Chấn chỉnh kịp thời tổ chức, cá nhân lạm dụng hình thức khen thưởng
Tránh tình trạng khen thưởng tràn lan, chạy giải thưởng, đây là chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương tại phiên họp của Hội đồng, chiều 11-7.
Tạo không khí thi đua sôi nổi
Báo cáo của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương cho thấy sáu tháng đầu năm, phong trào thi đua được các bộ, ngành, mặt trận, đoàn thể và các địa phương phát động gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao và nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, đã tạo không khí thi đua sôi nổi trong cả nước. Các phong trào thi đua được triển khai bài bản, hình thức đa dạng, phong phú, có tiêu chí và nội dung rõ ràng, cụ thể, thiết thực, bám sát nhiệm vụ chính trị, được nhân dân tích cực hưởng ứng, tham gia.
Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc (11-6-1948 - 11-6-2018) được tổ chức thành công; thực hiện tốt công tác tuyên truyền các phong trào thi đua và biểu dương, tôn vinh các điển hình tiên tiến; công tác quản lý nhà nước về thi đua khen thưởng được tăng cường, việc tham mưu ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về thi đua, khen thưởng được tập trung thực hiện.
Hội đồng và Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương đã chủ động, trách nhiệm trong việc tổ chức chỉ đạo và triển khai có hiệu quả những nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm.
Theo bà Trần Thị Hà, Trưởng Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng, trên cơ sở ý kiến của các thành viên Hội đồng, Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương đã trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, trình Chủ tịch nước phong tặng, truy tặng danh hiệu “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân” thời kỳ kháng chiến cho 102 tập thể và 125 cá nhân; phong tặng danh hiệu “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân” (thời kỳ đổi mới) cho một cá nhân có thành tích đặc biệt xuất sắc, đột xuất.
Công tác khen thưởng được thực hiện đúng quy định, kịp thời phục vụ các nhiệm vụ chính trị của đất nước và khen thưởng kháng chiến, chất lượng khen thưởng được nâng lên; việc khen thưởng các trường hợp có thành tích đột xuất, người trực tiếp lao động, sản xuất, công tác đã có sự chuyển biến rõ nét ở các bộ, ngành, địa phương.
Trong sáu tháng đầu năm 2018, Ban Thi đua-Khen thưởng Trung ương đã thực hiện trên 1.200 quyết định khen thưởng của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước cho trên 32.280 trường hợp, trong đó khen thưởng theo niên hạn 15.644 trường hợp, Chủ tịch nước phong tặng, truy tặng danh hiệu Mẹ Việt Nam Anh hùng cho 1.156 mẹ; 1.109 Huân chương Độc lập cho các gia đình có nhiều liệt sỹ; 1.696 Huân, Huy chương kháng chiến; phong tặng, truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân cho 228 tập thể, cá nhân có thành tích trong thời kỳ kháng chiến.
Thủ tướng Chính phủ quyết định tặng 1.967 Kỷ niệm chương Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt, tù đày và 70 bằng khen cho cá nhân có thành tích trong kháng chiến.
Theo Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh, Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc được tổ chức trang trọng tiết kiệm, nội dung tốt, điển hình hay, có ý nghĩa tuyên truyền sâu rộng, các gương điển hình có tác dụng giáo dục sâu sắc. Nói về các phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới, Phó Chủ tịch nước đề nghị Thủ tướng chỉ đạo tập trung chấn chỉnh việc xét công nhận nông thôn mới, không chạy theo thành tích, không cho nợ tiêu chí và không huy động sức dân quá mức; xây dựng mô hình nông thôn mới kiểu mẫu.
Phó Chủ tịch nước cho biết hiện cả nước có 48 giải thưởng tôn vinh doanh nghiệp, trong đó có 30 giải thưởng được cho phép, còn 18 danh hiệu chưa được phép, nhưng vẫn tổ chức tuyên dương; cần chấn chỉnh tình trạng này.
Tại cuộc họp, nhiều thành viên Hội đồng đề xuất cần quan tâm đến phong trào thi đua sáng tạo, tạo động lực, xung lực mới, nhất là phong trào khởi nghiệp sáng tạo. Các thành viên Hội đồng cũng nhắc đến sự việc lộn xộn, mất an ninh trật tự thời gian qua tại một số địa phương và cho rằng việc quán triệt chỉ đạo của một số địa phương chưa tốt, người đứng đầu cấp ủy, chính quyền chưa đủ bản lĩnh để ra những quyết định cần thiết, cơ quan tham mưu không thực hiện tốt chức năng của mình, làm ảnh hưởng lớn đến môi trường đầu tư kinh doanh và hình ảnh của Việt Nam.
Về vấn đề này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng phải rút kinh nghiệm trong công tác quản lý. Việc xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở là rất quan trọng. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, hệ thống mặt trận, các đoàn thể chính trị vận động quần chúng, đồng bào không chỉ trong phát triển kinh tế-xã hội mà cả trong bảo đảm quốc phòng an ninh, giữ gìn trật tự xã hội. Thủ tướng đề nghị Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể tiếp tục duy trì, nâng cao chất lượng các cuộc vận động.
Tránh khen thưởng tràn lan
Ghi nhận các kết quả hoạt động của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương sáu tháng đầu năm, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá Hội đồng đã hoạt động đều tay với sự quyết tâm nỗ lực, nhiệt huyết, tâm huyết, trách nhiệm của các thành viên. Phong trào thi đua sôi nổi. Công tác khen thưởng được quan tâm kịp thời hơn, nhất là đối tượng trực tiếp.
“Một công dân, một tổ chức người ta muốn danh hiệu thì đó cũng là tình cảm cách mạng đối với Đảng, Nhà nước. Nếu nói chống Cộng sản, chống lại đất nước xã hội chủ nghĩa thì làm sao có chuyện thích phong tặng”, Thủ tướng nói.
Song, Thủ tướng cũng chỉ ra những tồn tại bất cập trong phong trào thi đua như tiêu chí các phong trào còn chung chung, chưa đánh giá được tác động đến nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị; chưa thu hút được sự tham gia tích cực của các tầng lớp nhân dân. Việc nhân rộng điển hình chưa được thường xuyên...
Nhắc đến việc tôn vinh 700 tấm gương điển hình tiên tiến tại Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc, Thủ tướng nhấn mạnh: Trước đây chúng ta có phong trào tiếng hát át tiếng bom, giờ đang xử lý kỷ luật đảng, xử lý nhiều vấn đề bức xúc xã hội, thì việc tôn vinh, nhân rộng các tấm gương người tốt, việc tốt có ý nghĩa rất quan trọng, làm lan tỏa phong trào thi đua yêu nước trên khắp cả nước.
Thủ tướng đề nghị các cơ quan báo chí dành nhiều thời lượng hơn cho công tác quảng bá, giới thiệu, nhân rộng điển hình tiên tiến, để người dân thấy được hình ảnh tốt đẹp trong cuộc sống chứ không chỉ thấy màu tối của cuộc sống. Cần trân trọng những tấm gương điển hình tiên tiến, tuyên truyền để lớp trẻ noi theo, xã hội tốt đẹp. Hiện có rất nhiều tấm gương tốt chưa được phát hiện.
Thủ tướng cũng chỉ ra việc quản lý kiểm tra, giám sát khen thưởng, tặng danh hiệu cho một số sản phẩm tiêu dùng chưa đạt chất lượng, gây bức xúc trong xã hội. “Bột than tre chữa ung thư mà được giải thưởng gì đó, rất phản cảm. Tôi với tư cách Thủ tướng Chính phủ, yêu cầu các cấp, các ngành xét phong tặng, quảng bá thương hiệu này phải đúng với chất lượng, đúng với hiệu quả”, Thủ tướng nói và đề nghị Ban Thi đua-Khen thưởng Trung ương đã phát hiện những đơn vị, tổ chức, cá nhân lạm dụng hình thức khen thưởng cần báo cáo Thủ tướng Chính phủ chấn chỉnh kịp thời.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các bộ, ngành, địa phương không được thỏa mãn, chủ quan, cần nắm dân, sát dân, sát cơ sở, làm tốt chính sách dân vận. Tiếp tục phát huy ý nghĩa quan trọng của Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi thi đua ái quốc, các phong trào thi đua phải thực chất, có chiều sâu, phát huy dân chủ ở cơ sở.
Trong khen thưởng, Thủ tướng nêu rõ khen thưởng kịp thời, đúng quy định, công khai, dân chủ, tập trung giải quyết dứt điểm khen thưởng kháng chiến, phong tặng Mẹ Việt Nam Anh hùng; tránh tình trạng khen thưởng tràn lan, chạy giải thưởng, lợi dụng giải thưởng để huy động vốn, vi phạm pháp luật. Đồng thời, tiếp tục hoàn thiện thể chế pháp luật về công tác thi đua khen thưởng, hoàn thiện Luật Thi đua-Khen thưởng sửa đổi, nghị định quy định việc quản lý xét tặng giải thưởng cho doanh nhân, doanh nghiệp./.
Việt Nam tham dự Đại hội Đảng Cộng sản Italy lần thứ nhất  (11/07/2018)
Thông tin kinh tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 02 đến 08-7-2018)  (11/07/2018)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng làm việc với Ban Cán sự Đảng Bộ Công Thương  (11/07/2018)
Đại sứ Việt Nam tại Algeria đánh giá triển vọng hợp tác song phương  (11/07/2018)
Việt Nam dự họp Hội đồng Bảo an về bảo vệ trẻ em trong xung đột vũ trang  (11/07/2018)
Triển khai thực hiện Nghị quyết về hoạt động chất vấn của Quốc hội  (11/07/2018)
- Quảng Ngãi phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, trọng tâm là xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
- Một số nội dung chủ yếu trong đường lối, chủ trương của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa liên quan đến chuyển đổi công nghiệp
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên