Hội nghị cán bộ trung ương luân chuyển
23:13, ngày 01-12-2018
TCCSĐT - Ngày 30-11-2018, tại Quảng Ninh, Ban Tổ chức Trung ương phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức Hội nghị cán bộ Trung ương luân chuyển. Đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương chủ trì Hội nghị.
Tham dự Hội nghị có các đồng chí cán bộ được Trung ương điều động, luân chuyển hiện đang công tác ở địa phương từ khóa X, XI và từ đầu khóa XII đến nay; đại diện các cơ quan có cán bộ luân chuyển đi và đến; đại diện các Ban Xây dựng Đảng, một số bộ, ban, ngành trung ương và địa phương.
Hội nghị đã quán triệt một số chủ trương, quy định của Bộ Chính trị về công tác luân chuyển cán bộ theo Quy định số 98-QĐ/TƯ ngày 07-10-2017 và Kết luận số 24-KL/TƯ ngày 15-12-2017 về nguyên tắc điều động, phân công, bố trí công tác đối với cán bộ Trung ương luân chuyển. Cụ thể, thứ nhất, xác định rõ các quan điểm, nguyên tắc công tác luân chuyển cán bộ phải đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của Đảng, bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, phát huy vai trò, trách nhiệm của tập thể lãnh đạo và người đứng đầu. Thứ hai, kiên quyết ngăn chặn tiêu cực, tham nhũng, “lợi ích nhóm”, quan hệ thân quen... Thứ ba, đối tượng luân chuyển phải là cán bộ có năng lực, triển vọng…; thời gian luân chuyển ít nhất 3 năm, trường hợp đặc biệt do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. Thứ tư, trách nhiệm và quy trình thực hiện qua 5 bước. Thứ năm, xác định rõ chủ trương, nguyên tắc bố trí cán bộ sau thời gian luân chuyển phải căn cứ vào yêu cầu, tình hình thực tế của địa phương, cơ quan, đơn vị.
Hội nghị cũng đánh giá một số kết quả đạt được trong công tác luân chuyển cán bộ thời gian qua. Căn cứ vào chủ trương, quy định của Đảng về công tác cán bộ, từ sau Đại hội XII đến nay, Ban Tổ chức Trung ương đã phối hợp các cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu, đề xuất Bộ Chính trị, Ban Bí thư quyết định điều động, phân công, luân chuyển 16 đồng chí cán bộ trung ương về địa phương công tác; phân công, bố trí công tác khác đối với 26 đồng chí cán bộ trung ương luân chuyển đang công tác tại địa phương. Đến thời điểm hiện nay, còn 22 đồng chí cán bộ trung ương luân chuyển hơn 36 tháng đang công tác tại địa phương. Theo đánh giá chung, công tác luân chuyển cán bộ từ đầu nhiệm kỳ khóa XII đến nay được tiến hành bài bản, chặt chẽ, đồng bộ, minh bạch, khách quan và dân chủ hơn theo đúng chủ trương, quy định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, góp phần từng bước khắc phục những tồn tại, yếu kém và khuyết điểm trong thời gian qua. Việc lựa chọn cán bộ, địa bàn, chức danh luân chuyển được tiến hành thận trọng, kỹ lưỡng, có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, hiệu quả giữa các cơ quan tham mưu tổ chức, cán bộ, cơ quan nơi đi với địa phương nơi đến. Cán bộ luân chuyển là cán bộ trẻ, chủ yếu cấp thứ trưởng, tương đương, có phẩm chất, năng lực và triển vọng phát triển. Việc phân công, bố trí đối với cán bộ sau luân chuyển được Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các cấp ủy, tổ chức đảng quan tâm, phân công bố trí công tác đã có sự đổi mới, từng bước phù hợp với năng lực, sở trường, chức danh quy hoạch, kết quả, thành tích và sản phẩm công tác cụ thể của cán bộ sau luân chuyển. Hầu hết các đồng chí cán bộ luân chuyển đều có nhận thức đúng đắn, ý thức trách nhiệm cao, chấp hành sự phân công, điều động, bố trí công tác của các cấp có thẩm quyền, nỗ lực, cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Tuy nhiên, công tác luân chuyển cán bộ cũng còn một số hạn chế, đó là luân chuyển cán bộ mới chủ yếu thực hiện từ trung ương về địa phương; luân chuyển từ địa phương về trung ương hoặc luân chuyển ngang giữa các cơ quan trong hệ thống chính trị chưa nhiều. Có nơi chưa làm tốt công tác chính trị, tư tưởng, còn có biểu hiện cục bộ, khép kín và chưa tạo điều kiện, môi trường công tác cho cán bộ luân chuyển. Hiện nay, các cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị đang thực hiện chủ trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức, bộ máy nên luân chuyển cán bộ, bố trí công tác đối với cán bộ sau thời gian luân chuyển có những khó khăn, bất cập.
Kết luận Hội nghị, đồng chí Phạm Minh Chính cho rằng phải nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị, thực hiện nghiêm, có hiệu quả chủ trương, quy định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về công tác luân chuyển cán bộ. Đồng chí yêu cầu trong thời gian tới tập trung vào một số nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu sau: Một là, tiếp tục bổ sung, hoàn thiện các quy chế, quy định, chế độ, chính sách đối với cán bộ luân chuyển. Hai là, kiên quyết chống các biểu hiện tiêu cực trong công tác cán bộ, nhất là việc chạy luân chuyển, bảo đảm công tác luân chuyển cán bộ được tiến hành chặt chẽ, công khai, minh bạch, khách quan và thực sự vì mục đích chung. Ba là, gắn công tác luân chuyển cán bộ với việc thực hiện chủ trương bố trí một số chức danh lãnh đạo chủ chốt không phải người địa phương; chuẩn bị một bước nhân sự nhiệm kỳ 2020 - 2025 và những năm tiếp theo. Bốn là, tạo điều kiện để cán bộ luân chuyển phát huy năng lực, sở trường, rèn luyện và tích lũy kinh nghiệm thực tiễn; chủ động tham mưu, đề xuất phân công, sắp xếp, bố trí công tác phù hợp đối với cán bộ sau luân chuyển. Năm là, bản thân cán bộ luân chuyển phải tích cực phát huy tính tiền phong, gương mẫu của người cán bộ, đảng viên, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, chấp hành nghiêm sự phân công, điều động, bố trí công tác của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và cấp có thẩm quyền./.
Hội nghị đã quán triệt một số chủ trương, quy định của Bộ Chính trị về công tác luân chuyển cán bộ theo Quy định số 98-QĐ/TƯ ngày 07-10-2017 và Kết luận số 24-KL/TƯ ngày 15-12-2017 về nguyên tắc điều động, phân công, bố trí công tác đối với cán bộ Trung ương luân chuyển. Cụ thể, thứ nhất, xác định rõ các quan điểm, nguyên tắc công tác luân chuyển cán bộ phải đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của Đảng, bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, phát huy vai trò, trách nhiệm của tập thể lãnh đạo và người đứng đầu. Thứ hai, kiên quyết ngăn chặn tiêu cực, tham nhũng, “lợi ích nhóm”, quan hệ thân quen... Thứ ba, đối tượng luân chuyển phải là cán bộ có năng lực, triển vọng…; thời gian luân chuyển ít nhất 3 năm, trường hợp đặc biệt do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. Thứ tư, trách nhiệm và quy trình thực hiện qua 5 bước. Thứ năm, xác định rõ chủ trương, nguyên tắc bố trí cán bộ sau thời gian luân chuyển phải căn cứ vào yêu cầu, tình hình thực tế của địa phương, cơ quan, đơn vị.
Hội nghị cũng đánh giá một số kết quả đạt được trong công tác luân chuyển cán bộ thời gian qua. Căn cứ vào chủ trương, quy định của Đảng về công tác cán bộ, từ sau Đại hội XII đến nay, Ban Tổ chức Trung ương đã phối hợp các cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu, đề xuất Bộ Chính trị, Ban Bí thư quyết định điều động, phân công, luân chuyển 16 đồng chí cán bộ trung ương về địa phương công tác; phân công, bố trí công tác khác đối với 26 đồng chí cán bộ trung ương luân chuyển đang công tác tại địa phương. Đến thời điểm hiện nay, còn 22 đồng chí cán bộ trung ương luân chuyển hơn 36 tháng đang công tác tại địa phương. Theo đánh giá chung, công tác luân chuyển cán bộ từ đầu nhiệm kỳ khóa XII đến nay được tiến hành bài bản, chặt chẽ, đồng bộ, minh bạch, khách quan và dân chủ hơn theo đúng chủ trương, quy định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, góp phần từng bước khắc phục những tồn tại, yếu kém và khuyết điểm trong thời gian qua. Việc lựa chọn cán bộ, địa bàn, chức danh luân chuyển được tiến hành thận trọng, kỹ lưỡng, có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, hiệu quả giữa các cơ quan tham mưu tổ chức, cán bộ, cơ quan nơi đi với địa phương nơi đến. Cán bộ luân chuyển là cán bộ trẻ, chủ yếu cấp thứ trưởng, tương đương, có phẩm chất, năng lực và triển vọng phát triển. Việc phân công, bố trí đối với cán bộ sau luân chuyển được Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các cấp ủy, tổ chức đảng quan tâm, phân công bố trí công tác đã có sự đổi mới, từng bước phù hợp với năng lực, sở trường, chức danh quy hoạch, kết quả, thành tích và sản phẩm công tác cụ thể của cán bộ sau luân chuyển. Hầu hết các đồng chí cán bộ luân chuyển đều có nhận thức đúng đắn, ý thức trách nhiệm cao, chấp hành sự phân công, điều động, bố trí công tác của các cấp có thẩm quyền, nỗ lực, cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Tuy nhiên, công tác luân chuyển cán bộ cũng còn một số hạn chế, đó là luân chuyển cán bộ mới chủ yếu thực hiện từ trung ương về địa phương; luân chuyển từ địa phương về trung ương hoặc luân chuyển ngang giữa các cơ quan trong hệ thống chính trị chưa nhiều. Có nơi chưa làm tốt công tác chính trị, tư tưởng, còn có biểu hiện cục bộ, khép kín và chưa tạo điều kiện, môi trường công tác cho cán bộ luân chuyển. Hiện nay, các cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị đang thực hiện chủ trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức, bộ máy nên luân chuyển cán bộ, bố trí công tác đối với cán bộ sau thời gian luân chuyển có những khó khăn, bất cập.
Kết luận Hội nghị, đồng chí Phạm Minh Chính cho rằng phải nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị, thực hiện nghiêm, có hiệu quả chủ trương, quy định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về công tác luân chuyển cán bộ. Đồng chí yêu cầu trong thời gian tới tập trung vào một số nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu sau: Một là, tiếp tục bổ sung, hoàn thiện các quy chế, quy định, chế độ, chính sách đối với cán bộ luân chuyển. Hai là, kiên quyết chống các biểu hiện tiêu cực trong công tác cán bộ, nhất là việc chạy luân chuyển, bảo đảm công tác luân chuyển cán bộ được tiến hành chặt chẽ, công khai, minh bạch, khách quan và thực sự vì mục đích chung. Ba là, gắn công tác luân chuyển cán bộ với việc thực hiện chủ trương bố trí một số chức danh lãnh đạo chủ chốt không phải người địa phương; chuẩn bị một bước nhân sự nhiệm kỳ 2020 - 2025 và những năm tiếp theo. Bốn là, tạo điều kiện để cán bộ luân chuyển phát huy năng lực, sở trường, rèn luyện và tích lũy kinh nghiệm thực tiễn; chủ động tham mưu, đề xuất phân công, sắp xếp, bố trí công tác phù hợp đối với cán bộ sau luân chuyển. Năm là, bản thân cán bộ luân chuyển phải tích cực phát huy tính tiền phong, gương mẫu của người cán bộ, đảng viên, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, chấp hành nghiêm sự phân công, điều động, bố trí công tác của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và cấp có thẩm quyền./.
Tháng hành động quốc gia Phòng, chống HIV/AIDS năm 2018  (01/12/2018)
Việt Nam sẵn sàng hợp tác với Triều Tiên vì lợi ích nhân dân hai nước  (01/12/2018)
Thủ tướng chính phủ tặng Bằng khen cho Agribank vì đã có thành tích xuất sắc trong thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn  (01/12/2018)
Làm start-up hãy bắt đầu từ những nhu cầu thiết thực hàng ngày  (01/12/2018)
Gia Lai cần tiếp tục tăng độ che phủ rừng  (30/11/2018)
Các hoạt động của Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh  (30/11/2018)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên