Làm start-up hãy bắt đầu từ những nhu cầu thiết thực hàng ngày
Ngày 30-11, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam dự Diễn đàn đối thoại cấp cao về hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong khuôn khổ chuỗi sự kiện Techfest 2018 tổ chức tại Đà Nẵng.
Phát biểu tại Diễn đàn, Phó Thủ tướng khẳng định mặc dù việc phát triển cộng đồng start-up, hệ sinh thái khởi nghiệp ở Việt Nam còn nhiều khó khăn nhưng các cơ quan của Nhà nước, đặc biệt Chính phủ đã rất quan tâm và mong muốn thúc đẩy cộng đồng này phát triển.
Nêu số liệu hiện 70% dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (start-up) tại Việt Nam có yếu tố nước ngoài hay 39/40 quỹ đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam là của nhà đầu tư nước ngoài, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rẳng không có sự phân biệt các dự án start-up ở Việt Nam hay nước ngoài. Quan trọng nhất là các start-up cần tìm thấy cơ hội từ những khó khăn, thách thức mà nền kinh tế Việt Nam gặp phải trong quá trình chuyển đổi và đang tăng trưởng.
Ngoài các vấn đề về vốn, hạ tầng, pháp lý, giáo dục, nguồn nhân lực đã được nhiều chuyên gia, doanh nghiệp start-up nêu lên, theo Phó Thủ tướng, khó nhất là tạo lập một cơ sở dữ liệu lớn và mở cho cộng đồng. Nguồn dữ liệu này được đóng góp từ Chính phủ, doanh nghiệp và đặc biệt là từ người dân, trước hết tập trung vào những lĩnh vực như giáo dục, y tế, du lịch, thanh toán điện từ, nông nghiệp…
Đây là yêu cầu được nêu ra trong đề án xây dựng Hệ tri thức Việt số hoá bên cạnh việc phát triển các cộng đồng, hệ sinh thái khởi nghiệp. Điểm đáng chú ý trong Đề án Hệ tri thức Việt số hoá là sự đóng góp tri thức của người dân thông qua việc đặt các câu hỏi về những vấn đề mà họ gặp phải trong cuộc sống. “Khi nhiều người cùng quan tâm về một vấn đề thì đó là cơ hội của các doanh nghiệp start-up”, Phó Thủ tướng nói.
Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải thay đổi suy nghĩ. Đối với người dân đó có thể là chuyển từ thói quen tiết kiệm, gửi tiền vào ngân hàng sang đầu tư, kinh doanh. Còn Nhà nước thì không chỉ là hỗ trợ vốn hay hoàn thiện hành lang pháp lý mà quan trọng nhất là đặt ra những vấn đề để kêu gọi các ý tưởng start-up.
Phó Thủ tướng cũng cho rằng việc đưa suy nghĩ khởi nghiệp vào giáo dục, đặc biệt trong các trường đại học, là vô cùng quan trọng. Lâu nay chúng ta học vẫn nặng về tiếp thu thụ động, quá thận trọng thì bây giờ là lúc dám nghĩ khác, làm khác, dám nghĩ lớn, dám làm lớn, dựa trên công nghệ, tri thức.
“Làm start-up không thể đòi hỏi thuận lợi hay nghĩ thoáng qua là làm start-up phải gắn ngay với thế giới, toàn cầu hay phải trở thành công ty triệu đô, tỷ đô. Trước hết, các bạn hãy bắt đầu từ những nhu cầu thiết thực hàng ngày, từ những việc rất nhỏ liên quan đến giáo dục, đi lại, khám chữa bệnh của người dân, nông nghiệp… Và khi có ý tưởng khác với những người khác đang làm thì các bạn hãy bắt đầu", Phó Thủ tướng gợi mở./.
Gia Lai cần tiếp tục tăng độ che phủ rừng  (30/11/2018)
Các hoạt động của Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh  (30/11/2018)
Cuộc đời hoạt động, cống hiến to lớn của đồng chí Ngô Gia Tự  (30/11/2018)
Thu hút đầu tư nước ngoài trên địa bàn Hà Nội tăng 189%  (30/11/2018)
Ghi nhận những đóng góp của Việt Nam tại khu vực  (30/11/2018)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam