Đối tác chiến lược Việt Nam - Indonesia khởi đầu tốt đẹp, hướng tới tương lai
Mối quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Indonesia đang trên đà phát triển tích cực, đặc biệt sau chuyến thăm Indonesia của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tháng 7-2017.
Năm 2018 đánh dấu chặng đường 5 năm đầu tiên hai nước thiết lập quan hệ đối tác chiến lược và hai bên đang thúc đẩy sớm hoàn thành xây dựng Chương trình hành động mới cho giai đoạn 2019 - 2023.
Nhân dịp này, phóng viên TTXVN tại Jakarta đã có cuộc trao đổi với Vụ trưởng vụ ASEAN, Bộ Ngoại giao Indonesia, ông Denny Abdi.
Đánh giá về những kết quả mà Việt Nam và Indonesia đã đạt được kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ đối tác chiến lược vào năm 2013, ông Denny Abdi cho rằng dựa trên nền tảng của quan hệ đối tác chiến lược, hai nước đưa ra lộ trình phát triển quan hệ giữa hai nước giai đoạn 5 năm đầu tiên. Cho đến nay, hai nước đã thực hiện được nhiều mục tiêu đề ra cho lộ trình trong các lĩnh vực như quốc phòng, an ninh, hợp tác phát triển kinh tế, khai thác thủy, hải sản cũng như hợp tác về văn hóa xã hội...
Tháng Tư vừa qua đã diễn ra kỳ họp lần thứ ba Ủy ban Hợp tác song phương cấp Bộ trưởng Ngoại giao giữa hai nước dưới sự đồng chủ trì của Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam và Indonesia tại thủ đô Hà Nội, nhằm đánh giá lại chặng đường 5 năm quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước và thúc đẩy mối quan hệ giữa hai nước trong tương lai.
Một trong những nội dung quan trọng đã được ký kết tại hội nghị đó là hai bên sẽ tích cực làm sâu sắc và phát triển quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Indonesia 5 năm tới. Theo đó, hai quốc gia đang tích cực hướng đến mối quan hệ hợp tác tốt đẹp hơn trong chặng đường tiếp theo, đề ra các mục tiêu mới để thực hiện trong 5 năm tới.
Ông Denny Abdi cho biết Indonesia đang tích cực thực hiện các chủ trương này của chính phủ cũng như trao đổi, thảo luận với các đồng nghiệp phía Bộ Ngoại giao Việt Nam.
Theo ông Denny Abdi, không có bất kỳ trở ngại nào trong quan hệ giữa hai nước; hai bên luôn trao đổi và làm việc rất thoải mái và thẳng thắn với nhau. Ông cũng tin tưởng dựa trên nền tảng quan hệ tốt đẹp giữa hai nước, những lĩnh vực hợp tác và làm việc chung đang và sẽ rất tốt đẹp.
Tuy nhiên, ông Abdi cũng nêu một số thách thức mà hai bên phải đối mặt trong các lĩnh vực hợp tác song phương. Cụ thể, về lĩnh vực kinh tế, dù đã có sự hợp tác chặt chẽ nhưng hai quốc gia vẫn có những lĩnh vực cạnh tranh với nhau, và để vượt qua những thách thức này hai bên phải tích cực làm việc cùng nhau và chia sẻ những giá trị chung.
Ông Denny Abdi nhấn mạnh Indonesia và Việt Nam là những nước lớn trong ASEAN cả về quy mô dân số lẫn kinh tế, có những tiềm năng rất lớn để hợp tác, vì vậy hai bên cần tích cực tăng cường khai thác tiềm năng hợp tác là thế mạnh của hai nước.
Một trong những nội dung quan trọng cần phải thực hiện ngay là tích cực hợp tác trao đổi về con người, công nghệ, kỹ thuật mới. Hai nước cũng có những nguồn tài nguyên thiên nhiên rất lớn, đặc biệt là nguồn lực về con người và đây chính là vấn đề mấu chốt bảo đảm cho thành công của hợp tác song phương trong tương lai mà hai quốc gia cần tích cực chia sẻ và hợp tác cùng nhau.
Về tương lai mối quan hệ đối tác chiến lược giữa Indonesia - Việt Nam, ông Denny Abdi cho rằng hai nước có thể thúc đẩy mối quan hệ này hiệu quả và thực chất hơn nữa thông qua đẩy mạnh hợp tác trong khuôn khổ ASEAN. Theo ông, trong bối cảnh ASEAN hiện đóng vai trò rất quan trọng ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương cũng như toàn cầu, là những quốc gia lớn nhất trong ASEAN, Indonesia và Việt Nam cũng đóng vai trò rất quan trọng trong các mối quan hệ giữa ASEAN với các quốc gia, tổ chức quốc tế.
Ông Denny Abdi bày tỏ lạc quan về quan hệ giữa hai nước trong tương lai dựa trên lộ trình phát triển quan hệ đối tác chiến lược đã được thiết lập, theo đó, sự đồng cảm, chia sẻ và hiểu biết nhau nhiều hơn sẽ thúc đẩy sự hợp tác thực sự hiệu quả giữa hai nước trong những vấn đề của khu vực cũng như quốc tế./.
Mô hình phát triển bền vững của EU và OECD và hàm ý chính sách phát triển bền vững ở Việt Nam  (12/07/2018)
Thủ tướng gặp mặt các diễn giả, doanh nghiệp tham dự Diễn đàn 4.0  (12/07/2018)
Bộ Chính trị kỷ luật hai đồng chí Trương Minh Tuấn, Nguyễn Bắc Son  (12/07/2018)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên