Khơi dậy khát vọng khởi nghiệp trong sinh viên để đưa đất nước giàu mạnh
Tham dự lễ khai mạc Ngày hội có các đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Dân vận Trung ương; Vũ Đức Đam, Phó Thủ tướng Chính phủ; Phùng Xuân Nhạ, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng đại diện lãnh đạo một số bộ, ban, ngành Trung ương.
Phát biểu tại Ngày hội, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định, với việc xây dựng Đề án "Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025", Chính phủ kỳ vọng sẽ thúc đẩy tinh thần, khát vọng khởi nghiệp trong học sinh, sinh viên.
Phó Thủ tướng chia sẻ: Đất nước ta đã trải qua bao thiên tai, địch họa, nhân dân đã đi qua hai cuộc chiến tranh khốc liệt, với nhiều hy sinh, mất mát. Vì vậy, hòa bình, độc lập là khát vọng của nhân dân Việt Nam, đi cùng với đó là mơ ước về sự giàu mạnh, ấm no. Có thể nói, chưa bao giờ Việt Nam phát triển như ngày hôm nay, song so với thế giới, chúng ta chỉ là nước có thu nhập trung bình thấp. Do đó, chúng ta không thể đợi nước khác đến làm giàu cho Việt Nam mà bản thân mỗi người dân phải cùng góp sức để đất nước giàu lên.
Phó Thủ tướng mong muốn thế hệ trẻ sẽ là tầng lớp đưa đất nước phát triển lớn mạnh và khi mỗi người trẻ có khát vọng, họ sẽ dám dấn thân, không sợ thất bại để có ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo, trang bị kiến thức về khởi nghiệp để làm giàu cho quê hương, đất nước. Lãnh đạo các trường cùng các thầy cô giáo cũng cần thay đổi mạnh mẽ hơn nữa, nỗ lực cùng sinh viên nghiên cứu khoa học để hỗ trợ các ý tưởng sáng tạo. Bởi đại học là thành tố chính trong hệ sáng tạo quốc gia, là nơi nghiên cứu ra các tri thức mới thay vì truyền thụ các tri thức cũ. Các cơ sở giáo dục, các trường đại học, cao đẳng cần có các biện pháp kết nối và hỗ trợ cần thiết để nuôi dưỡng ý tưởng của học sinh, sinh viên. Đây chính là nơi sản sinh ra nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo thành công.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam hy vọng sẽ có nhiều hơn những ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo trong học sinh, sinh viên và những ý tưởng đó được sự hỗ trợ, nuôi dưỡng từ nhiều nguồn lực, nhà nước và cộng đồng doanh nghiệp. Phó Thủ tướng nhấn mạnh: Hiện nay, số lượng doanh nghiệp Việt Nam còn rất thấp so với các nước trên thế giới, trong đó, chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Do vậy, Việt Nam cần có thêm nhiều doanh nghiệp sáng tạo để đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững. Phó Thủ tướng tin tưởng, nếu có bước đi đúng, chiến lược đúng, khơi dậy được tinh thần và sức mạnh của toàn dân tộc, chúng ta chắc chắn sẽ thành công.
Chia sẻ về việc triển khai Đề án "Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025", Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ cho biết: Thời gian qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã hướng dẫn và chỉ đạo các cơ sở đào tạo cung cấp thông tin, tạo môi trường, tổ chức các hoạt động truyền cảm hứng nhằm thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp của sinh viên. Trong đó, xây dựng những chương trình đào tạo tinh thần doanh nhân, tinh thần khởi nghiệp, cung cấp các kiến thức cần thiết để thế hệ trẻ có thể đối mặt với các vấn đề của thực tiễn một cách tích cực nhất, nhìn thấy trong các khó khăn những cơ hội mang tính thách thức, có niềm tin và động lực để giải quyết khó khăn, mang lại giá trị cho bản thân, cộng đồng và doanh nghiệp.
Sau một năm triển khai Đề án, các hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp trong ngành giáo dục đã có nhiều chuyển biến tích cực, minh chứng là các sản phẩm, các dự án khởi nghiệp của học sinh, sinh viên trong cả nước mang đến trưng bày thông qua các gian hàng tại Ngày Hội hôm nay rất phong phú, sáng tạo. Đặc biệt, có sự góp mặt của các dự án khởi nghiệp đến từ học sinh phổ thông ở độ tuổi còn rất trẻ nhưng có tinh thần khát khao khởi nghiệp và mong muốn được hiện thực hóa các ý tưởng của mình.
Trong khuôn khổ Ngày hội, nhiều hoạt động được tổ chức như: Diễn đàn “Nguồn cảm hứng khởi nghiệp của học sinh sinh viên”; Hội thảo “Nghiên cứu khoa học, ươm tạo khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục đại học”; Hội thảo “định hướng xây dựng hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp đối với học sinh Trung học phổ thông”; Diễn đàn “Động lực giúp sinh viên khởi nghiệp trong thời đại công nghiệp 4.0”. Điểm nhấn của Ngày hội là vòng chung kết cuộc thi “Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp năm 2018” và lễ tổng kết, trao giải cuộc thi. Trong số 15 dự án xuất sắc nhất được lọt vào vòng chung kết, có nhiều dự án đã được học sinh, sinh viên triển khai và bước đầu đã có thành công.
Bên cạnh đó, khoảng 80 dự án khởi nghiệp của học sinh, sinh viên ở nhiều lĩnh vực khác nhau như: Khoa học, công nghệ; Kinh doanh, tài chính, giáo dục, y tế, dịch vụ; nông, lâm, ngư nghiệp, kinh doanh đã được trưng bày tại Ngày hội, thu hút sự quan tâm của các doanh nghiệp cũng như học sinh, sinh viên./.
Tình thế khó khăn của Thủ tướng Anh Theresa May trước những đảm bảo không chắc chắn từ EU  (16/12/2018)
Cả nước tưng bừng trong niềm vui chiến thắng của Đội tuyển bóng đá quốc gia tại AFF Suzuki Cup 2018  (16/12/2018)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển