộ trưởng gồm: (i) Hội nghị cấp Thứ trưởng Tài chính và Phó Thống đốc NHTW ASEAN + 3; và (ii) Hội nghị các Nhóm công tác theo các lĩnh vực hợp tác. Theo thể chế của ASEAN + 3, điều hành các hội nghị ASEAN + 3 theo cơ chế đồng chủ tịch, bao gồm: 01 chủ tịch đương nhiệm của ASEAN và 01 chủ tịch từ các nước + 3. Các nước đồng chủ tịch của Hội nghị Bộ trưởng sẽ có trách nhiệm điều hành các hội nghị cấp Thứ trưởng và một số hội nghị chuyên viên trong năm giữ chức chủ tịch. Vào năm 2008 này, Việt Nam và Nhật Bản sẽ là hai nước đồng chủ tịch cho kênh hợp tác tài chính ASEAN + 3.
Tham gia của Việt Nam vào ASEAN và ASEAN + 3
Việt Nam là một trong các nước thành viên sáng lập tiến trình hợp tác tài chính ASEAN vào tháng 4-1997 tại Phuket, Thái Lan. Đến nay, các Bộ trưởng Tài chính ASEAN đã nhóm họp 11 lần. Việt Nam là Chủ tịch của Hội nghị AFMM3 (năm 1999 - tổ chức tại Hà Nội, Việt Nam). Năm 2008 sẽ là lần thứ 2 Việt Nam đảm nhận chức Chủ tịch của AFMM. .
Là nước thành viên mới nhưng Việt Nam đã và đang tham gia tích cực vào chương trình hành động, các sáng kiến và các hoạt động triển khai hợp tác tài chính ASEAN và ASEAN + 3./.
Nguyên nhân sâu xa dẫn tới cuộc khủng hoảng tài chính của Mỹ  (05/04/2008)
Về mức độ suy thoái của kinh tế Mỹ  (05/04/2008)
Kinh tế Đông Á với những rủi ro trong năm 2008  (05/04/2008)
Việt Nam tham gia Hội đồng Bảo an độc lập và có trách nhiệm  (05/04/2008)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên