Các nước quyết tâm đạt đồng thuận tại Hội nghị đỉnh Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 24
23:11, ngày 15-12-2018
TCCSĐT - Với mục tiêu thúc đẩy thực hiện Hiệp định Paris năm 2015 về biến đổi khí hậu theo những cách thực tế nhất, hạn chế phát thải lượng khí gây hiệu ứng nhà kính, giữ mức tăng nhiệt độ của Trái Đất cho đến cuối thế kỷ 21 ở mức từ 1,5 đến 2 độ C, Hội nghị thượng đỉnh Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 24 (COP 24) tại thành phố Katowice, Ba Lan, đã kéo dài hơn một chút so với kế hoạch nhằm nỗ lực tìm kiếm sự đồng thuận.
Hội nghị COP 24 dự kiến kết thúc trong ngày 14-12, song đã kéo dài hơn do nảy sinh bất đồng giữa các nước phát triển và đang phát triển, đặc biệt liên quan tới cách diễn đạt trong báo cáo của IPCC, vạch ra những lý do cần phải giới hạn sự ấm lên của Trái Đất ở dưới ngưỡng 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp cũng như giảm lượng khí phát thải nhà kính. Một bất đồng nữa là cách thức xác định mức độ hỗ trợ cho các nước đang chịu nhiều thiệt hại do tình trạng biến đổi khí hậu. Dù vậy, đa số các nước thành viên đều khẳng định ủng hộ văn kiện này.
IPCC đã công bố một báo cáo đặc biệt về khả năng đạt được mục tiêu giữ mức tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu ở mức 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Ông Hoesung Lee, Chủ tịch Ủy ban IPCC, tái khẳng định rằng mục tiêu kiềm chế mức tăng nhiệt độ chỉ có thể đạt được nếu các chính phủ hành động khẩn cấp và trên phạm vi rộng lớn, bao trùm mọi lĩnh vực xã hội. Theo ông, báo cáo đã gửi đi một thông điệp hết sức rõ ràng và hiện là lúc các nước phải hành động.
Trong khi đó, Tổng thư ký Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) Petteri Taalas cảnh báo rằng mức phát thải khí nhà kính hiện nay là quá lớn, dẫn đến những tác động gây biến đổi khí hậu nghiêm trọng trên toàn thế giới, từ sự tan băng ở các đầu cực đến những hình thái thời tiết cực đoan như cháy rừng, mưa lũ...trong năm nay. Ông khẳng định: "Chúng tôi dự đoán lượng khí thải carbon dioxide toàn cầu sẽ tăng 2-4% trong năm nay. Nếu chúng ta thực sự nghiêm túc với Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, chúng ta sẽ cần những số liệu khác". Quan chức WMO cũng chỉ ra rằng ngay cả khi mức độ ô nhiễm không khí dừng lại ở mức hiện nay, lượng khí phát thải vẫn sẽ tồn tại trong khí quyển nhiều năm tới.
Để ra được dự thảo tuyên bố chung, Chủ tịch hội nghị COP 24 đã phải vận động, thuyết phục, kêu gọi các bên giảm bất đồng và phải đưa ra bằng được văn bản cuối cùng đạt được sự đồng thuận cả về mặt ngôn ngữ và những điểm mấu chốt nhằm thực thi thỏa thuận Paris về đối phó biến đổi khí hậu vào cuộc họp chiều ngày 13-12 vừa qua. Dự thảo đặt ra các lựa chọn nhằm thực thi thỏa thuận Paris 2015 giới hạn mức độ ấm nóng toàn cầu dưới 2 độ C. Đa phần các quốc gia tham gia đàm phán cũng tái khẳng định sự ủng hộ báo cáo của Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc giới hạn mức độ ấm nóng toàn cầu.
IPCC đã công bố một báo cáo đặc biệt về khả năng đạt được mục tiêu giữ mức tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu ở mức 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Ông Hoesung Lee, Chủ tịch Ủy ban IPCC, tái khẳng định rằng mục tiêu kiềm chế mức tăng nhiệt độ chỉ có thể đạt được nếu các chính phủ hành động khẩn cấp và trên phạm vi rộng lớn, bao trùm mọi lĩnh vực xã hội. Theo ông, báo cáo đã gửi đi một thông điệp hết sức rõ ràng và hiện là lúc các nước phải hành động.
Trong khi đó, Tổng thư ký Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) Petteri Taalas cảnh báo rằng mức phát thải khí nhà kính hiện nay là quá lớn, dẫn đến những tác động gây biến đổi khí hậu nghiêm trọng trên toàn thế giới, từ sự tan băng ở các đầu cực đến những hình thái thời tiết cực đoan như cháy rừng, mưa lũ...trong năm nay. Ông khẳng định: "Chúng tôi dự đoán lượng khí thải carbon dioxide toàn cầu sẽ tăng 2-4% trong năm nay. Nếu chúng ta thực sự nghiêm túc với Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, chúng ta sẽ cần những số liệu khác". Quan chức WMO cũng chỉ ra rằng ngay cả khi mức độ ô nhiễm không khí dừng lại ở mức hiện nay, lượng khí phát thải vẫn sẽ tồn tại trong khí quyển nhiều năm tới.
Để ra được dự thảo tuyên bố chung, Chủ tịch hội nghị COP 24 đã phải vận động, thuyết phục, kêu gọi các bên giảm bất đồng và phải đưa ra bằng được văn bản cuối cùng đạt được sự đồng thuận cả về mặt ngôn ngữ và những điểm mấu chốt nhằm thực thi thỏa thuận Paris về đối phó biến đổi khí hậu vào cuộc họp chiều ngày 13-12 vừa qua. Dự thảo đặt ra các lựa chọn nhằm thực thi thỏa thuận Paris 2015 giới hạn mức độ ấm nóng toàn cầu dưới 2 độ C. Đa phần các quốc gia tham gia đàm phán cũng tái khẳng định sự ủng hộ báo cáo của Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc giới hạn mức độ ấm nóng toàn cầu.
Cũng trong khuôn khổ Hội nghị, Chile sẽ là nước đăng cai tổ chức hội nghị tiếp theo COP 25 vào cuối năm 2019. Bộ trưởng Môi trường Chile Carolina Schmidt xác nhận thông tin này trong một cuộc họp báo bên lề COP 24. Theo kế hoạch ban đầu, Brazil sẽ là chủ nhà của COP 25, tuy nhiên Chính phủ nước này vừa quyết định rút lui vào cuối tháng 11 vừa qua. Bên cạnh chi phí lớn, chính phủ của Tổng thống Michel Temer còn bất đồng một số điểm và từng có ý định rút Brazil khỏi Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu năm 2015.
Chile và Costa Rica là hai quốc gia chạy đua để thay thế vị trí của Brazil. Costa Rica rút lui vì chi phí quá lớn. Chile đã được các phái đoàn tham dự COP 24 trao quyền tổ chức COP 25, với sự hỗ trợ của Costa Rica. Trước đó, khi Brazil công bố quyết định rút lui, Đức được xem là ứng viên thay thế một cách bất đắc dĩ, do nước này vừa tổ chức COP 23 tại Bonn hồi năm 2017 giúp cho quốc đảo Fiji. Theo quy ước của Liên hợp quốc, các hội nghị về biến đổi khí hậu hằng năm sẽ được tổ chức luân phiên giữa châu Âu và khu vực Trung Mỹ - Nam Mỹ.
Tham dự Hội nghị Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu năm 2018 (COP24) tại Katowice, Việt Nam cũng đã gửi đi thông điệp kêu các nước gọi hợp tác và hài hòa lợi ích trong ứng phó biến đổi khí hậu. Tại Hội nghị COP 24, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành, Trưởng đoàn Việt Nam nhận định, kể từ khi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu lịch sử được thông qua 3 năm trước, cộng đồng quốc tế đã hết sức nỗ lực nhằm thực hiện thỏa thuận, bao gồm việc xây dựng Chương trình nghị sự thực hiện Hiệp định Paris (PAWP). Qua một số phiên họp, dự thảo PAWP đã minh chứng cho những nỗ lực và thỏa hiệp của các bên, tuy nhiên, vẫn còn một số vấn đề cần tiếp tục được tháo gỡ. Trong bối cảnh các nước đang phải chạy đua với thời gian, Việt Nam kêu gọi đề cao tinh thần hợp tác, cùng nhau thảo luận để hài hòa lợi ích của quốc gia với mối quan tâm quốc tế. Đại diện Việt Nam nêu rõ các hành động ứng phó với biến đổi khí hậu trước năm 2020 có ý nghĩa quan trọng nhằm thu hẹp khoảng trống về phát thải khí nhà kính. Để đạt được mục tiêu đó, các quốc gia chưa phê chuẩn Sửa đổi Doha cần khẩn trương hoàn tất thủ tục phê chuẩn. Thực hiện việc này sẽ củng cố lòng tin giữa các bên và tạo đà thực hiện các hành động ứng phó với biến đổi khí hậu cho giai đoạn sau 2020.
Cũng tại hội nghị, Thứ trưởng Lê Công Thành một lần nữa khẳng định, là một quốc gia đã và đang tích cực tham gia, thực hiện các cam kết quốc tế về biến đổi khí hậu, Việt Nam đã ban hành Kế hoạch thực hiện Hiệp định Paris, trong đó tập trung vào việc thực hiện Đối tác đóng góp quốc gia tự quyết định (NDC), hướng tới hoàn thành các mục tiêu giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, thích ứng với biến đổi khí hậu và tăng khả năng chống chịu của quốc gia. Ứng phó với biến đổi khí hậu, thực hiện NDC đã trở thành hoạt động thường xuyên, liên tục của quốc gia và đã được lồng ghép vào các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của tất cả các cấp, các ngành, doanh nghiệp, cộng đồng và của từng người dân Việt Nam. Việt Nam cũng đã khởi động tiến trình rà soát NDC theo yêu cầu tại COP 21 và xây dựng Thông báo quốc gia lần thứ ba. Hai tài liệu quan trọng này sẽ hoàn thành trong năm 2019. Những nỗ lực không ngừng của Chính phủ Việt Nam được đồng hành cùng sự tham gia của khối tư nhân và hỗ trợ của quốc tế, Việt Nam sẽ đặt ra lộ trình rõ ràng về ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam, góp phần vào nỗ lực ứng phó chung của toàn cầu. Trong quá trình đàm phán tại COP24, Việt Nam cũng đã cùng với các nước thành viên có những tiến bộ đáng kể trong đàm phán xây dựng chương trình nghị sự thực hiện Hiệp định Paris. Với hy vọng những vấn đề khó khăn, tồn tại có thể được các bộ trưởng và đoàn cấp cao tháo gỡ trong tuần này.
Cũng tại hội nghị, Thứ trưởng Lê Công Thành một lần nữa khẳng định, là một quốc gia đã và đang tích cực tham gia, thực hiện các cam kết quốc tế về biến đổi khí hậu, Việt Nam đã ban hành Kế hoạch thực hiện Hiệp định Paris, trong đó tập trung vào việc thực hiện Đối tác đóng góp quốc gia tự quyết định (NDC), hướng tới hoàn thành các mục tiêu giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, thích ứng với biến đổi khí hậu và tăng khả năng chống chịu của quốc gia. Ứng phó với biến đổi khí hậu, thực hiện NDC đã trở thành hoạt động thường xuyên, liên tục của quốc gia và đã được lồng ghép vào các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của tất cả các cấp, các ngành, doanh nghiệp, cộng đồng và của từng người dân Việt Nam. Việt Nam cũng đã khởi động tiến trình rà soát NDC theo yêu cầu tại COP 21 và xây dựng Thông báo quốc gia lần thứ ba. Hai tài liệu quan trọng này sẽ hoàn thành trong năm 2019. Những nỗ lực không ngừng của Chính phủ Việt Nam được đồng hành cùng sự tham gia của khối tư nhân và hỗ trợ của quốc tế, Việt Nam sẽ đặt ra lộ trình rõ ràng về ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam, góp phần vào nỗ lực ứng phó chung của toàn cầu. Trong quá trình đàm phán tại COP24, Việt Nam cũng đã cùng với các nước thành viên có những tiến bộ đáng kể trong đàm phán xây dựng chương trình nghị sự thực hiện Hiệp định Paris. Với hy vọng những vấn đề khó khăn, tồn tại có thể được các bộ trưởng và đoàn cấp cao tháo gỡ trong tuần này.
Hội nghị COP 24 là một trong hai hội nghị cuối cùng trước thềm năm 2020 khi Thỏa thuận Paris 2015 chính thức có hiệu lực. Ba năm trước tại Hội nghị lần thứ 21 của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu, đại diện 195 quốc gia đã thông qua Thỏa thuận Paris lịch sử nhằm ngăn chặn tình trạng ấm lên toàn cầu. Các quốc gia đã cam kết khống chế nhiệt độ trái đất không tăng quá 2 độ C thậm chí là 1,5 độ C vào năm 2030 nếu có thể. Nhưng ba năm qua, thế giới đã phải chứng kiến một sự bùng nổ của các vụ cháy rừng dữ dội làm nhiều người thiệt mạng, các đợt nắng nóng gay gắt và những đợt hạn hán kéo dài ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe con người và sản xuất nông nghiệp, các cơn bão ngày càng có sức tàn phá mạnh và mực nước biển ngày càng dâng cao, gây ngập lụt ở nhiều nơi.
Tác nhân gây ra hiện tượng thời tiết cực đoan có sức tàn phá ngày một lớn đó chính là việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch của con người, làm phát thải ra lượng khí CO2 cao, dẫn tới sự ấm lên toàn cầu không thể kiểm soát nổi. Cắt giảm lượng khí phát thải nhà kính là một trong những nhiệm vụ chính của Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 24 của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu tại Ba Lan, bên cạnh việc hoàn tất một bộ quy chuẩn hướng dẫn các nước thực thi Thỏa thuận Paris một cách đầy đủ. Tuy nhiên việc hiện thực hóa những nhiệm vụ này không hề đơn giản khi các nhà đàm phán phải đón nhận những tin không vui trước khi hội nghị diễn ra khi mà hàng loạt báo cáo mới nhất cho thấy những thách thức về khí hậu vẫn chưa được giải quyết và lượng khí thải carbon toàn cầu được dự báo tăng lên mức cao nhất mọi thời đại trong năm nay.
Theo một báo cáo của Đại học East Anglia (Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất) và Dự án Carbon toàn cầu, lượng khí thải carbon toàn cầu trong năm nay dự kiến sẽ tăng hơn 2% so với năm 2017, lên 37,1 tỷ tấn CO2, chủ yếu do gia tăng sử dụng than, dầu và khí đốt. Các tổ chức khí tượng và môi trường của Liên hợp quốc cũng cảnh báo nhiệt độ toàn cầu đang tiếp tục tăng và có khả năng tăng thêm từ 3 tới 5 độ C trong thế kỷ này, vượt xa so với mục tiêu hạn chế mức tăng từ 1,5 cho tới 2 độ C đã được đặt ra trước đó. Điều đó có nghĩa thế giới cần phải nỗ lực gấp ba thậm chí gấp năm lần từ nay tới năm 2030 để đạt mục tiêu của Thỏa thuận Paris đề ra, trong đó có việc giảm một nửa tỉ lệ sử dụng nhiên liệu hóa thạch - một nhiệm vụ được coi là bất khả thi đối với các quốc gia tiêu thụ than hàng đầu như Trung Quốc, Ấn Độ, Australia, Mỹ, Nga, Indonesia, Đức hay Ba Lan./.
Theo một báo cáo của Đại học East Anglia (Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất) và Dự án Carbon toàn cầu, lượng khí thải carbon toàn cầu trong năm nay dự kiến sẽ tăng hơn 2% so với năm 2017, lên 37,1 tỷ tấn CO2, chủ yếu do gia tăng sử dụng than, dầu và khí đốt. Các tổ chức khí tượng và môi trường của Liên hợp quốc cũng cảnh báo nhiệt độ toàn cầu đang tiếp tục tăng và có khả năng tăng thêm từ 3 tới 5 độ C trong thế kỷ này, vượt xa so với mục tiêu hạn chế mức tăng từ 1,5 cho tới 2 độ C đã được đặt ra trước đó. Điều đó có nghĩa thế giới cần phải nỗ lực gấp ba thậm chí gấp năm lần từ nay tới năm 2030 để đạt mục tiêu của Thỏa thuận Paris đề ra, trong đó có việc giảm một nửa tỉ lệ sử dụng nhiên liệu hóa thạch - một nhiệm vụ được coi là bất khả thi đối với các quốc gia tiêu thụ than hàng đầu như Trung Quốc, Ấn Độ, Australia, Mỹ, Nga, Indonesia, Đức hay Ba Lan./.
Trưởng ban Dân vận Trung ương Trương Thị Mai thăm, chúc mừng Giáng sinh Giáo phận Bùi Chu  (15/12/2018)
- Quảng Ngãi phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, trọng tâm là xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
- Một số nội dung chủ yếu trong đường lối, chủ trương của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa liên quan đến chuyển đổi công nghiệp
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên