Việt Nam trúng cử thành viên Ủy ban Luật thương mại quốc tế Liên hợp quốc
Ngày 17-12, Việt Nam đã lần đầu tiên trúng cử thành viên Ủy ban Luật thương mại quốc tế (UNCITRAL) nhiệm kỳ 2019 - 2025, với số phiếu 157/193 trong cuộc bầu cử tại Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 73 tại New York, Mỹ.
Việt Nam đã cùng với 8 nước khác thuộc Nhóm châu Á - Thái Bình Dương ứng cử cho 7 vị trí của Nhóm này trong đợt bầu cử UNCITRAL năm nay. Đây cũng là lần đầu tiên Việt Nam tham gia ứng cử vào cơ quan này.
UNCITRAL là một cơ quan chuyên môn pháp lý của Liên hợp quốc, được Đại hội đồng Liên hợp quốc lập ra từ năm 1966 với mục đích thúc đẩy quá trình hài hòa và nhất thể hóa pháp luật thương mại quốc tế, thông qua đó giảm thiểu những rào cản đối với sự phát triển của thương mại quốc tế.
Việc Việt Nam ứng cử thành công và lần đầu tiên trở thành thành viên UNCITRAL đã thể hiện vị thế, uy tín quốc tế ngày càng cao của Việt Nam, mối quan hệ hữu nghị rộng mở của Việt Nam, ghi nhận sự đóng góp, nỗ lực tích cực, có trách nhiệm của Việt Nam đối với công việc chung của cộng đồng quốc tế, trong đó có lĩnh vực luật thương mại quốc tế.
Theo Đại sứ Đặng Đình Quý, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại Liên hợp quốc, việc Việt Nam quyết định ứng cử làm thành viên UNCITRAL xuất phát từ đường lối đối ngoại chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, chủ trương đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương, vận dụng và tham gia phát triển pháp luật quốc tế nhằm nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại nói chung, phục vụ cho triển khai chiến lược phát triển kinh tế - xã hội vì mục tiêu phát triển bền vững của nước ta, đóng góp vào thúc đẩy hòa bình và thịnh vượng của Việt Nam và của cả khu vực và toàn thế giới.
Sự kiện Việt Nam trở thành thành viên UNCITRAL đánh dấu bước tiến tiếp theo trong việc chủ động, tích cực hội nhập quốc tế của Việt Nam, cụ thể ở đây là hội nhập pháp lý đa phương, thực hiện chủ trương tham gia xây dựng, định hình luật chơi chung ở cấp độ quốc tế trong khuôn khổ Liên hợp quốc.
Trong thời gian qua, Việt Nam đã chủ động tăng cường hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới thông qua việc tham gia một số Công ước quốc tế, sử dụng nhiều luật mẫu, hướng dẫn, quy tắc về luật thương mại quốc tế, trong đó có quy tắc trọng tài, được xây dựng trong khuôn khổ UNCITRAL.
Sắp tới, việc triển khai các Hiệp định song phương và đa phương về thương mại, đầu tư, kể cả các hiệp định tự do thương mại thế hệ mới như Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTTP) đặt ra yêu cầu cấp thiết cho Việt Nam về hoàn thiện pháp luật về thương mại.
Hiện nay, hoạt động của UNCITRAL đang tập trung vào các mảng công tác về trọng tài và hòa giải, cải tổ cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà nước và nhà đầu tư, thương mại điện tử, luật phá sản, giao dịch bảo đảm, doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Việc Việt Nam cùng các nước tham gia vào UNCITRAL, phát huy áp dụng các văn kiện và sáng kiến của UNCITRAL, sẽ giúp tạo thuận lợi cho hoàn thiện, hài hòa hóa pháp luật quốc gia về thương mại, qua đó giảm các rào cản, giải quyết thỏa đáng tranh chấp phát sinh, tăng cường thương mại quốc tế phục vụ phát triển bền vững, vì hòa bình và thịnh vượng cho nhân dân Việt Nam và các nước trên thế giới./.
Tránh cầu toàn, nóng vội trong chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 18, 19  (18/12/2018)
Hoạt động của các Phó Thủ tướng Chính phủ  (18/12/2018)
IPU cam kết hỗ trợ Việt Nam thực hiện mục tiêu phát triển bền vững  (17/12/2018)
Thủ tướng chỉ đạo về 2 nghị quyết đầu năm mới 2019  (17/12/2018)
Thủ tướng dự Lễ đón nhận Danh hiệu Anh hùng của Bệnh viện 108  (17/12/2018)
Chủ tịch Quốc hội dự Kỳ họp thứ 9, HĐND thành phố Đà Nẵng Khóa IX  (17/12/2018)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên