Vốn đầu tư 6 tháng đầu năm 2008
Vốn đầu tư thực hiện 6 tháng đầu năm 2008 theo giá thực tế ước tính đạt 265,4 nghìn tỉ đồng, tăng 21,1% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: vốn khu vực nhà nước đạt 106,1 nghìn tỉ đồng, chiếm 40% tổng số vốn thực hiện và tăng 15,2%; vốn khu vực ngoài nhà nước 80 nghìn tỉ đồng, chiếm 30,1% và tăng 15,1%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 79,3 nghìn tỉ đồng, chiếm 29,9% và tăng 37,7%.
Trong vốn đầu tư của khu vực nhà nước, vốn từ ngân sách nhà nước đạt 39,1 nghìn tỉ đồng, bằng 39,8% kế hoạch năm; vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước do trung ương quản lý đạt 11,9 nghìn tỉ đồng, bằng 35,9% kế hoạch năm, trong đó Bộ Giao thông Vận tải 1.907,2 tỉ đồng, bằng 30,4%; Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn 952,2 tỉ đồng, bằng 57,1%; Bộ Giáo dục và Đào tạo 495,3 tỉ đồng, bằng 44,2%; Bộ Y tế 391,8 tỉ đồng, bằng 42%; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch 173,3 tỉ đồng, bằng 39,3%; Bộ Công Thương 104,1 tỉ đồng, bằng 43,9%; Bộ Xây dựng đạt 63,5 tỉ đồng, bằng 18,1%.
Vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước do địa phương quản lý ước tính thực hiện 27,2 nghìn tỉ đồng, đạt 41,8% kế hoạch năm, trong đó một số địa phương có số vốn lớn là: Thành phố Hồ Chí Minh 3,1 nghìn tỉ đồng, đạt 35,4% kế hoạch năm; Hà Nội 2,3 nghìn tỉ đồng, đạt 38,4%; Đà Nẵng 1,3 nghìn tỉ đồng, đạt 53,3%; Bà Rịa - Vũng Tàu 1,0 nghìn tỉ đồng, đạt 51,8%; Nghệ An 658 tỉ đồng, đạt 47,3%; Hải Phòng 554 tỉ đồng, đạt 39,3%; Lâm Đồng 538,9 tỉ đồng, đạt 68,3%; Quảng Trị 512,9 tỉ đồng, đạt 66,4%.
Thực hiện Quyết định số 390/QĐ-TTg ngày 17 tháng 4 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều hành kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản và chi tiêu ngân sách năm 2008 phục vụ mục tiêu kiềm chế lạm phát, tính đến ngày 28 tháng 5 năm 2008 đã có 28 bộ, ngành, 43 địa phương, 8 tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước tiến hành rà soát các dự án sử dụng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, đã đình hoãn và ngừng triển khai 618 dự án với tổng số vốn kế hoạch năm 2008 là 1.450 tỉ đồng, giảm tiến độ thực hiện 377 dự án với tổng số vốn 2.533 tỉ đồng.
Đầu tư trực tiếp của nước ngoài tiếp tục tăng cao. Tính từ đầu năm đến 20-6-2008 có 478 dự án đầu tư nước ngoài mới được cấp phép với số vốn đăng ký 30,9 tỉ USD, tuy giảm 29,5% về số dự án nhưng tăng 324,3% về số vốn so với cùng kỳ năm 2007. Nếu tính cả 661,2 triệu USD cấp bổ sung của 158 lượt dự án đã được cấp phép trước đây thì tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 6 tháng đầu năm đạt 31,6 tỉ USD, gấp hơn 3,7 lần so với cùng kỳ năm trước, vượt xa con số 21,3 tỉ USD đầu tư nước ngoài vào Việt Nam của cả năm 2007. Số vốn đăng ký cao chủ yếu do nhiều dự án lớn được cấp giấy phép như: Dự án Công ty gang thép Hưng nghiệp Formosa do tập đoàn Formosa của Đài Loan có số vốn đăng ký gần 7,9 tỉ USD; dự án Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn - Thanh Hoá của Nhật Bản và Cô-oét liên doanh có số vốn đăng ký 6,2 tỉ USD; dự án Hồ Tràm của Ca-na-đa trên 4,2 tỉ USD. Mức vốn đăng ký bình quân một dự án đạt 64,7 triệu USD, cao hơn cùng kỳ năm trước 53,9 triệu USD một dự án.
Trong số 478 dự án mới được cấp phép, khu vực công nghiệp và xây dựng có 298 dự án với số vốn đăng ký 17,2 tỉ USD, chiếm 62,3% tổng số dự án và chiếm 55,4% tổng vốn đăng ký; khu vực dịch vụ 155 dự án với 13,6 tỉ USD, chiếm 32,4% tổng số dự án và chiếm 44% tổng số vốn; khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 25 dự án với 167,3 triệu USD, chiếm 5,3% số dự án và chiếm 0,6% tổng số vốn.
Trong 6 tháng đầu năm đã có 38 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp giấy phép mới, trong đó Hà Tĩnh có số vốn đăng kýlớn nhất với 7,9 tỉ USD, chiếm 25,5% tổng vốn đăng ký; tiếp đến là Thanh Hóa 6,2 tỉ USD, chiếm 20%; Bà Rịa - Vũng Tàu 5,6 tỉ USD, chiếm 18%; thành phố Hồ Chí Minh 3,4 tỉ USD, chiếm 11%; Đồng Nai 1,8 tỉ USD, chiếm 5,8%; Kiên Giang 1,6 tỉ USD, chiếm 5,3%; Bắc Ninh 1 tỉ USD, chiếm 3,3%; Hà Nội 661,5 triệu USD, chiếm 2,1%; Cần Thơ 539,2 triệu USD, chiếm 1,7%; Bình Dương 485 triệu USD, chiếm 1,6%.
Trong số các quốc gia và lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, Đài Loan dẫn đầu về vốn đăng ký với 8,2 tỉ USD, chiếm 26,4% tổng vốn đăng ký; tiếp đến là Nhật Bản với 7,1 tỉ USD, chiếm 23%; Ca-na-đa 4,2 tỉ USD, chiếm 13,7%; Xin-ga-po 3,6 tỉ USD, chiếm 11,5%; Quần đảo Virgin thuộc Anh 2,7 tỉ USD, chiếm 8,8%; Ma-lai-xi-a 1,6 tỉ USD, chiếm 5,1%; Hoa Kỳ 1,4 tỉ USD, chiếm 4,4%.
Tổng số vốn ODA được ký kết tính đến ngày 19-6-2008 đạt 1.313 triệu USD, bằng 71% cùng kỳ năm trước, bao gồm: vốn vay 1.217 triệu USD, vốn viện trợ không hoàn lại 96 triệu USD. Giải ngân vốn ODA 6 tháng đầu năm ước tính đạt 1.100 triệu USD, bằng 58% kế hoạch năm, bao gồm: vốn vay 970 triệu USD, vốn viện trợ không hoàn lại 130 triệu USD. Trong số các dự án sử dụng vốn vay, các dự án thuộc ngành điện, giao thông, nông nghiệp và phát triển nông thôn có tiến độ giải ngân nhanh hơn tiến độ của các dự án trong lĩnh vực phát triển đô thị, y tế, giáo dục, tài chính ngân hàng.
Dịch vụ bưu chính, viễn thông 6 tháng đầu năm 2008  (10/07/2008)
Phát huy tiềm năng, thế mạnh của Thủ đô khi được mở rộng  (10/07/2008)
Cần tích cực đấu tranh ngăn chăn nạn buôn người ra nước ngoài  (10/07/2008)
Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở Tiền Giang đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới  (10/07/2008)
Buổi thi sáng nay diễn ra an toàn, nghiêm túc  (09/07/2008)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên