Chuyên gia nhận định về chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Ấn Độ
Theo chuyên gia Boris Volkhonsky, phó giáo sư thuộc Viện nghiên cứu châu Á và châu Phi thuộc Đại học Quốc gia Moskva (Nga), cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo Trung Quốc và Ấn Độ đánh dấu cột mốc lịch sử mới trong sự phát triển mối quan hệ song phương.
Chuyên gia này nhận định cuộc gặp mang ý nghĩa biểu tượng rất lớn và là sự kiện tạo đà thúc đẩy mới cho mối quan hệ Trung-Ấn.
Cũng theo ông Volkhonsky, việc giải quyết các vấn đề liên quan tới phát triển toàn cầu mà không có sự tham gia của Trung Quốc và Ấn Độ là điều "bất khả thi" và việc xây dựng lòng tin giữa hai nước lớn nhất trong khu vực sẽ góp phần tạo dựng nền hòa bình và ổn định toàn cầu.
Trong khi đó, giáo sư Manoranjan Mohanty, cựu Chủ tịch Viện nghiên cứu Trung Quốc tại New Delhi (Ấn Độ), cho rằng cuộc gặp không chính thức mang tính lịch sử giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Ấn Độ Modi sẽ dẫn tới sự đồng thuận trong nhiều vấn đề tồn đọng lâu nay giữa hai nước, đồng thời mở ra một trật tự thế giới mới theo hướng “công bằng."
Theo ông Mohanty, đây là một cột mốc lịch sử tương tự như chuyến thăm của cựu Thủ tướng Ấn Độ Rajiv Gandhi tới Trung Quốc năm 1988.
Theo chuyên gia này, cuộc gặp không tập trung vào các vấn đề cụ thể, nên đây có thể là cơ hội để hai bên trao đổi quan điểm thẳng thắn về các vấn đề quan tâm.
Tại cuộc gặp không chính thức ngày 27-4 ở thành phố Vũ Hán, thuộc tỉnh Hồ Bắc, miền Trung Trung Quốc, Chủ tịch Tập Cận Bình và Thủ tướng Modi đã nhất trí tăng cường quan hệ và sự tin cậy lẫn nhau.
Ông Tập Cận Bình bày tỏ hy vọng cuộc gặp sẽ mở ra chương mới cho mối quan hệ song phương và Bắc Kinh sẵn sàng xây dựng quan hệ đối tác gắn bó hơn và hợp tác trong mọi lĩnh vực với New Delhi.
Trong khi Thủ tướng Modi khẳng định hai nước có thể tăng cường hợp tác thông qua việc duy trì trao đổi chiến lược và thúc đẩy hiểu biết lẫn nhau.
Theo ông Modi, với việc chiếm 40% dân số thế giới, Ấn Độ và Trung Quốc có trách nhiệm giải quyết nhiều vấn đề trên toàn cầu và cuộc gặp lần này là cơ hội tốt để làm điều đó.
Hai bên cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng một trật tự kinh tế toàn cầu đa dạng, đa cực, có sự tham gia của nhiều bên, cho phép tất cả các nước phát triển, góp phần xóa đói giảm nghèo và tình trạng bất bình đẳng trong khu vực và trên thế giới.
Chuyến thăm của Thủ tướng Modi tới Trung Quốc được xem là động thái nhằm hàn gắn quan hệ sau vụ đối đầu giữa quân đội hai bên ở Doklam, mà Trung Quốc gọi là Đông Lãng, hồi năm 2017./.
Đại sứ Việt Nam và Mỹ đối thoại về quan hệ song phương  (29/04/2018)
Chỉ số giá tiêu dùng của cả nước tăng nhẹ trong tháng Tư  (29/04/2018)
Chuyến thăm chính thức Singapore và dự Hội nghị Cấp cao ASEAN của Thủ tướng thành công tốt đẹp  (29/04/2018)
Nhiều hoạt động ý nghĩa nhân dịp kỷ niệm Ngày Chiến thắng 30-4 và Quốc tế lao động 01-5  (29/04/2018)
Báo chí quốc tế nêu bật sự phát triển ấn tượng của nền kinh tế Việt Nam  (29/04/2018)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên