Thủ tướng dự Diễn đàn cấp cao và Triển lãm công nghiệp 4.0
21:17, ngày 13-07-2018
TCCSĐT - Sáng 13-7, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã tới dự Lễ khai mạc và tham gia phiên đối thoại với chủ đề “Tầm nhìn và chiến lược phát triển đột phá trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư”.
Cùng dự có các đồng chí: Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng Trưởng ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình; Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải; Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Nguyễn Xuân Thắng; Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển; Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam và lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương và địa phương; Đại sứ và đại diện các tổ chức quốc tế; diễn giả trong và ngoài nước…
Diễn đàn cấp cao và Triển lãm quốc tế về công nghiệp 4.0 - Industry 4.0 Summit 2018 là sự kiện đầu tiên thực hiện theo Quy chế phối hợp công tác của Ban Cán sự đảng Chính phủ và Ban Kinh tế Trung ương với sự tham gia của gần 2.000 đại biểu và địa phương, cộng đồng doanh nghiệp trong nước, các đại sứ quán, hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài, chuyên gia trong nước và quốc tế.
Ngoài diễn đàn cấp cao do Thủ tướng Chính phủ và Trưởng Ban Kinh tế Trung ương đồng chủ trì thì diễn đàn cấp cao và Triển lãm quốc tế về công nghiệp 4.0 còn có 5 phiên hội thảo chuyên đề gồm: (1) Những xu hướng lớn của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 - nhận diện tác động và khuyến khích đối với Việt Nam; (2) Xây dựng đô thị thông minh, bền vững trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4; (3) Phát triển nền sản xuất thông minh - Tầm nhìn và giải pháp công nghệ; (4) Bước tiến mới trong ngành tài chính - ngân hàng trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4; (5) Tầm nhìn và giải pháp phát triển nông nghiệp thông minh, bền vững.
Tại Diễn đàn, lần đầu tiên rô bốt sử dụng trí tuệ nhân tạo có tên Sophia đến Việt Nam. Đây là người máy đầu tiên được cấp quyền công dân trên thế giới. Rô bốt Sophia là sản phẩm được Chương trình phát triển Liên hợp quốc trao giải quán quân sáng tạo của UNDP. Sophia đã có cuộc đối thoại với một số đại biểu tại diễn đàn về các vấn đề phát triển bền vững, định hướng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cũng như việc đào tạo nhân lực đặc biệt là đội ngũ nhân lực trẻ.
Sự xuất hiện của Sophia tại Diễn đàn nhằm khẳng định vai trò quan trọng của cách mạng công nghiệp 4.0 trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển của Việt Nam.
Diễn đàn cấp cao và Triển lãm quốc tế về công nghiệp 4.0 - Industry 4.0 Summit 2018 là sự kiện đầu tiên thực hiện theo Quy chế phối hợp công tác của Ban Cán sự đảng Chính phủ và Ban Kinh tế Trung ương với sự tham gia của gần 2.000 đại biểu và địa phương, cộng đồng doanh nghiệp trong nước, các đại sứ quán, hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài, chuyên gia trong nước và quốc tế.
Ngoài diễn đàn cấp cao do Thủ tướng Chính phủ và Trưởng Ban Kinh tế Trung ương đồng chủ trì thì diễn đàn cấp cao và Triển lãm quốc tế về công nghiệp 4.0 còn có 5 phiên hội thảo chuyên đề gồm: (1) Những xu hướng lớn của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 - nhận diện tác động và khuyến khích đối với Việt Nam; (2) Xây dựng đô thị thông minh, bền vững trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4; (3) Phát triển nền sản xuất thông minh - Tầm nhìn và giải pháp công nghệ; (4) Bước tiến mới trong ngành tài chính - ngân hàng trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4; (5) Tầm nhìn và giải pháp phát triển nông nghiệp thông minh, bền vững.
Tại Diễn đàn, lần đầu tiên rô bốt sử dụng trí tuệ nhân tạo có tên Sophia đến Việt Nam. Đây là người máy đầu tiên được cấp quyền công dân trên thế giới. Rô bốt Sophia là sản phẩm được Chương trình phát triển Liên hợp quốc trao giải quán quân sáng tạo của UNDP. Sophia đã có cuộc đối thoại với một số đại biểu tại diễn đàn về các vấn đề phát triển bền vững, định hướng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cũng như việc đào tạo nhân lực đặc biệt là đội ngũ nhân lực trẻ.
Sự xuất hiện của Sophia tại Diễn đàn nhằm khẳng định vai trò quan trọng của cách mạng công nghiệp 4.0 trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển của Việt Nam.
Phát biểu khai mạc Diễn đàn, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình nhấn mạnh, việc khai thác đúng đắn, kịp thời những cơ hội của Cách mạng công nghiệp 4.0 là thách thức chung của các quốc gia nhưng đối với một nước đang phát triển như Việt Nam, thách thức đó càng lớn.
Cách mạng công nghiệp một mặt mở ra nhiều cơ hội trong việc nâng cao trình độ công nghệ, năng lực sản xuất và cạnh tranh trong chuỗi giá trị toàn cầu; tạo ra sự thay đổi lớn về mô hình kinh doanh bền vững hơn và cơ hội cho các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo; mang lại tiềm năng cho các nước đang phát triển có thể rút ngắn quá trình công nghiệp hóa bằng cách đi tắt, đón đầu, phát triển nhảy vọt lên công nghệ cao hơn.
Tuy nhiên, nếu không có cách tiếp cận đúng và bắt kịp nhịp độ phát triển của thế giới và khu vực, Việt Nam sẽ đối mặt với nguy cơ tụt hậu ngày càng xa về công nghệ, tình trạng dư thừa lao động kỹ năng thấp và sự bất bình đẳng trong xã hội.
Phát biểu chỉ đạo Diễn đàn, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao công tác chuẩn bị tổ chức sự kiện đồng thời khẳng định Diễn đàn cấp cao và Triển lãm quốc tế về công nghiệp 4.0 không chỉ góp phần xây dựng các Nghị quyết của Bộ Chính trị mà còn là sự kiện quan trọng giúp lan tỏa nhận thức về những cơ hội và thách thức của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đối với Việt Nam.
Thủ tướng nhấn mạnh tới 4 nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt cần thực hiện trong thời gian tới để giúp Việt Nam bước lên “con tàu 4.0” gồm: tập trung hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách, pháp luật cho phát triển nền kinh tế số, công nghiệp thông minh; xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ đặc biệt là công nghệ thông tin và hạ tầng thông tin sẵn sàng cho công nghiệp 4.0; phát triển nhanh nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu xây dựng nền kinh tế số; phát triển hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia, thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo trong mọi ngành, lĩnh vực.
Trước khi dự Diễn đàn, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã cắt băng khai mạc Triển lãm quốc tế về công nghiệp 4.0 với gần 50 gian hàng của các tập đoàn công nghệ hàng đầu với những giải pháp công nghệ hiện đại như: hệ thống sản xuất tích hợp CIM, nhà máy thông minh, công nghệ xác thực, ảo hóa, xác định nguy cơ bảo mật…/.
Cách mạng công nghiệp một mặt mở ra nhiều cơ hội trong việc nâng cao trình độ công nghệ, năng lực sản xuất và cạnh tranh trong chuỗi giá trị toàn cầu; tạo ra sự thay đổi lớn về mô hình kinh doanh bền vững hơn và cơ hội cho các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo; mang lại tiềm năng cho các nước đang phát triển có thể rút ngắn quá trình công nghiệp hóa bằng cách đi tắt, đón đầu, phát triển nhảy vọt lên công nghệ cao hơn.
Tuy nhiên, nếu không có cách tiếp cận đúng và bắt kịp nhịp độ phát triển của thế giới và khu vực, Việt Nam sẽ đối mặt với nguy cơ tụt hậu ngày càng xa về công nghệ, tình trạng dư thừa lao động kỹ năng thấp và sự bất bình đẳng trong xã hội.
Phát biểu chỉ đạo Diễn đàn, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao công tác chuẩn bị tổ chức sự kiện đồng thời khẳng định Diễn đàn cấp cao và Triển lãm quốc tế về công nghiệp 4.0 không chỉ góp phần xây dựng các Nghị quyết của Bộ Chính trị mà còn là sự kiện quan trọng giúp lan tỏa nhận thức về những cơ hội và thách thức của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đối với Việt Nam.
Thủ tướng nhấn mạnh tới 4 nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt cần thực hiện trong thời gian tới để giúp Việt Nam bước lên “con tàu 4.0” gồm: tập trung hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách, pháp luật cho phát triển nền kinh tế số, công nghiệp thông minh; xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ đặc biệt là công nghệ thông tin và hạ tầng thông tin sẵn sàng cho công nghiệp 4.0; phát triển nhanh nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu xây dựng nền kinh tế số; phát triển hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia, thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo trong mọi ngành, lĩnh vực.
Trước khi dự Diễn đàn, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã cắt băng khai mạc Triển lãm quốc tế về công nghiệp 4.0 với gần 50 gian hàng của các tập đoàn công nghệ hàng đầu với những giải pháp công nghệ hiện đại như: hệ thống sản xuất tích hợp CIM, nhà máy thông minh, công nghệ xác thực, ảo hóa, xác định nguy cơ bảo mật…/.
Phát triển hơn nữa mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Algeria  (13/07/2018)
Kỳ họp thứ 9 Hội đồng Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh khóa IX: Thông qua nhiều nội dung quan trọng  (13/07/2018)
Kỳ họp thứ 9 Hội đồng Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh khóa IX: Thông qua nhiều nội dung quan trọng  (13/07/2018)
Tạo lập môi trường thuận lợi cho sự phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa  (13/07/2018)
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên