Bộ Công Thương đồng hành cùng doanh nghiệp phát triển thương hiệu thực phẩm an toàn
TCCSĐT - Sáng ngày 12-7-2018 tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức Hội thảo “Đồng hành cùng doanh nghiệp phát triển thương hiệu thực phẩm an toàn”. Hội thảo là một trong những hoạt động thiết thực nằm trong khuôn khổ Dự án An toàn thực phẩm thuộc Chương trình Mục tiêu Y tế - Dân số của cả nước.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, đồng chí Đỗ Thắng Hải - Thứ trưởng Bộ Công Thương khẳng định: “Quan điểm chỉ đạo của Chiến lược quốc gia An toàn thực phẩm giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn 2030 chỉ rõ, bảo đảm an toàn thực phẩm chính là bảo đảm quyền lợi người tiêu dùng và sức khỏe nhân dân, là một nhiệm vụ thường xuyên cần tập trung chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, là trách nhiệm và quyền lợi của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm và của mỗi người dân; đặc biệt trong giai đoạn hiện nay”.
Theo đồng chí Đỗ Thắng Hải, năm 2018, nhằm khuyến khích các hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn, Bộ Công Thương đã thực hiện nhiều hoạt động nhằm nâng cao nhận thức về sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn, đồng thời, hỗ trợ mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa đặc sản an toàn của các doanh nghiệp, địa phương trên cả nước. Với vai trò của cơ quan quản lý nhà nước, Bộ Công Thương tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành trong việc chỉ đạo triển khai và kiểm tra thực hiện các quy định bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm tại các chợ, siêu thị, đặc biệt là các chợ đầu mối; kiểm tra, kiểm soát ngăn chặn việc kinh doanh hàng thực phẩm giả, kém chất lượng, nhập lậu. Đồng thời, làm tốt công tác thông tin tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các cơ sở sản xuất, phân phối thực hiện an toàn thực phẩm.
Đồng chí Lê Việt Nga - Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương cho biết, Việt Nam là một thị trường bán lẻ có tiềm năng phát triển lớn. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường bán lẻ Việt Nam, mạng lưới các cơ sở kinh doanh thực phẩm của nước ta cũng tăng dần hằng năm về số lượng và chất lượng. Điều này là cơ hội tốt cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn. Để quản lý hỗ trợ, phát triển về an toàn thực phẩm, theo chức năng, nhiệm vụ được giao, Bộ Công Thương chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương triển khai các biện pháp hỗ trợ phát triển thị trường hàng hóa trong nước một cách bền vững thông qua các chính sách phát triển các loại hình thương mại, dịch vụ, bảo đảm cân đối cung cầu, phát triển hạ tầng thương mại (bao gồm chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, trung tâm mua sắm, trung tâm đấu giá hàng hóa, sở giao dịch hàng hóa, trung tâm logistics, kho hàng hóa, trung tâm hội chợ, triển lãm, cửa hàng bán lẻ). Bên cạnh việc thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước, để hỗ trợ việc thực hiện các nhiệm vụ được giao, Bộ Công Thương đã và đang tích cực trong việc triển khai các chính sách hỗ trợ các đối tượng thuộc phạm vi quản lý. Trong năm 2018, trong khuôn khổ Dự án An toàn thực phẩm thuộc Chương trình Mục tiêu Y tế - Dân số giai đoạn 2016 - 2020, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục hướng dẫn, phối hợp xây dựng mô hình thí điểm chợ bảo đảm an toàn thực phẩm tại 24 địa phương.
Tại Hội thảo, các chuyên gia đã phân tích, trao đổi xoay quanh những vấn đề: chính sách phát triển mạng lưới các cơ sở kinh doanh thực phẩm an toàn; hoạt động quản lý cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng; các quy định mới về quản lý an toàn thực phẩm đối với nhóm ngành hàng do Bộ Công Thương quản lý. Các cơ quan, hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp cũng có những chia sẻ ý nghĩa, bổ ích liên quan đến kinh nghiệm xây dựng và phát triển thương hiệu thực phẩm an toàn của các doanh nghiệp; kinh nghiệm trong xử lý sự cố về an toàn thực phẩm; kinh nghiệm bảo vệ người tiêu dùng song hành cùng hoạt động phát triển thương hiệu thực phẩm...
Hội thảo “Đồng hành cùng doanh nghiệp, phát triển thương hiệu thực phẩm an toàn” là cầu nối thông tin giữa các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm an toàn với những kênh phân phối hiện đại, người tiêu dùng. Việc trao đổi, chia sẻ của các chuyên gia, cơ quan, doanh nghiệp tại Hội thảo sẽ giúp phát triển bền vững của cộng đồng doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn. Vì thế, đây là hội thảo thiết thực, có ý nghĩa, góp phần định hình rõ nét những cơ hội và kinh nghiệm xây dựng thương hiệu thực phẩm an toàn cho các doanh nghiệp Việt Nam./.
Nguy cơ Anh rời EU mà không đạt được thỏa thuận Brexit  (12/07/2018)
Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6  (11/07/2018)
Đồng chí Trương Thị Mai tiếp Đoàn nữ nghị sỹ Đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản  (11/07/2018)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay