Chung tay bảo vệ môi trường: “Hà Nội – Ngày chủ nhật không túi nylon”
TCCSĐT - Tiếp theo thành công của chương trình thí điểm “Hạn chế sử dụng túi nilon vì môi trường” môi trường vào ngày 30-01-2010 với loại túi thay thế là túi vải sử dụng nhiều lần, hôm nay, 8-8, tại quận Tây Hồ, Hà Nội đã diễn ra Lễ phát động Chương trình “Hà Nội – Ngày chủ nhật không túi nylon”. Chương trình sẽ là điểm nhấn quan trọng chào mừng Thủ đô kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, góp phần xây dựng Thủ đô “ Xanh – Sạch – Đẹp” và hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.
Hà Nội vốn được coi là thành phố có nhiều cây xanh với những hồ nước sạch, đẹp, tuy nhiên, trong những năm gần đây, cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, nhịp độ đô thị hóa nhanh, dân số gia tăng..., môi trường sống của Thủ đô đã xuống cấp và bị ô nhiễm. Thói quen sử dụng túi nylon rộng rãi trên thế giới đã lan đến Việt Nam, đặc biệt ở những thành phố lớn, do người tiêu dùng mới chỉ quan tâm đến khía cạnh tiện lợi mà chưa chú trọng đúng mức đến những tác hại do việc sử dụng đó gây ra đối với môi trường sống của cộng đồng. Để thay đổi thói quen đó cần có thời gian và các biện pháp thay thế túi nylon khả thi.
Chương trình “Hà Nội – Ngày chủ nhật không túi nylon” được tổ chức với mục đích: tuyên truyền giáo dục cho người dân nhận thức rõ về tác hại của túi nylon đối với môi trường, từ đó nâng cao ý thức của các đơn vị, tổ chức, cá nhân trong việc tạo thói quen hạn chế sử dụng túi nylon và hướng đến không sử dụng túi nylon trong cuộc sống hàng ngày, khẳng định quyết tâm của Thành phố đối với nhiệm vụ bảo vệ môi trường, góp phần quảng bá hình ảnh Thủ đô Hà Nội "Xanh – Sạch – Đẹp" trên trường quốc tế và khu vực.
Quận Tây Hồ - nơi có cảnh quan thiên nhiên đẹp và sẽ trở thành một trung tâm phát triển của Thủ đô Hà Nội trong tương lai gần, được lựa chọn là quận điểm thực hiện Chương trình “Hà Nội – Ngày chủ nhật không túi nylon”. Chương trình cũng được triển khai diện rộng trên 10 quận, 18 huyện và 1 thị xã trên địa bàn Thủ đô. Đây là một hoạt động thiết thực chào mừng kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, đồng thời đưa hình ảnh Thủ đô trở thành thành phố tiên phong trong phong trào hạn chế sử dụng túi nylon vì sự nghiệp bảo vệ môi trường. Với thông điệp được đưa ra tại Lễ phát động: "Chung tay bảo vệ môi trường: Hà Nội – Ngày chủ nhật không túi nylon”, các đại biểu kêu gọi mọi người dân Thủ đô hưởng ứng tích cực Chương trình này bằng những việc làm cụ thể, và hy vọng, sẽ không chỉ 1 ngày mà cả 365 ngày trong năm, người dân Thủ đô sẽ nói không với túi nylon.
Cùng thời điểm này các hoạt động khác cũng được triển khai đồng loạt như: Đạp xe vì môi trường; đi bộ vì môi trường xung quanh Hồ Tây; Đổi giấy loại lấy túi thân thiện với môi trường; Phát túi thân thiện với môi trường miễn phí tại các hệ thống, siêu thị, các chợ, trung tâm thương mại lớn trên toàn địa bàn Hà Nội.
Song song đó, Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội còn phát động rất nhiều chương trình cổ động khác gồm:Sinh viên tình nguyện thu gom rác thải nylon tại các hồ ở Hà Nội với sự tham gia của Thành đoàn Hà Nội, sinh viên các trường đại học, cao đẳng; Đạp xe trên các tuyến phố chính của Hà Nội vào các ngày Chủ nhật trong tháng 7 và tháng 8 do 200 sinh viên của trường Đại học Mỏ - Địa chất và Cao đẳng tài nguyên môi trường thực hiện; Hội nghị “Phụ nữ với Công tác bảo vệ môi trường” tại 10 quận, 18 huyện và thị xã của Hà Nội.
Một số thông tin về tác hại của túi nylon Túi nylon rấttiện lợi nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng. Hiện nay, sức tiêu thụ túi nylon ngày càng lớn trên thế giớiđanglà mối nguy cho môi trường cộng đồng. Một nghiên cứu từnăm 1975 đã cảnh báo rằng lượng túi nylon con ngườithải ramỗi nămcực lớn nhưng chỗ chônchúng lại khôngđủ, khiến chúngsẽ phát tánkhắp nơi... tới mọi miền đất khác nhau trên thế giới, ra cả biển và đại dương. Gần 200 loàisinh vậtbiển đã bị "chết oan" bởi nhữngchiếc túinày. Theo các nhà khoa học, các loại túi nylon phải mất từ 500-1.000 năm mới tự phân hủy. Việc chôn lấp túi nylon sẽ ảnh hưởng đến môi trường nước, còn khi đốt chúng sẽ tạo ra khí thải có chất độc dioxin và furan gây ngộ độc, khó thở, nôn ra máu, gây ung thư, giảm khả năng miễn dịch, rối loạn chức năng và các dị tật bẩm sinh ở trẻ nhỏ... Các loại túi nylon màu chứa thực phẩm có thể khiến thực phẩm nhiễm các kim loại như chì, clohydric gây tác hại cho não và là nguyên nhân gây ung thư phổi. Có thể khái quát 7 tác hại của túi nylon: - Làm xói mòn đất đai; - Tàn phá hệ sinh thái; - Gây ngập úng lụt lội; - Hủy hoại sinh vật; - Làm tổn hại sức khỏe; - Gây ô nhiễm môi trường; - Gây ung thư, biến đổi giới tính. Theo tài liệu của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội, nguyên liệu để làm túi có rất nhiều loại, loại "xịn" nhất là các hạt nhựa xuất khẩu từ Arập Xê-út giá mua vào khoản 18.000-20.000 đồng/kg. Tiếp đến là các hạt nhựa được làm từ túi nilon rác thu mua có giá khoảng 13.000-15.000 đồng/kg. Một số loại hạt nhựa làm từ đồ phế thải “hạng bét nhất”. Nhiều loại túi nylon được làm từ rác thải bệnh viện, cụ thể là các xi-lanh y tế. Loại này có màu xanh đậm, giá dưới 10.000 đồng/kg. Và đáng sợ nhất, theo những công nhân đứng máy sản xuất túi nylon, là loại hạt nhựa được làm từ xi lanh phế thải từ bệnh viện có mặt trong mọi loại túi nylon mà chúng ta dùng hàng ngày. Hiện nay, cả nước, mỗi năm chi trung bình 648 tỉ đồng để sản xuất túi nylon. Các biện pháp hạn chế sử dụng túi nylon vì môi trường trên thế giới và Việt Nam Thế giới đang kêu gọi mọi người dùng túi tái sử dụng. Một chiếc túi nhựa PP không dệt (Non woven P.P.bag) sẽ tiết kiệm được 6 túi nylon bị thải ra mỗi tuần. Nếu 1/10 dân số Việt Nam dùng túi tái sử dụng,trong một năm chúng tađã có thể tiếtkiệm hơn 27 triệu túi nylon. Một loạt nước và vùng lãnh thổ trên thế giới như: Băng-la-đét, Ru-an-đa đã cấm sử dụng túi nylon; Trung Quốc trong năm 2008 đã kiên quyết nói không với túi nylon (dự kiến mỗi năm, Trung Quốc sẽ tiết kiệmđược 37 triệu thùng dầu thô nhờ chủ trương cấm phát túi nylon miễn phí); Kê-ni-a, Xinh-ga-po, Ca-na-đa, Đài Loan cũnghưởng ứng trào lưu, cấm hoặc hướng tới việc cấm sử dụng túi nylon. Ở Việt Nam, mọi người cũng ngày càng quan tâm hơn đến tác hại của loại túi này. Tại đợt phát động giảm túi nylon ở Hà Nội của Trung tâm Hỗ trợ ứng phó biến đổi khí hậu tháng 6-2009, đã có 10.000 bộ túi thân thiên với môi trường được phát không; Trong chương trình “Hạn chế sử dụng túi nylon vì môi trường” phát động ngày 30-1-2010, tại Hà Nội có 50.000 túi sử dụng nhiều lần bằng sợi tổng hợp thay thế túi nylon được phát miễn phí và bán trợ giá đến 30 siêu thị của Hapro tại Hà Nội. Giá thành để sản xuất loại túi này là 10.000/chiếc, được bán trợ giá với giá 4.000 đồng/chiếc. |
Kỷ niệm Ngày thành lập ASEAN và 15 năm Ngày Việt Nam gia nhập ASEAN  (08/08/2010)
Phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Lễ kỷ niệm lần thứ 43 Ngày thành lập ASEAN  (08/08/2010)
Quán triệt chủ trương tái cơ cấu Tập đoàn Vinashin  (08/08/2010)
Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định phê chuẩn chức Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ và Kon Tum  (07/08/2010)
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên