Cải cách thủ tục hành chính: Lợi ích xã hội là ưu tiên hàng đầu
Ngày 6-7, Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính (TTHC) đã họp phiên thường niêndưới sự chủ trì của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc - Chủ tịch Hội đồng Tư vấn cải cách TTHC. Tham dự cuộc họp có đại diện Tổ công tác chuyên trách của Thủ tướng về cải cách TTHC, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các hiệp hội nghề nghiệp, các tổ chức thương mại quốc tế như Eurocham, Amcham, USAID...
Ban hành Nghị quyết về đơn giản TTHC của các bộ, ngành
Thủ tục hành chính là dòng chảy liên tục, phản ánh các mặt của đời sống xã hội. Các thủ tục hành chính khi được ban hành phải đảm bảo mục tiêu quản lý nhưng phải đem lại thuận lợi cho dân với phương châm đặt lợi ích của xã hội là ưu tiên hàng đầu.
Phát biểu tại cuộc họp, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao sự đóng góp tích cực và hiệu quả của các tổ chức quốc tế, các cơ quan quản lý, hiệp hội doanh nghiệp các ngành nghề vào quá trình rà soát, kiến nghị phương án đơn giản hóa các TTHC, góp phần vào sự thành công của Đề án đơn giản hóa TTHC trên các lĩnh vực quản lý Nhà nước giai đoạn 2007-2010 (Đề án 30).
Hoạt động của Hội đồng Tư vấn đã đạt được nhiều kết quả tích cực như thành lập 15 nhóm công tác trong những lĩnh vực được rà soát với các chuyên gia chủ chốt chính là “cánh tay nối dài” của Hội đồng để triển khai thực hiện.
Các hiệp hội doanh nghiệp đã chủ động tổ chức khảo sát doanh nghiệp về các TTHC còn cản trở, khó khăn cho doanh nghiệp, với hơn 300 doanh nghiệp tham gia trực tiếp và gián tiếp vào quá trình cải cách TTHC của Chính phủ.
Các nhóm đã triển khai rà soát ưu tiên gần 150 TTHC và hoàn thành vào tháng 11-2009. Đợt 2 rà soát thêm gần 250 thủ tục và hoàn thành trong tháng 4-2010.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, trên cơ sở các phương án đơn giản hóa TTHC được các bộ, ngành hoàn thiện và gửi lại trong ngày 15-7-2010, thông qua việc lấy ý kiến của cá nhân, tổ chức, Tổ công tác Đề án 30 của Thủ tướng sẽ xây dựng 24 dự thảo Nghị quyết thông qua phương án đơn giản hóa TTHC thuộc phạm vi chức năng quản lý của 24 bộ, ngành trình Chính phủ xem xét, quyết định trong quý III/2010.
Đây chính là cơ sở để các bộ, ngành liên quan khẩn trương triển khai thực hiện ngay việc xây dựng dự thảo văn bản quy phạm pháp luật nhằm thực thi các phương án đơn giản hóa TTHC. Dự kiến công việc này sẽ được hoàn thành trước ngày 31-12-2010.
Qua thảo luận, nhiều thành viên của Hội đồng Tư vấn kiến nghị cần tiếp tục duy trì hoạt động của Hội đồng với cơ chế thích hợp sau khi Đề án 30 kết thúc vào cuối năm 2010.
Xây dựng cơ chế kiểm soát “dòng chảy” của các TTHC
Ngay sau phiên họp thường niên, Hội đồng Tư vấn đã có cuộc họp báo về vai trò của cộng đồng doanh nghiệp đối với cải cách TTHC.
Phó Chủ tịch Hội đồng Tư vấn cải cách TTHC Nguyễn Minh Mẫn nêu rõ, Hội đồng Tư vấn được thành lập với vai trò là đại diện cho khối tư nhân tham gia vàocông cuộc cải cách TTHC. Hội đồng bao gồm 15 thành viên từ các Hiệp hội trong và ngoài nước, các tổ chức, viện nghiên cứu.
Đây là cách làm mới, đột phá, thể hiện quyết tâm chính trị của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc xã hội hóa công cuộc cải cách TTHC, để doanh nghiệp và người dân tham gia vào phát hiện những thủ tục bất hợp lý, không hợp pháp và không cần thiết.
Trả lời các câu hỏi của báo chí xung quanh kết quả và cơ chế kiểm soát TTHC giai đoạn tới, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, đến nay, những phương án cải cách TTHC đã được Chính phủ thông qua bằng Nghị quyết số 25/NQ-CP về phương án đơn giản hóa 258 TTHC ưu tiên. Điều này một lần nữa khẳng định quyết tâm của Chính phủđạt bằngđược sự thay đổi về chất trong cải cách TTHC, nhằm xây dựng môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, thân thiện với doanh nghiệp và nhân dân.
Bên cạnh đó, để bảo đảm tính bền vững của cải cách TTHC, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 8/6/2010 về Kiểm soát TTHC. Theo đó, thiết lập cơ chế pháp lý cho hoạt động kiểm soát TTHC từ khâu dự thảo cho đến việc thực thi trên thực tế, hạn chế tối đa việctrong quá trình ban hành thể chế phát sinh nhiều TTHC mới, tiếp tục gây khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống của nhân dân.
“TTHC là dòng chảy liên tục, phản ánh các mặt của đời sống xã hội. Vì thế, cần liên tục giám sát, kiểm tra sao cho các TTHC khi được ban hành phải đảm bảo mục tiêu quản lý nhưng phải đem lại thuận lợi cho dân với phương châm đặt lợi ích của xã hội là ưu tiên hàng đầu”, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh.
TS. Ngô Hải Phan, Tổ phó Thường trựcTổ công tácĐềán 30 của Thủ tướng Chính phủcho hay, thực thi phương án đơn giản hóa 258 TTHC ưu tiên đòi hỏi phải sửa đổi ít nhất 14 Luật và 3 Pháp lệnh, 45 Nghị định, 8 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, 67 Thông tư, 33 Quyết định của Bộ trưởng và một số văn bản hành chính khác.
Để thực thi phương án đơn giản hóa trên 5.000 thủ tục còn lại, hàng loạt các văn bản khác từ Luật, Pháp lệnh cho đến Nghị định, Quyết định của Thủ tướng, Thông tư của Bộ trưởng cần phải được sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ./.
Hướng tới Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội  (06/07/2010)
Công tác giám sát phục vụ tốt công tác kiểm tra của Đảng  (06/07/2010)
Thông báo của Ủy ban Kiểm tra Trung ương về Kỳ họp thứ 32  (06/07/2010)
Thông báo của Ủy ban Kiểm tra Trung ương về Kỳ họp thứ 32  (06/07/2010)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên