Hoạt động trong ngày 13-02-2019 của Chủ tịch Quốc hội
22:02, ngày 13-02-2019
TCCSĐT - Sáng 13-02, tại Tiểu khu 74, xóm Kẽm, xã Lâm Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tham dự Lễ ra quân hưởng ứng Tết trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ” mừng Xuân Kỷ Hợi 2019; chiều cùng ngày, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã thành kính dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Nhà 67, thả cá và trồng cây lưu niệm tại Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch.
Buổi sáng, cùng tham dự có Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình Bùi Văn Tỉnh; Tổng Thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc; Bộ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà, Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Thào Xuân Sùng; Chủ nhiệm một số ủy ban của Quốc hội; đại diện lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các bộ, ngành hữu quan và đông đảo các tầng lớp nhân dân, học sinh huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình.
Phát biểu tại buổi lễ, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình Nguyễn Văn Quang cho biết hiện nay diện tích che phủ rừng của Hòa Bình đạt trên 51%. Hưởng ứng Tết trồng cây, trong ngày 13-02, Hòa Bình có kế hoạch trồng trên 2.000 cây xanh là sự khởi đầu trong Năm mới, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái.
Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết trồng cây đầu Xuân đã trở thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, được các thế hệ kế thừa, phát huy và trở thành việc làm thiết thực vào mỗi dịp Tết đến, Xuân về.
Nhắc lại Lời phát động của Bác Hồ: “Mùa Xuân là Tết trồng cây/Làm cho đất nước càng ngày càng Xuân", Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh: “Qua 60 Tết trồng cây nhân dịp Xuân mới do Người phát động, chúng ta càng thấy rõ hơn ý nghĩa to lớn về tư tưởng, triết lý sống gần gũi với thiên nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái và tài nguyên thiên nhiên để phát triển bền vững của Người, đặc biệt, trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang trở thành thách thức nghiêm trọng đối với toàn nhân loại trong thế kỷ 21".
Chủ tịch Quốc hội cũng nêu bật thực trạng hiện nay, các loại hình thiên tai và các hiện tượng khí hậu cực đoan ngày một gia tăng, để lại hậu quả rất nặng nề.
Việt Nam là một trong 16 quốc gia có đa dạng sinh học cao nhất thế giới với hệ sinh thái bao gồm rừng, biển, đất ngập nước; sự phong phú và giàu có về các loài và nguồn gen sinh vật, dịch vụ sinh thái-môi trường do chúng mang lại, cùng hệ thống các kiến thức truyền thống và văn hóa địa phương về quản lý, sử dụng tài nguyên đã làm cho đa dạng sinh học có vai trò và giá trị vô cùng to lớn trong việc bảo đảm an ninh lương thực, phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học của Việt Nam đang bị suy giảm, môi trường đang bị suy thoái.
"Tăng trưởng xanh, phát triển bền vững đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia trên thế giới và là xu thế tất yếu của thời đại. Đồng thời, đây cũng là mục tiêu mà Việt Nam đang hướng tới trong quá phát triển, chuyển dịch mô hình tăng trưởng. Việc trồng thêm cây xanh sẽ khắc phục, giảm nhẹ sức tàn phá của thiên tai, chống xói mòn, hạn chế lũ lụt; bảo vệ, cải thiện môi trường sống," Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.
Chủ tịch Quốc hội đánh giá Chương trình Lễ ra quân hưởng ứng Tết trồng cây "Đời đời nhớ ơn Bác Hồ" mừng Xuân Kỷ Hợi 2019 tại tỉnh Hòa Bình là hoạt động hết sức ý nghĩa nhằm ghi nhớ Lời dạy của Người, tạo ra tác dụng vô cùng to lớn tới công cuộc bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.
Chủ tịch Quốc hội hoan nghênh các cấp, các ngành và đồng bào các dân tộc tỉnh Hòa Bình trong những năm qua đã đẩy mạnh phong trào trồng cây, trồng rừng. Đến nay, phong trào đã liên tục phát triển và lan tỏa sâu rộng, hiệu quả, góp phần xóa đói, giảm nghèo và bảo vệ môi trường.
Tỉnh Hòa Bình đã sớm ban hành chỉ thị về phát động "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ" Xuân Kỷ Hợi 2019 với nhiều nội dung thiết thực, phấn đấu trong năm 2019 toàn tỉnh thực hiện kế hoạch trồng 5.790ha rừng tập trung và 150 nghìn cây phân tán các loại; tổ chức chăm sóc tốt diện tích rừng trồng, quản lý bảo vệ tốt diện tích rừng tự nhiên hiện có.
Nhân dịp này, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Tỉnh ủy, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình chỉ đạo các sở, ban, ngành, các tổ chức đoàn thể của tỉnh tổ chức thực hiện có hiệu quả Kế hoạch Tết trồng cây Xuân Kỷ Hợi 2019, trong đó tập trung làm tốt công tác quy hoạch. Hòa Bình cần xác định rõ các khu vực cần bảo vệ nghiêm ngặt diện tích đất rừng, bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ nguồn sinh thủy; các khu vực cần phát triển rừng; mảng xanh đô thị để đảm bảo yêu cầu về sinh thái, môi trường.
Chủ tịch Quốc hội đề nghị cấp ủy, chính quyền các cấp đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục sâu rộng tới quần chúng nhân dân về ý nghĩa, mục đích của Tết trồng cây, về vai trò, tác dụng, lợi ích to lớn, lâu dài, giá trị nhân văn của việc trồng cây, trồng rừng; chỉ đạo, hướng dẫn và vận động mọi tầng lớp nhân dân, các tổ chức đoàn thể tích cực tham gia để “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” thực sự trở thành ngày hội của toàn dân; có biện pháp, kế hoạch để trồng phủ xanh hơn 1,7 triệu ha đất đồi núi chưa sử dụng.
Theo Chủ tịch Quốc hội, các hoạt động trồng cây phải được triển khai một cách thường xuyên, liên tục, với sự tham gia rộng rãi của các cấp chính quyền, cộng đồng dân cư.
Cùng với đó, tỉnh cần tăng cường các nguồn lực xã hội hóa từ các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong việc thực hiện các chương trình trồng cây xanh theo quan điểm “Trách nhiệm chung, lợi ích chung, đồng hành cùng phát triển".
Các cơ quan, đơn vị, trường học, doanh nghiệp đóng trên địa bàn nào thì tích cực tham gia Tết trồng cây theo địa bàn đó. Các khu đô thị, công viên, các khu di tích, công sở, trường học, đường đi, bãi rác, các khu, cụm công nghiệp, nhà máy thì trồng cây lấy gỗ, cây phong cảnh có bóng mát để tạo cảnh quan và bảo vệ môi trường.
Đối với các khu vực có thể trồng rừng tập trung, cần tích cực trồng cây gây rừng theo phương châm “trồng cây nào sống cây ấy, trồng cây nào là chăm sóc và bảo vệ chu đáo cây đó”; đồng thời tích cực tham gia trồng rừng, bảo vệ rừng, ngăn chặn tình trạng chặt phá, đốt rừng, khai thác rừng trái pháp luật...
Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh từng cấp, từng ngành, tổ chức, doanh nghiệp cần xác định phương châm bảo vệ môi trường chính là đầu tư cho sự phát triển, quyết liệt thực hiện hành động bảo vệ môi trường để giữ vững thành quả phát triển và nâng cao chất lượng cuộc sống; tăng cường công tác vận động, truyền thông, nâng cao nhận thức cộng đồng để mỗi doanh nghiệp, mỗi người dân thấy rõ bảo vệ môi trường, trồng cây gây rừng không chỉ là trách nhiệm, mà còn là quyền lợi để tạo dựng môi trường sống được tốt hơn.
Tiếp theo, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã đánh chiêng phát động Lễ ra quân hưởng ứng Tết trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ” mừng Xuân Kỷ Hợi 2019 và trao quà cho 30 gia đình chính sách của huyện Lương Sơn, Hòa Bình.
Chủ tịch Quốc hội cùng đại diện lãnh đạo tỉnh Hòa Bình, các cơ quan hữu quan, cùng khoảng 2.000 cán bộ, nhân dân, lực lượng vũ trang, hội viên Hội Nông dân, đoàn viên, thanh niên trồng 200 cây dổi, 2.000 cây keo và nhiều loại cây trồng lâu năm khác trên đồi, đất trống tại xóm Kẽm, xã Lâm Sơn, huyện Lương Sơn.
** Chiều cùng ngày, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã thành kính dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Nhà 67, thả cá và trồng cây lưu niệm tại Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch.
Tại Di tích Nhà 67 trong Khu Di tích - nơi Bác Hồ đã sống những ngày cuối cùng của cuộc đời, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Tổng Thư ký-Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện và một số Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội... đã thành kính dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Mỗi dịp Tết đến, Xuân về, người dân Việt Nam luôn nhớ đến lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Mùa Xuân là Tết trồng cây, làm cho đất nước càng ngày càng Xuân;” "Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người".
60 năm qua, trồng cây đầu Xuân đã trở thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc, được các thế hệ kế thừa, phát huy và trở thành việc làm thiết thực. Sau lễ dâng hương, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã trồng cây lưu niệm tại khuôn viên Khu Di tích.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã gặp gỡ, chúc mừng năm mới tới toàn thể cán bộ, nhân viên Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch.
Đánh giá cao nỗ lực cố gắng của tập thể cán bộ, nhân viên Khu Di tích trong việc giữ gìn, bảo tồn, phát huy những di sản của Bác Hồ để lại và nêu bật tầm quan trọng của Khu Di tích, Chủ tịch Quốc hội mong các cán bộ, nhân viên nơi đây tiếp tục phát huy hơn nữa những thành tích đạt được, phấn đấu thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ công tác của năm 2019./.
Phát biểu tại buổi lễ, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình Nguyễn Văn Quang cho biết hiện nay diện tích che phủ rừng của Hòa Bình đạt trên 51%. Hưởng ứng Tết trồng cây, trong ngày 13-02, Hòa Bình có kế hoạch trồng trên 2.000 cây xanh là sự khởi đầu trong Năm mới, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái.
Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết trồng cây đầu Xuân đã trở thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, được các thế hệ kế thừa, phát huy và trở thành việc làm thiết thực vào mỗi dịp Tết đến, Xuân về.
Nhắc lại Lời phát động của Bác Hồ: “Mùa Xuân là Tết trồng cây/Làm cho đất nước càng ngày càng Xuân", Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh: “Qua 60 Tết trồng cây nhân dịp Xuân mới do Người phát động, chúng ta càng thấy rõ hơn ý nghĩa to lớn về tư tưởng, triết lý sống gần gũi với thiên nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái và tài nguyên thiên nhiên để phát triển bền vững của Người, đặc biệt, trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang trở thành thách thức nghiêm trọng đối với toàn nhân loại trong thế kỷ 21".
Chủ tịch Quốc hội cũng nêu bật thực trạng hiện nay, các loại hình thiên tai và các hiện tượng khí hậu cực đoan ngày một gia tăng, để lại hậu quả rất nặng nề.
Việt Nam là một trong 16 quốc gia có đa dạng sinh học cao nhất thế giới với hệ sinh thái bao gồm rừng, biển, đất ngập nước; sự phong phú và giàu có về các loài và nguồn gen sinh vật, dịch vụ sinh thái-môi trường do chúng mang lại, cùng hệ thống các kiến thức truyền thống và văn hóa địa phương về quản lý, sử dụng tài nguyên đã làm cho đa dạng sinh học có vai trò và giá trị vô cùng to lớn trong việc bảo đảm an ninh lương thực, phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học của Việt Nam đang bị suy giảm, môi trường đang bị suy thoái.
"Tăng trưởng xanh, phát triển bền vững đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia trên thế giới và là xu thế tất yếu của thời đại. Đồng thời, đây cũng là mục tiêu mà Việt Nam đang hướng tới trong quá phát triển, chuyển dịch mô hình tăng trưởng. Việc trồng thêm cây xanh sẽ khắc phục, giảm nhẹ sức tàn phá của thiên tai, chống xói mòn, hạn chế lũ lụt; bảo vệ, cải thiện môi trường sống," Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.
Chủ tịch Quốc hội đánh giá Chương trình Lễ ra quân hưởng ứng Tết trồng cây "Đời đời nhớ ơn Bác Hồ" mừng Xuân Kỷ Hợi 2019 tại tỉnh Hòa Bình là hoạt động hết sức ý nghĩa nhằm ghi nhớ Lời dạy của Người, tạo ra tác dụng vô cùng to lớn tới công cuộc bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.
Chủ tịch Quốc hội hoan nghênh các cấp, các ngành và đồng bào các dân tộc tỉnh Hòa Bình trong những năm qua đã đẩy mạnh phong trào trồng cây, trồng rừng. Đến nay, phong trào đã liên tục phát triển và lan tỏa sâu rộng, hiệu quả, góp phần xóa đói, giảm nghèo và bảo vệ môi trường.
Tỉnh Hòa Bình đã sớm ban hành chỉ thị về phát động "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ" Xuân Kỷ Hợi 2019 với nhiều nội dung thiết thực, phấn đấu trong năm 2019 toàn tỉnh thực hiện kế hoạch trồng 5.790ha rừng tập trung và 150 nghìn cây phân tán các loại; tổ chức chăm sóc tốt diện tích rừng trồng, quản lý bảo vệ tốt diện tích rừng tự nhiên hiện có.
Nhân dịp này, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Tỉnh ủy, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình chỉ đạo các sở, ban, ngành, các tổ chức đoàn thể của tỉnh tổ chức thực hiện có hiệu quả Kế hoạch Tết trồng cây Xuân Kỷ Hợi 2019, trong đó tập trung làm tốt công tác quy hoạch. Hòa Bình cần xác định rõ các khu vực cần bảo vệ nghiêm ngặt diện tích đất rừng, bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ nguồn sinh thủy; các khu vực cần phát triển rừng; mảng xanh đô thị để đảm bảo yêu cầu về sinh thái, môi trường.
Chủ tịch Quốc hội đề nghị cấp ủy, chính quyền các cấp đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục sâu rộng tới quần chúng nhân dân về ý nghĩa, mục đích của Tết trồng cây, về vai trò, tác dụng, lợi ích to lớn, lâu dài, giá trị nhân văn của việc trồng cây, trồng rừng; chỉ đạo, hướng dẫn và vận động mọi tầng lớp nhân dân, các tổ chức đoàn thể tích cực tham gia để “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” thực sự trở thành ngày hội của toàn dân; có biện pháp, kế hoạch để trồng phủ xanh hơn 1,7 triệu ha đất đồi núi chưa sử dụng.
Theo Chủ tịch Quốc hội, các hoạt động trồng cây phải được triển khai một cách thường xuyên, liên tục, với sự tham gia rộng rãi của các cấp chính quyền, cộng đồng dân cư.
Cùng với đó, tỉnh cần tăng cường các nguồn lực xã hội hóa từ các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong việc thực hiện các chương trình trồng cây xanh theo quan điểm “Trách nhiệm chung, lợi ích chung, đồng hành cùng phát triển".
Các cơ quan, đơn vị, trường học, doanh nghiệp đóng trên địa bàn nào thì tích cực tham gia Tết trồng cây theo địa bàn đó. Các khu đô thị, công viên, các khu di tích, công sở, trường học, đường đi, bãi rác, các khu, cụm công nghiệp, nhà máy thì trồng cây lấy gỗ, cây phong cảnh có bóng mát để tạo cảnh quan và bảo vệ môi trường.
Đối với các khu vực có thể trồng rừng tập trung, cần tích cực trồng cây gây rừng theo phương châm “trồng cây nào sống cây ấy, trồng cây nào là chăm sóc và bảo vệ chu đáo cây đó”; đồng thời tích cực tham gia trồng rừng, bảo vệ rừng, ngăn chặn tình trạng chặt phá, đốt rừng, khai thác rừng trái pháp luật...
Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh từng cấp, từng ngành, tổ chức, doanh nghiệp cần xác định phương châm bảo vệ môi trường chính là đầu tư cho sự phát triển, quyết liệt thực hiện hành động bảo vệ môi trường để giữ vững thành quả phát triển và nâng cao chất lượng cuộc sống; tăng cường công tác vận động, truyền thông, nâng cao nhận thức cộng đồng để mỗi doanh nghiệp, mỗi người dân thấy rõ bảo vệ môi trường, trồng cây gây rừng không chỉ là trách nhiệm, mà còn là quyền lợi để tạo dựng môi trường sống được tốt hơn.
Tiếp theo, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã đánh chiêng phát động Lễ ra quân hưởng ứng Tết trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ” mừng Xuân Kỷ Hợi 2019 và trao quà cho 30 gia đình chính sách của huyện Lương Sơn, Hòa Bình.
Chủ tịch Quốc hội cùng đại diện lãnh đạo tỉnh Hòa Bình, các cơ quan hữu quan, cùng khoảng 2.000 cán bộ, nhân dân, lực lượng vũ trang, hội viên Hội Nông dân, đoàn viên, thanh niên trồng 200 cây dổi, 2.000 cây keo và nhiều loại cây trồng lâu năm khác trên đồi, đất trống tại xóm Kẽm, xã Lâm Sơn, huyện Lương Sơn.
** Chiều cùng ngày, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã thành kính dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Nhà 67, thả cá và trồng cây lưu niệm tại Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch.
Tại Di tích Nhà 67 trong Khu Di tích - nơi Bác Hồ đã sống những ngày cuối cùng của cuộc đời, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Tổng Thư ký-Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện và một số Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội... đã thành kính dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Mỗi dịp Tết đến, Xuân về, người dân Việt Nam luôn nhớ đến lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Mùa Xuân là Tết trồng cây, làm cho đất nước càng ngày càng Xuân;” "Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người".
60 năm qua, trồng cây đầu Xuân đã trở thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc, được các thế hệ kế thừa, phát huy và trở thành việc làm thiết thực. Sau lễ dâng hương, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã trồng cây lưu niệm tại khuôn viên Khu Di tích.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã gặp gỡ, chúc mừng năm mới tới toàn thể cán bộ, nhân viên Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch.
Đánh giá cao nỗ lực cố gắng của tập thể cán bộ, nhân viên Khu Di tích trong việc giữ gìn, bảo tồn, phát huy những di sản của Bác Hồ để lại và nêu bật tầm quan trọng của Khu Di tích, Chủ tịch Quốc hội mong các cán bộ, nhân viên nơi đây tiếp tục phát huy hơn nữa những thành tích đạt được, phấn đấu thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ công tác của năm 2019./.
Dấu ấn của Bộ đội Biên phòng trong quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia  (13/02/2019)
Một số kết quả đạt được sau 5 năm thực hiện Chiến lược công tác dân tộc và những vấn đề đặt ra  (13/02/2019)
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ: Mong muốn Agribank tiếp tục có nhiều đóng góp to lớn cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn và nền kinh tế đất nước  (13/02/2019)
Moody’s đánh giá tích cực đối với Agribank  (13/02/2019)
Moody’s đánh giá tích cực đối với Agribank  (13/02/2019)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay