Các hoạt động của Chủ tịch Quốc hội tại Hàn Quốc
22:04, ngày 05-12-2018
TCCSĐT - Sáng 05-12 (giờ địa phương), tại Busan, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Hàn Quốc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã gặp gỡ đại diện các gia đình đa văn hóa Việt Nam - Hàn Quốc đang sinh sống tại Busan. Cùng dự cuộc gặp mặt có các thành viên Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam và Thị trưởng Thành phố Busan Oh Keo - do.
Báo cáo với Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch Chi hội người Việt Nam tại thành phố Busan Mạc Thị Hiền cho biết, cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống, học tập và làm việc tại Busan thường xuyên tổ chức các hoạt động hỗ trợ lẫn nhau, quảng bá văn hóa Việt Nam tại Hàn Quốc, dạy trẻ em của các gia đình đa văn hóa Việt Nam - Hàn Quốc tiếng Việt cũng như lịch sử và văn hóa Việt Nam. Nhiều người Việt Nam tại Busan, trong đó có phụ nữ đã rất thành công và có nhiều đóng góp cho cộng đồng người Việt tại Hàn Quốc cũng như đóng góp cho đất nước Hàn Quốc, được ghi nhận và đánh giá cao.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân bày tỏ vui mừng khi đa số gia đình đa văn hóa tại Hàn Quốc có cuộc sống gia đình hạnh phúc, luôn hướng về quê hương, đất nước. Người Việt Nam tại Hàn Quốc nói chung và các gia đình đa văn hóa Việt Nam - Hàn Quốc nói riêng đang là cầu nối quan trọng cho sự gắn bó, hợp tác và phát triển lâu bền giữa hai dân tộc, hai đất nước. Việt Nam và Hàn Quốc có sự tương đồng về văn hóa. Nhấn mạnh điều này, Chủ tịch Quốc hội cũng nêu rõ, với sự quan tâm của lãnh đạo hai nước và sự hợp tác rất hiệu quả giữa hai nước, Việt Nam và Hàn Quốc đang có mối quan hệ tốt đẹp hơn bao giờ hết trên mọi lĩnh vực.
Thông báo với đại diện các gia đình đa văn hóa Việt Nam - Hàn Quốc một số nét về tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam hiện nay, Chủ tịch Quốc hội khẳng định Đảng, Nhà nước và người dân trong nước luôn coi cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận không tách rời của dân tộc Việt Nam. Chủ tịch Quốc hội mong cộng đồng người Việt Nam tại Hàn Quốc xem Hàn Quốc là quê hương thứ hai, ra sức đóng góp xây dựng và phát triển đất nước Hàn Quốc, tôn trọng và tuân thủ pháp luật của nước sở tại, tôn trọng và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của người dân Hàn Quốc, đồng thời giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa Việt Nam.
Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh những việc làm như vậy sẽ góp phần thiết thực vun đắp và phát triển tình hữu nghị giữa Việt Nam và Hàn Quốc, gián tiếp góp phần xây dựng quê hương Việt Nam.
Chủ tịch Quốc hội mong muốn những phụ nữ Việt Nam trong các gia đình đa văn hóa Việt Nam - Hàn Quốc luôn vun đắp, xây dựng cuộc sống gia đình ấm êm, hạnh phúc; quan tâm nuôi dạy con cháu học tiếng Việt, gìn giữ truyền thống văn hóa và lịch sử Việt Nam để gắn kết tình cảm gia đình, họ hàng, quê hương; dạy bảo con cháu hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, trở thành công dân tốt, ưu tú của Hàn Quốc bởi đây sẽ là những cầu nối, góp phần xây dựng quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc phát triển ngày càng bền vững.
Tại cuộc gặp mặt, Thị trưởng thành phố Busan Oh Keo-don trân trọng cảm ơn Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã tạo cơ hội để ông cùng gặp gỡ, lắng nghe các ý kiến phát biểu của đại diện các gia đình đa văn hóa Việt Nam - Hàn Quốc tại Busan; khẳng định chính quyền thành phố Busan luôn tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ các gia đình đa văn hóa và người nước ngoài đang sinh sống, học tập, làm việc tại Busan. Hiện nay, Busan đang vận hành 6 cơ quan hỗ trợ các gia đình đa văn hóa và người nước ngoài sinh sống tại đây. Điển hình là Trung tâm Văn hóa Busan được thành lập từ năm 2014 với nhiệm vụ kết nối giữa các nền văn hóa các nước, mỗi năm tổ chức 1 ngày Văn hóa dành cho cộng đồng người dân các nước châu Á đang sinh sống, học tập và làm việc tại Busan.
Tại buổi gặp mặt, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã trao đổi và giải đáp một số vấn đề quan tâm của đại diện các gia đình đa văn hóa Việt Nam - Hàn Quốc. Về vấn đề thiếu tài liệu giảng dạy tiếng Việt và văn hóa, lịch sử Việt Nam tại Busan, Chủ tịch Quốc hội cho biết sẽ giao cho Văn phòng Quốc hội gửi tặng sách giáo khoa từ cấp Tiểu học, Trung học cơ sở tới Trung học phổ thông, sách lịch sử, văn hóa Việt Nam, truyện cổ tích Việt Nam... tới Busan để hỗ trợ hoạt động giảng dạy tiếng Việt, cũng như văn hóa, lịch sử Việt Nam.
Cùng ngày, Giám đốc Đại học Quốc gia Pukyong Kim Young Seop đã trân trọng trao bằng Tiến sỹ danh dự ngành Chính trị học cho Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân. Thay mặt Ban lãnh đạo nhà trường, Giám đốc Đại học Quốc gia Pukyong, tiến sỹ Kim Young Seop nồng nhiệt chào đón Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đến thăm trường và dự Lễ trao tặng bằng Tiến sỹ danh dự.
Bày tỏ vinh hạnh khi trao bằng Tiến sỹ danh dự ngành Chính trị học tặng Chủ tịch Quốc hội Việt Nam, Giám đốc Đại học Quốc gia Pukyong nhấn mạnh Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân là nữ chính khách đầu tiên giữ cương vị Chủ tịch Quốc hội Việt Nam - một đất nước đang phát triển mạnh mẽ, đóng vai trò quan trọng trong Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và là quốc gia có nền kinh tế mới nổi với sự tăng trưởng vượt trội.
Tiến sỹ Kim Young Seop cho rằng Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã góp phần tăng cường mối quan hệ giữa Việt Nam và Hàn Quốc không chỉ trong lĩnh vực lập pháp, chính trị mà còn ở nhiều lĩnh vực khác như giáo dục, lao động, đầu tư và thương mại. Ông tin tưởng với trí tuệ và sự lãnh đạo xuất sắc của mình, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân sẽ góp phần vào việc bồi dưỡng nhân tài của đất nước trong tương lai.
Giám đốc Đại học quốc gia Pukyong hy vọng Việt Nam và Hàn Quốc sẽ hợp tác chặt chẽ để cùng nhau bồi dưỡng nhân tài, đóng góp vào sự phát triển chung của châu Á và củng cố tình hữu nghị giữa hai đất nước.
Bày tỏ sự xúc động và niềm vinh dự khi nhận bằng Tiến sỹ danh dự ngành Chính trị học Đại học Quốc gia Pukyong, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh đây không chỉ là vinh dự đối với cá nhân bà, mà còn là vinh dự của Việt Nam khi có một nhà lãnh đạo cấp cao được Đại học Quốc gia Pukyong trao tặng bằng Tiến sỹ danh dự. Sự kiện này còn thể hiện sự tin tưởng và đánh giá cao của Đại học Quốc gia Pukyong đối với Quốc hội và nhân dân Việt Nam, nơi đã đào tạo rất nhiều sinh viên ưu tú của Việt Nam; là biểu hiện sinh động của mối quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Hàn Quốc trong 26 năm qua kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao, trong đó có hợp tác về giáo dục, đào tạo.
Ngay sau Lễ nhận bằng Tiến sỹ danh dự, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã có cuộc nói chuyện với các sinh viên Việt Nam hiện đang theo học tại Đại học Quốc gia Pukyong.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân gửi lời chào thân ái và những tình cảm thân thiết tới các sinh viên Việt Nam đang nghiên cứu, học tập, rèn luyện tại Đại học Quốc gia Pukyong.
Thông báo mục đích chuyến thăm chính thức Hàn Quốc của Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân bày tỏ vui mừng khi đến thăm Đại học Quốc gia Pukyong - một trường đại học có uy tín, vị thế lớn tại Hàn Quốc và vinh dự được Giám đốc Đại học Quốc gia Pukyong trao bằng Tiến sỹ danh dự ngành Chính trị học. Chủ tịch Quốc hội cho rằng điều này thể hiện sự đánh giá cao của trường đối với Việt Nam, đối với quan hệ hữu nghị hợp tác tốt đẹp hai nước, cũng như đối với các sinh viên Việt Nam đang học tập tại trường.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã trao đổi với các sinh viên Việt Nam một số nét về tình hình thế giới, tình hình Việt Nam và triển vọng quan hệ hợp tác Việt Nam - Hàn Quốc, về những nhiệm vụ đặt ra trong thời gian tới nhằm thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa hai đất nước, hai dân tộc.
Chủ tịch Quốc hội cho biết hiện nay đất nước đang trong giai đoạn đẩy mạnh công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế sâu rộng, quá trình đó đã và đang đem lại cho đất nước nói chung và cho thanh niên nói riêng những thuận lợi, thời cơ đan xen. Tình hình thế giới và khu vực đang diễn biến nhanh chóng, phức tạp. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang là xu thế lớn trên toàn cầu. Với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 này, đối với các quốc gia như Việt Nam nếu biết tận dụng và hội nhập tốt thì có thể đuổi kịp các nước phát triển.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhận định đây đang được xem là cơ hội phát triển của Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong xu thế chung đó, khu vực châu Á - Thái Bình Dương vẫn đi đầu cả về tăng trưởng và liên kết kinh tế, là khu vực năng động nhất thế giới. Tuy nhiên, cùng với đó là các nhân tố gây bất ổn, rủi ro như chủ nghĩa bảo hộ, xung đột thương mại, chống toàn cầu hóa tác động không thuận cho phát triển của kinh tế thế giới nói chung, trong khu vực cũng như Việt Nam nói riêng.
Chủ tịch Quốc hội cũng đề cập tới sự điều chỉnh chính sách và cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, chủ nghĩa dân túy, thực dụng đang tăng cao; về tình hình Biển Đông... Theo Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Đảng, Nhà nước có chủ trương, chính sách đường lối đối ngoại phù hợp nhằm giữ vững chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982...
Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh qua hơn 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, cả về chính trị-ngoại giao, kinh tế-xã hội, an ninh-quốc phòng, đặc biệt là trong lĩnh vực đối ngoại, hợp tác quốc tế, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Việt Nam đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế-xã hội kéo dài nhiều năm.
Từ một nước kém phát triển, có thu nhập bình quân đầu người thấp, đến nay Việt Nam đã gia nhập nhóm nước có thu nhập trung bình. Năm 2018, quy mô nền kinh tế Việt Nam đã vượt 240,5 tỷ USD, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu vượt mốc 475 tỷ USD.
Trong khoảng 10 năm trở lại đây, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn do ảnh hưởng thiên tai, dịch bệnh, sự biến động giá cả thế giới và khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nền kinh tế Việt Nam vẫn đạt mức tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cao trong khu vực. Năm 2017, GDP tăng 6,81% và năm 2018 dự kiến tăng 6,7-7%.
Trong quan hệ với Hàn Quốc, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh Hàn Quốc là đối tác quan trọng của Việt Nam, là nhà đầu tư lớn nhất, đứng thứ hai về ODA, là đối tác thương mại lớn thứ hai của Việt Nam. Theo Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, hiện đất nước đang thực hiện chuyển đổi mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế. Trong tiến trình đó, Nhà nước thực hiện đồng bộ các giải pháp, trong đó tập trung vào ba khâu đột phá chiến lược.
Thứ nhất là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường với trọng tâm là tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng. Quốc hội đang hoàn thiện hệ thống pháp luật phục vụ phát triển kinh tế, nhất là trong điều kiện hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay.
Chủ tịch Quốc hội cũng chia sẻ trong Kỳ họp thứ 6 vừa qua, Quốc hội Việt Nam đã phê chuẩn Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), trở thành quốc gia thứ 7 phê chuẩn Hiệp định này. Việt Nam được đánh giá là quốc gia rất tích cực và trách nhiệm trong đàm phán, ký kết và phê chuẩn CPTPP.
Nhấn mạnh hiệp định này sẽ có hiệu lực từ cuối tháng 12 năm nay, sau khi đã được ít nhất sáu nước thành viên phê chuẩn, Chủ tịch Quốc hội cũng nêu ra những cơ hội, lợi ích cho nhân dân, doanh nghiệp, sản xuất nhưng đặt ra những thách thức, khó khăn mới đòi hỏi phải có những giải pháp, trước hết là hoàn thiện hệ thống pháp luật, nội luật hóa những điều đã cam kết cùng các nước tham gia CPTPP.
Chia sẻ về đột phá thứ 2 là xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ để phát triển kinh tế, Chủ tịch Quốc hội cho biết những năm qua, Nhà nước đã dành nguồn lực, cùng nguồn lực từ nhân dân, xã hội từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng quan trọng.
Về khâu đột phá thứ 3, Chủ tịch Quốc hội cho rằng đào tạo trong nước và nước ngoài là nguồn để phát triển nhanh về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực. Đây là đột phá rất quan trọng để đất nước có nguồn lao động chất lượng cao, phục vụ xây dựng và phát triển. Nhà nước đang tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân. Quốc hội rất quan tâm, chất vấn những vấn đề về giáo dục, đào tạo, văn hóa, khoa học-kỹ thuật, nhất là đào tạo thế hệ trẻ. Đảng và Nhà nước luôn xác định phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu, là một nhân tố có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển nhanh và bền vững. Kỳ họp thứ 6 vừa qua, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đại học, tiếp tục lấy ý kiến nhân dân, thảo luận tiếp về dự án Luật Giáo dục (sửa đổi).
Cùng với việc khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong nước, Việt Nam đã chủ động, tích cực triển khai đường lối đối ngoại rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế, đẩy mạnh hội nhập quốc tế nhằm tạo môi trường thuận lợi và huy động nhiều nguồn lực từ bên ngoài phục vụ cho mục tiêu phát triển đất nước. Đối ngoại Đảng, Nhà nước, ngoại giao nghị viện, đối ngoại nhân dân... mang lại nhiều kết quả quan trọng, góp phần để nhân dân thế giới hiểu biết hơn về đất nước và con người Việt Nam...
Nhấn mạnh thế và lực của đất nước ngày càng được nâng lên trên trường quốc tế, Chủ tịch Quốc hội cho biết, đến nay Việt Nam có quan hệ ngoại giao với 185 nước trên thế giới, trong đó có hai nước là đối tác chiến lược toàn diện, 13 đối tác chiến lược trong đó có Hàn Quốc và 11 đối tác toàn diện.
Trong quan hệ chính trị-ngoại giao với các đối tác, mức độ hiểu biết và sự tin cậy lẫn nhau ngày càng được nâng cao. Quan hệ kinh tế-thương mại và đầu tư không ngừng phát triển nhanh chóng, với hơn 220 quốc gia và vùng lãnh thổ. Việt Nam cũng tham gia ngày càng hội nhập sâu rộng và chủ động vào các tiến trình khu vực và các công việc quốc tế. Việt Nam hiện là thành viên chính thức của hơn 70 tổ chức quốc tế và khu vực, tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Từ đó, Chủ tịch Quốc hội cho rằng, quan hệ hợp tác với các quốc gia, các tổ chức quốc tế là những nguồn lực quan trọng để Việt Nam không ngừng phát triển, từng bước hội nhập sâu vào khu vực và thế giới, đồng thời thúc đẩy nhanh quá trình đổi mới của đất nước hiệu quả hơn.
Chủ tịch Quốc hội cho biết bên cạnh những thuận lợi đó, Việt Nam đang đứng trước những thách thức lớn. Thứ nhất, so với các nước trong khu vực và trên thế giới về trình độ phát triển, Việt Nam đang có khoảng cách tụt hậu khá xa. Từ đó theo Chủ tịch Quốc hội, cần chắt lọc từ những thành công và thất bại của các nước đi trước...
Thứ hai, sự cạnh tranh sẽ diễn ra gay gắt hơn, với nhiều đối thủ hơn. Sự cạnh tranh ở đây thể hiện ở chất lượng sản phẩm, chính sách quản lý, chiến lược phát huy nội lực và thu hút đầu tư nước ngoài. Chủ tịch cũng nêu ví dụ về Tập đoàn Samsung của Hàn Quốc đang đầu tư tại Việt Nam, đã mang tới những công nghệ mới, hiện đại và cho ra những sản phẩm công nghệ cao sản xuất tại Việt Nam để xuất khẩu ra thế giới. Từ đó, tạo ra nhiều việc làm, làm cho ngành công nghiệp phụ trợ Việt Nam phát triển, hình thành chuỗi giá trị trong sản xuất.
Thứ ba, theo Chủ tịch Quốc hội, sự hội nhập sâu rộng dẫn đến sự phụ thuộc giữa các nước tăng lên. Nếu “sức đề kháng,” “sự tự lập” tốt thì việc phụ thuộc vào bất cứ nền kinh tế nào sẽ ngày càng giảm. Nếu không cố gắng nâng cao năng lực sản xuất, mở rộng quy mô kinh tế, chất lượng tăng trưởng thì sẽ khó thu hẹp khoảng cách. Cùng với đó, sự biến động của nền kinh tế các nước có thể tác động mạnh đến Việt Nam, đòi hỏi phải có năng lực dự báo, phân tích tình hình và có phản ứng chính sách kịp thời để hạn chế tiêu cực tác động từ bên ngoài.
Chia sẻ quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc, Chủ tịch Quốc hội nói: “Chúng ta đang ở trong bối cảnh quan hệ hai nước Việt Nam-Hàn Quốc ở giai đoạn tốt nhất, dựa trên cơ sở những mối liên kết lịch sử, sự tương đồng về văn hóa, sự bổ trợ lẫn nhau về kinh tế, đặc biệt là sự vun đắp của Nhà nước và nhân dân hai nước. Chặng đường 26 năm qua tuy không dài nhưng đã chứng kiến rất nhiều sự kiện quan trọng trong hợp tác giữa hai nước. Hai nước thiết lập quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược vào năm 2009, ký kết Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc năm 2015, thiết lập nhiều cơ chế đối thoại và hợp tác về chính trị, an ninh, quốc phòng, kinh tế, thương mại, đầu tư, tài chính...”
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh sự tin cậy chính trị giữa hai nước không ngừng được củng cố và tăng cường. Hợp tác Quốc hội là điểm sáng trong quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc; lãnh đạo cấp cao Quốc hội hai nước thường xuyên thăm lẫn nhau, cũng như gặp gỡ và tiếp xúc bên lề các hội nghị quốc tế, diễn đàn đa phương.
Nhấn mạnh ngoại giao mở đường thuận lợi cho kinh tế phát triển, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đánh giá hiện nay Việt Nam và Hàn Quốc mỗi tuần có khoảng 120 chuyến bay nhưng chưa đáp ứng đủ nhu cầu đi lại, du lịch của nhân dân hai nước; khoảng 190.000 công dân của nước này đang sinh sống, làm việc và học tập tại nước kia... Từ những điểm tương đồng, thời gian qua, hai đất nước đã đạt nhiều thành tựu chung.
Nhấn mạnh vị trí và vai trò của thanh niên hiện nay, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết là người chủ hiện tại và tương lai của nước nhà, thanh niên Việt Nam chiếm gần 30% dân số, là lực lượng quan trọng, giàu khát vọng vươn lên, nhiều hoài bão, ước mơ. Tất cả sinh viên Việt Nam đang học tập tại Hàn Quốc, trong đó có những sinh viên đang học tập tại Đại học Quốc gia Pukyong cũng nằm trong lực lượng đó.
Chủ tịch Quốc hội phân tích Việt Nam đang đối mặt với vấn đề về già hóa dân số nhanh chóng; đã bước qua thời kỳ “vàng” về dân số, về lao động. Do đó, các sinh viên cần cố gắng học tập, học điều hay, sự tốt đẹp, sự phát triển của Hàn Quốc để khi trở về nước ứng dụng vào cuộc sống, làm giàu cho bản thân, gia đình, cũng như đóng góp cho quê hương, đất nước.
Theo Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, ý thức lập nghiệp phải hình thành ngay từ trong giảng đường đại học chứ không chờ đến khi ra trường. Hiện tại, khi đang học tập tại nước bạn, các sinh viên Việt Nam cần nêu cao tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ, hỗ trợ nhau trong học tập, cuộc sống, chấp hành pháp luật nước sở tại cũng như nội quy nhà trường...
Chủ tịch Quốc hội chúc các sinh viên Việt Nam dồi dào sức khỏe; đồng thời mong các sinh viên đang học tập tại Hàn Quốc nói chung và tại Đại học Quốc gia Pukyong sẽ là những nhịp cầu giới thiệu bản sắc văn hóa, con người, dân tộc Việt Nam, góp phần thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa hai dân tộc Việt Nam - Hàn Quốc.
Trong không khí thân tình và ấm áp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã có những trao đổi trực tiếp, trả lời câu hỏi của sinh viên về chính sách của Nhà nước trong thu hút sinh viên ưu tú, về khởi nghiệp./.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân bày tỏ vui mừng khi đa số gia đình đa văn hóa tại Hàn Quốc có cuộc sống gia đình hạnh phúc, luôn hướng về quê hương, đất nước. Người Việt Nam tại Hàn Quốc nói chung và các gia đình đa văn hóa Việt Nam - Hàn Quốc nói riêng đang là cầu nối quan trọng cho sự gắn bó, hợp tác và phát triển lâu bền giữa hai dân tộc, hai đất nước. Việt Nam và Hàn Quốc có sự tương đồng về văn hóa. Nhấn mạnh điều này, Chủ tịch Quốc hội cũng nêu rõ, với sự quan tâm của lãnh đạo hai nước và sự hợp tác rất hiệu quả giữa hai nước, Việt Nam và Hàn Quốc đang có mối quan hệ tốt đẹp hơn bao giờ hết trên mọi lĩnh vực.
Thông báo với đại diện các gia đình đa văn hóa Việt Nam - Hàn Quốc một số nét về tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam hiện nay, Chủ tịch Quốc hội khẳng định Đảng, Nhà nước và người dân trong nước luôn coi cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận không tách rời của dân tộc Việt Nam. Chủ tịch Quốc hội mong cộng đồng người Việt Nam tại Hàn Quốc xem Hàn Quốc là quê hương thứ hai, ra sức đóng góp xây dựng và phát triển đất nước Hàn Quốc, tôn trọng và tuân thủ pháp luật của nước sở tại, tôn trọng và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của người dân Hàn Quốc, đồng thời giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa Việt Nam.
Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh những việc làm như vậy sẽ góp phần thiết thực vun đắp và phát triển tình hữu nghị giữa Việt Nam và Hàn Quốc, gián tiếp góp phần xây dựng quê hương Việt Nam.
Chủ tịch Quốc hội mong muốn những phụ nữ Việt Nam trong các gia đình đa văn hóa Việt Nam - Hàn Quốc luôn vun đắp, xây dựng cuộc sống gia đình ấm êm, hạnh phúc; quan tâm nuôi dạy con cháu học tiếng Việt, gìn giữ truyền thống văn hóa và lịch sử Việt Nam để gắn kết tình cảm gia đình, họ hàng, quê hương; dạy bảo con cháu hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, trở thành công dân tốt, ưu tú của Hàn Quốc bởi đây sẽ là những cầu nối, góp phần xây dựng quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc phát triển ngày càng bền vững.
Tại cuộc gặp mặt, Thị trưởng thành phố Busan Oh Keo-don trân trọng cảm ơn Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã tạo cơ hội để ông cùng gặp gỡ, lắng nghe các ý kiến phát biểu của đại diện các gia đình đa văn hóa Việt Nam - Hàn Quốc tại Busan; khẳng định chính quyền thành phố Busan luôn tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ các gia đình đa văn hóa và người nước ngoài đang sinh sống, học tập, làm việc tại Busan. Hiện nay, Busan đang vận hành 6 cơ quan hỗ trợ các gia đình đa văn hóa và người nước ngoài sinh sống tại đây. Điển hình là Trung tâm Văn hóa Busan được thành lập từ năm 2014 với nhiệm vụ kết nối giữa các nền văn hóa các nước, mỗi năm tổ chức 1 ngày Văn hóa dành cho cộng đồng người dân các nước châu Á đang sinh sống, học tập và làm việc tại Busan.
Tại buổi gặp mặt, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã trao đổi và giải đáp một số vấn đề quan tâm của đại diện các gia đình đa văn hóa Việt Nam - Hàn Quốc. Về vấn đề thiếu tài liệu giảng dạy tiếng Việt và văn hóa, lịch sử Việt Nam tại Busan, Chủ tịch Quốc hội cho biết sẽ giao cho Văn phòng Quốc hội gửi tặng sách giáo khoa từ cấp Tiểu học, Trung học cơ sở tới Trung học phổ thông, sách lịch sử, văn hóa Việt Nam, truyện cổ tích Việt Nam... tới Busan để hỗ trợ hoạt động giảng dạy tiếng Việt, cũng như văn hóa, lịch sử Việt Nam.
Cùng ngày, Giám đốc Đại học Quốc gia Pukyong Kim Young Seop đã trân trọng trao bằng Tiến sỹ danh dự ngành Chính trị học cho Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân. Thay mặt Ban lãnh đạo nhà trường, Giám đốc Đại học Quốc gia Pukyong, tiến sỹ Kim Young Seop nồng nhiệt chào đón Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đến thăm trường và dự Lễ trao tặng bằng Tiến sỹ danh dự.
Bày tỏ vinh hạnh khi trao bằng Tiến sỹ danh dự ngành Chính trị học tặng Chủ tịch Quốc hội Việt Nam, Giám đốc Đại học Quốc gia Pukyong nhấn mạnh Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân là nữ chính khách đầu tiên giữ cương vị Chủ tịch Quốc hội Việt Nam - một đất nước đang phát triển mạnh mẽ, đóng vai trò quan trọng trong Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và là quốc gia có nền kinh tế mới nổi với sự tăng trưởng vượt trội.
Tiến sỹ Kim Young Seop cho rằng Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã góp phần tăng cường mối quan hệ giữa Việt Nam và Hàn Quốc không chỉ trong lĩnh vực lập pháp, chính trị mà còn ở nhiều lĩnh vực khác như giáo dục, lao động, đầu tư và thương mại. Ông tin tưởng với trí tuệ và sự lãnh đạo xuất sắc của mình, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân sẽ góp phần vào việc bồi dưỡng nhân tài của đất nước trong tương lai.
Giám đốc Đại học quốc gia Pukyong hy vọng Việt Nam và Hàn Quốc sẽ hợp tác chặt chẽ để cùng nhau bồi dưỡng nhân tài, đóng góp vào sự phát triển chung của châu Á và củng cố tình hữu nghị giữa hai đất nước.
Bày tỏ sự xúc động và niềm vinh dự khi nhận bằng Tiến sỹ danh dự ngành Chính trị học Đại học Quốc gia Pukyong, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh đây không chỉ là vinh dự đối với cá nhân bà, mà còn là vinh dự của Việt Nam khi có một nhà lãnh đạo cấp cao được Đại học Quốc gia Pukyong trao tặng bằng Tiến sỹ danh dự. Sự kiện này còn thể hiện sự tin tưởng và đánh giá cao của Đại học Quốc gia Pukyong đối với Quốc hội và nhân dân Việt Nam, nơi đã đào tạo rất nhiều sinh viên ưu tú của Việt Nam; là biểu hiện sinh động của mối quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Hàn Quốc trong 26 năm qua kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao, trong đó có hợp tác về giáo dục, đào tạo.
Ngay sau Lễ nhận bằng Tiến sỹ danh dự, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã có cuộc nói chuyện với các sinh viên Việt Nam hiện đang theo học tại Đại học Quốc gia Pukyong.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân gửi lời chào thân ái và những tình cảm thân thiết tới các sinh viên Việt Nam đang nghiên cứu, học tập, rèn luyện tại Đại học Quốc gia Pukyong.
Thông báo mục đích chuyến thăm chính thức Hàn Quốc của Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân bày tỏ vui mừng khi đến thăm Đại học Quốc gia Pukyong - một trường đại học có uy tín, vị thế lớn tại Hàn Quốc và vinh dự được Giám đốc Đại học Quốc gia Pukyong trao bằng Tiến sỹ danh dự ngành Chính trị học. Chủ tịch Quốc hội cho rằng điều này thể hiện sự đánh giá cao của trường đối với Việt Nam, đối với quan hệ hữu nghị hợp tác tốt đẹp hai nước, cũng như đối với các sinh viên Việt Nam đang học tập tại trường.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã trao đổi với các sinh viên Việt Nam một số nét về tình hình thế giới, tình hình Việt Nam và triển vọng quan hệ hợp tác Việt Nam - Hàn Quốc, về những nhiệm vụ đặt ra trong thời gian tới nhằm thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa hai đất nước, hai dân tộc.
Chủ tịch Quốc hội cho biết hiện nay đất nước đang trong giai đoạn đẩy mạnh công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế sâu rộng, quá trình đó đã và đang đem lại cho đất nước nói chung và cho thanh niên nói riêng những thuận lợi, thời cơ đan xen. Tình hình thế giới và khu vực đang diễn biến nhanh chóng, phức tạp. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang là xu thế lớn trên toàn cầu. Với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 này, đối với các quốc gia như Việt Nam nếu biết tận dụng và hội nhập tốt thì có thể đuổi kịp các nước phát triển.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhận định đây đang được xem là cơ hội phát triển của Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong xu thế chung đó, khu vực châu Á - Thái Bình Dương vẫn đi đầu cả về tăng trưởng và liên kết kinh tế, là khu vực năng động nhất thế giới. Tuy nhiên, cùng với đó là các nhân tố gây bất ổn, rủi ro như chủ nghĩa bảo hộ, xung đột thương mại, chống toàn cầu hóa tác động không thuận cho phát triển của kinh tế thế giới nói chung, trong khu vực cũng như Việt Nam nói riêng.
Chủ tịch Quốc hội cũng đề cập tới sự điều chỉnh chính sách và cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, chủ nghĩa dân túy, thực dụng đang tăng cao; về tình hình Biển Đông... Theo Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Đảng, Nhà nước có chủ trương, chính sách đường lối đối ngoại phù hợp nhằm giữ vững chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982...
Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh qua hơn 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, cả về chính trị-ngoại giao, kinh tế-xã hội, an ninh-quốc phòng, đặc biệt là trong lĩnh vực đối ngoại, hợp tác quốc tế, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Việt Nam đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế-xã hội kéo dài nhiều năm.
Từ một nước kém phát triển, có thu nhập bình quân đầu người thấp, đến nay Việt Nam đã gia nhập nhóm nước có thu nhập trung bình. Năm 2018, quy mô nền kinh tế Việt Nam đã vượt 240,5 tỷ USD, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu vượt mốc 475 tỷ USD.
Trong khoảng 10 năm trở lại đây, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn do ảnh hưởng thiên tai, dịch bệnh, sự biến động giá cả thế giới và khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nền kinh tế Việt Nam vẫn đạt mức tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cao trong khu vực. Năm 2017, GDP tăng 6,81% và năm 2018 dự kiến tăng 6,7-7%.
Trong quan hệ với Hàn Quốc, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh Hàn Quốc là đối tác quan trọng của Việt Nam, là nhà đầu tư lớn nhất, đứng thứ hai về ODA, là đối tác thương mại lớn thứ hai của Việt Nam. Theo Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, hiện đất nước đang thực hiện chuyển đổi mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế. Trong tiến trình đó, Nhà nước thực hiện đồng bộ các giải pháp, trong đó tập trung vào ba khâu đột phá chiến lược.
Thứ nhất là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường với trọng tâm là tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng. Quốc hội đang hoàn thiện hệ thống pháp luật phục vụ phát triển kinh tế, nhất là trong điều kiện hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay.
Chủ tịch Quốc hội cũng chia sẻ trong Kỳ họp thứ 6 vừa qua, Quốc hội Việt Nam đã phê chuẩn Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), trở thành quốc gia thứ 7 phê chuẩn Hiệp định này. Việt Nam được đánh giá là quốc gia rất tích cực và trách nhiệm trong đàm phán, ký kết và phê chuẩn CPTPP.
Nhấn mạnh hiệp định này sẽ có hiệu lực từ cuối tháng 12 năm nay, sau khi đã được ít nhất sáu nước thành viên phê chuẩn, Chủ tịch Quốc hội cũng nêu ra những cơ hội, lợi ích cho nhân dân, doanh nghiệp, sản xuất nhưng đặt ra những thách thức, khó khăn mới đòi hỏi phải có những giải pháp, trước hết là hoàn thiện hệ thống pháp luật, nội luật hóa những điều đã cam kết cùng các nước tham gia CPTPP.
Chia sẻ về đột phá thứ 2 là xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ để phát triển kinh tế, Chủ tịch Quốc hội cho biết những năm qua, Nhà nước đã dành nguồn lực, cùng nguồn lực từ nhân dân, xã hội từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng quan trọng.
Về khâu đột phá thứ 3, Chủ tịch Quốc hội cho rằng đào tạo trong nước và nước ngoài là nguồn để phát triển nhanh về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực. Đây là đột phá rất quan trọng để đất nước có nguồn lao động chất lượng cao, phục vụ xây dựng và phát triển. Nhà nước đang tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân. Quốc hội rất quan tâm, chất vấn những vấn đề về giáo dục, đào tạo, văn hóa, khoa học-kỹ thuật, nhất là đào tạo thế hệ trẻ. Đảng và Nhà nước luôn xác định phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu, là một nhân tố có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển nhanh và bền vững. Kỳ họp thứ 6 vừa qua, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đại học, tiếp tục lấy ý kiến nhân dân, thảo luận tiếp về dự án Luật Giáo dục (sửa đổi).
Cùng với việc khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong nước, Việt Nam đã chủ động, tích cực triển khai đường lối đối ngoại rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế, đẩy mạnh hội nhập quốc tế nhằm tạo môi trường thuận lợi và huy động nhiều nguồn lực từ bên ngoài phục vụ cho mục tiêu phát triển đất nước. Đối ngoại Đảng, Nhà nước, ngoại giao nghị viện, đối ngoại nhân dân... mang lại nhiều kết quả quan trọng, góp phần để nhân dân thế giới hiểu biết hơn về đất nước và con người Việt Nam...
Nhấn mạnh thế và lực của đất nước ngày càng được nâng lên trên trường quốc tế, Chủ tịch Quốc hội cho biết, đến nay Việt Nam có quan hệ ngoại giao với 185 nước trên thế giới, trong đó có hai nước là đối tác chiến lược toàn diện, 13 đối tác chiến lược trong đó có Hàn Quốc và 11 đối tác toàn diện.
Trong quan hệ chính trị-ngoại giao với các đối tác, mức độ hiểu biết và sự tin cậy lẫn nhau ngày càng được nâng cao. Quan hệ kinh tế-thương mại và đầu tư không ngừng phát triển nhanh chóng, với hơn 220 quốc gia và vùng lãnh thổ. Việt Nam cũng tham gia ngày càng hội nhập sâu rộng và chủ động vào các tiến trình khu vực và các công việc quốc tế. Việt Nam hiện là thành viên chính thức của hơn 70 tổ chức quốc tế và khu vực, tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Từ đó, Chủ tịch Quốc hội cho rằng, quan hệ hợp tác với các quốc gia, các tổ chức quốc tế là những nguồn lực quan trọng để Việt Nam không ngừng phát triển, từng bước hội nhập sâu vào khu vực và thế giới, đồng thời thúc đẩy nhanh quá trình đổi mới của đất nước hiệu quả hơn.
Chủ tịch Quốc hội cho biết bên cạnh những thuận lợi đó, Việt Nam đang đứng trước những thách thức lớn. Thứ nhất, so với các nước trong khu vực và trên thế giới về trình độ phát triển, Việt Nam đang có khoảng cách tụt hậu khá xa. Từ đó theo Chủ tịch Quốc hội, cần chắt lọc từ những thành công và thất bại của các nước đi trước...
Thứ hai, sự cạnh tranh sẽ diễn ra gay gắt hơn, với nhiều đối thủ hơn. Sự cạnh tranh ở đây thể hiện ở chất lượng sản phẩm, chính sách quản lý, chiến lược phát huy nội lực và thu hút đầu tư nước ngoài. Chủ tịch cũng nêu ví dụ về Tập đoàn Samsung của Hàn Quốc đang đầu tư tại Việt Nam, đã mang tới những công nghệ mới, hiện đại và cho ra những sản phẩm công nghệ cao sản xuất tại Việt Nam để xuất khẩu ra thế giới. Từ đó, tạo ra nhiều việc làm, làm cho ngành công nghiệp phụ trợ Việt Nam phát triển, hình thành chuỗi giá trị trong sản xuất.
Thứ ba, theo Chủ tịch Quốc hội, sự hội nhập sâu rộng dẫn đến sự phụ thuộc giữa các nước tăng lên. Nếu “sức đề kháng,” “sự tự lập” tốt thì việc phụ thuộc vào bất cứ nền kinh tế nào sẽ ngày càng giảm. Nếu không cố gắng nâng cao năng lực sản xuất, mở rộng quy mô kinh tế, chất lượng tăng trưởng thì sẽ khó thu hẹp khoảng cách. Cùng với đó, sự biến động của nền kinh tế các nước có thể tác động mạnh đến Việt Nam, đòi hỏi phải có năng lực dự báo, phân tích tình hình và có phản ứng chính sách kịp thời để hạn chế tiêu cực tác động từ bên ngoài.
Chia sẻ quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc, Chủ tịch Quốc hội nói: “Chúng ta đang ở trong bối cảnh quan hệ hai nước Việt Nam-Hàn Quốc ở giai đoạn tốt nhất, dựa trên cơ sở những mối liên kết lịch sử, sự tương đồng về văn hóa, sự bổ trợ lẫn nhau về kinh tế, đặc biệt là sự vun đắp của Nhà nước và nhân dân hai nước. Chặng đường 26 năm qua tuy không dài nhưng đã chứng kiến rất nhiều sự kiện quan trọng trong hợp tác giữa hai nước. Hai nước thiết lập quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược vào năm 2009, ký kết Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc năm 2015, thiết lập nhiều cơ chế đối thoại và hợp tác về chính trị, an ninh, quốc phòng, kinh tế, thương mại, đầu tư, tài chính...”
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh sự tin cậy chính trị giữa hai nước không ngừng được củng cố và tăng cường. Hợp tác Quốc hội là điểm sáng trong quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc; lãnh đạo cấp cao Quốc hội hai nước thường xuyên thăm lẫn nhau, cũng như gặp gỡ và tiếp xúc bên lề các hội nghị quốc tế, diễn đàn đa phương.
Nhấn mạnh ngoại giao mở đường thuận lợi cho kinh tế phát triển, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đánh giá hiện nay Việt Nam và Hàn Quốc mỗi tuần có khoảng 120 chuyến bay nhưng chưa đáp ứng đủ nhu cầu đi lại, du lịch của nhân dân hai nước; khoảng 190.000 công dân của nước này đang sinh sống, làm việc và học tập tại nước kia... Từ những điểm tương đồng, thời gian qua, hai đất nước đã đạt nhiều thành tựu chung.
Nhấn mạnh vị trí và vai trò của thanh niên hiện nay, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết là người chủ hiện tại và tương lai của nước nhà, thanh niên Việt Nam chiếm gần 30% dân số, là lực lượng quan trọng, giàu khát vọng vươn lên, nhiều hoài bão, ước mơ. Tất cả sinh viên Việt Nam đang học tập tại Hàn Quốc, trong đó có những sinh viên đang học tập tại Đại học Quốc gia Pukyong cũng nằm trong lực lượng đó.
Chủ tịch Quốc hội phân tích Việt Nam đang đối mặt với vấn đề về già hóa dân số nhanh chóng; đã bước qua thời kỳ “vàng” về dân số, về lao động. Do đó, các sinh viên cần cố gắng học tập, học điều hay, sự tốt đẹp, sự phát triển của Hàn Quốc để khi trở về nước ứng dụng vào cuộc sống, làm giàu cho bản thân, gia đình, cũng như đóng góp cho quê hương, đất nước.
Theo Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, ý thức lập nghiệp phải hình thành ngay từ trong giảng đường đại học chứ không chờ đến khi ra trường. Hiện tại, khi đang học tập tại nước bạn, các sinh viên Việt Nam cần nêu cao tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ, hỗ trợ nhau trong học tập, cuộc sống, chấp hành pháp luật nước sở tại cũng như nội quy nhà trường...
Chủ tịch Quốc hội chúc các sinh viên Việt Nam dồi dào sức khỏe; đồng thời mong các sinh viên đang học tập tại Hàn Quốc nói chung và tại Đại học Quốc gia Pukyong sẽ là những nhịp cầu giới thiệu bản sắc văn hóa, con người, dân tộc Việt Nam, góp phần thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa hai dân tộc Việt Nam - Hàn Quốc.
Trong không khí thân tình và ấm áp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã có những trao đổi trực tiếp, trả lời câu hỏi của sinh viên về chính sách của Nhà nước trong thu hút sinh viên ưu tú, về khởi nghiệp./.
Thường trực Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIII của Đảng họp phiên đầu tiên  (05/12/2018)
Thủ tướng: Chính phủ sẽ tăng tốc trong cải cách thủ tục hành chính  (05/12/2018)
Thủ tướng chủ trì họp về công tác tổ chức Đại lễ Vesak 2019  (05/12/2018)
Đề nghị thành phố Houston đẩy mạnh ưu thế hợp tác với Việt Nam  (05/12/2018)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên