Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến Tokyo dự Hội nghị Cấp cao Hợp tác Mekong - Nhật Bản lần thứ 10 và thăm Nhật Bản
23:16, ngày 07-10-2018
TCCSĐT - Chiều 07-10-2018, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và phu nhân dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến sân bay quốc tế Haneda, thủ đô Tokyo, Nhật Bản để tham dự Hội nghị Cấp cao Hợp tác Mekong - Nhật Bản lần thứ 10 và thăm Nhật Bản.
Đón Thủ tướng, phu nhân và đoàn tại sân bay, về phía Nhật Bản có Thứ trưởng Nghị sỹ Quốc hội Norikazu Suzuki, Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Umeda; về phía Việt Nam có Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Nguyễn Quốc Cường và phu nhân cùng cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam và cộng đồng người Việt tại Nhật Bản.
Dự kiến trong chương trình chuyến đi, ngày 08-10, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe chủ trì lễ đón trọng thể Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Tiếp đó, hai Thủ tướng dẫn đầu đoàn cấp cao hai nước tiến hành hội đàm; chứng kiến lễ ký các văn kiện hợp tác. Thủ tướng cũng sẽ tiếp Chủ tịch Liên minh Nghị sỹ Hữu nghị Nhật-Việt Nikai Toshihiro; thăm Đại sứ quán Việt Nam tại Tokyo.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ tham dự Phiên họp cấp cao Mekong - Nhật Bản lần thứ 10; cùng lãnh đạo các nước yết kiến Nhật Hoàng; tham dự Diễn đàn đầu tư Mekong - Nhật Bản và gặp gỡ lãnh đạo Quốc hội Nhật Bản.
Trong chuyến đi, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự kiến có nhiều cuộc tiếp xúc, làm việc với các hiệp hội doanh nghiệp, nhà đầu tư hàng đầu Nhật Bản, như làm việc với Liên đoàn Kinh tế Nhật Bản Keidanren; tọa đàm với các doanh nghiệp bất động sản của Nhật Bản; dự Diễn đàn xúc tiến đầu tư Việt Nam; tiếp lãnh đạo một số tập đoàn hàng đầu của Nhật Bản...
* Trước đó, hãng tin Kyodo, bản điện tử của báo Nikkei và báo điện tử Tokyo Shinbun đã đăng tải bài trả lời phỏng vấn báo chí Nhật Bản của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc nhân dịp tham dự Hội nghị cấp cao Mekong - Nhật Bản lần thứ 10 và thăm Nhật Bản, trong đó tập trung vào vấn đề Biển Đông cũng như Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
Bài viết với tiêu đề “Việt Nam bày tỏ hy vọng Nhật Bản tiếp tục thể hiện vai trò trong vấn đề Biển Đông”, hãng tin Kyodo nhận định Thủ tướng Việt Nam đã bày tỏ rõ mong muốn tiếp tục hợp tác với Nhật Bản trong vấn đề Biển Đông.
Bài viết với tiêu đề “Việt Nam bày tỏ hy vọng Nhật Bản tiếp tục thể hiện vai trò trong vấn đề Biển Đông”, hãng tin Kyodo nhận định Thủ tướng Việt Nam đã bày tỏ rõ mong muốn tiếp tục hợp tác với Nhật Bản trong vấn đề Biển Đông.
Kyodo dẫn nguyên văn lời của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói rằng: “Nhật Bản có chung quan điểm với Việt Nam và đã đóng góp vào việc đảm bảo một Biển Đông hòa bình và ổn định”. Thủ tướng cũng đánh giá cao sự tiếp cận của Nhật Bản đối với khu vực. Trong bối cảnh năm nay kỷ niệm 45 năm thành lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Nhật Bản, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nhấn mạnh đến quan hệ đặc biệt giữa hai quốc gia. Với việc số người Việt Nam sinh sống học tập tại Nhật Bản tăng nhanh, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tin rằng: “Các hoạt động giao lưu nhân dân chính là cầu nối tình hữu nghị, là nền tảng cho mối quan hệ bền vững giữa hai quốc gia”. Liên quan đến việc tăng số nước tham gia CPTPP sau khi Mỹ rút khỏi Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP), Thủ tướng Việt Nam nhận định: “vấn đề cần được xem xét trên cơ sở nhất trí của các bên liên quan sau khi thỏa thuận có hiệu lực” và “Việt Nam cùng các nước thành viên, sẽ tập trung vào việc làm cho thỏa thuận sớm có hiệu lực”.
Trong khi đó, báo điện tử Nikkei nêu bật vấn đề CPTPP với bài viết có tiêu đề “Thủ tướng Việt Nam: Phê chuẩn TPP11 vào tháng 11, sớm đi vào hiệu lực”.
Trong khi đó, báo điện tử Nikkei nêu bật vấn đề CPTPP với bài viết có tiêu đề “Thủ tướng Việt Nam: Phê chuẩn TPP11 vào tháng 11, sớm đi vào hiệu lực”.
Theo Nikkei, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết Quốc hội Việt Nam dự kiến đến tháng 11 tới sẽ phê chuẩn CPTPP. Thủ tướng Việt Nam cho rằng lợi ích của việc tham dự CPTPP là rất lớn và bày tỏ mong muốn mở ra tối đa tiềm năng của kinh tế và thương mại, đồng thời hy vọng CPTPP sẽ có thêm thành viên. CPTPP sẽ có hiệu lực sau khi có từ 6 nước trở lên phê chuẩn. Trước đó, Mexico, Nhật Bản, Singapore đã hoàn tất thủ tục này. Nếu Việt Nam phê chuẩn, đây sẽ là một bước tiến lớn đối với tiến trình đưa CPTPP đi vào hiệu lực. Các nước tham gia chủ trương sớm kết nạp thành viên mới vào năm 2019. Thái Lan và Indonesia hiện đang có thái độ tích cực đối với việc tham gia CPTPP.
Bên cạnh việc hoan nghênh mở rộng CPTPP, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng nhấn mạnh trước tiên, 11 nước thành viên hiện tại liên kết chặt chẽ “nỗ lực để hoàn tất việc phê chuẩn thỏa thuận này”. Ngoài ra, báo Nikkei cũng đề cập đến vấn đề Biển Đông, trong đó nêu rõ Thủ tướng Việt Nam “yêu cầu không làm phức tạp tình hình”, một lần nữa “kêu gọi các nước liên quan kiềm chế". Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định quan hệ hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản là tiền đề cho việc duy trì hòa bình của khu vực châu Á - Thái Bình Dương và mong muốn “Nhật Bản tham gia một cách tích cực”.
Báo điện tử Tokyo Shinbun tối cùng ngày đã dẫn tin nguồn của Kyodo về bài trả lời phỏng vấn truyền thông Nhật Bản của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.
Chuyến công du tới Nhật Bản của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Đoàn đại biểu Cấp cao Việt Nam lần này một lần nữa khẳng định Việt Nam kiên trì đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế, trong đó coi trọng quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng với Nhật Bản và quyết tâm đưa quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng với Nhật Bản sang giai đoạn phát triển mới, toàn diện, thực chất hơn. /.
Báo điện tử Tokyo Shinbun tối cùng ngày đã dẫn tin nguồn của Kyodo về bài trả lời phỏng vấn truyền thông Nhật Bản của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.
Chuyến công du tới Nhật Bản của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Đoàn đại biểu Cấp cao Việt Nam lần này một lần nữa khẳng định Việt Nam kiên trì đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế, trong đó coi trọng quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng với Nhật Bản và quyết tâm đưa quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng với Nhật Bản sang giai đoạn phát triển mới, toàn diện, thực chất hơn. /.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tham dự Hội nghị Chủ tịch Quốc hội các nước Á Âu lần thứ 3 và thăm chính thức Thổ Nhĩ Kỳ  (07/10/2018)
Lời cảm ơn của Ban Lễ tang và gia đình nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười  (07/10/2018)
Lãnh đạo các nước, các đảng, các tổ chức quốc tế gửi thư, điện chia buồn tới Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, nhân dân Việt Nam và gia quyến đồng chí Đỗ Mười  (07/10/2018)
Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9-2018  (07/10/2018)
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
- Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp: Nền tảng góp phần phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay