Tiếp tục các diễn biến căng thẳng thương mại Mỹ - Trung
21:52, ngày 18-04-2018
TCCSĐT - Ngày 17-4, Bộ Thương mại Mỹ đã công bố kết quả điều tra sơ bộ về nhôm tấm nhập khẩu của Trung Quốc, theo đó kết luận rằng sản phẩm này được Bắc Kinh trợ giá, đồng thời bộ trên cũng đưa ra mức thuế chống trợ giá có thể lên tới 113%.
Trong năm 2016, tổng kim ngạch nhập khẩu nhôm tấm Trung Quốc vào Mỹ ước đạt 600 triệu USD. Tháng 11-2017, Mỹ bắt đầu cuộc điều tra sản phẩm nhôm tấm nhập khẩu của Trung Quốc. Đây là cuộc điều tra chống bán phá giá và trợ giá đầu tiên được Chính phủ Mỹ khởi xướng trong nhiều thập kỷ qua. Theo kế hoạch, Bộ Thương mại Mỹ sẽ chính thức công bố kết luận điều tra cuối cùng vào ngày 30-8 tới.
Trong một diễn biến liên quan tới tranh cãi thương mại với Trung Quốc, Mỹ đã thông báo với Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) về việc Washington đồng ý thảo luận với Bắc Kinh về những nỗ lực của chính quyền Tổng thống Trump nhằm áp đặt các mức thuế mới đối với thép và nhôm cũng như một loạt hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc.
Một quan chức thương mại tại Geneva (Thụy Sĩ) ngày 17-4 cho rằng động thái này là một bước đi được mong đợi, giúp cho Washington có thêm thời gian để giải quyết những bất đồng với Bắc Kinh.
Trong khi đó, ngày 18-4, người phát ngôn Ủy ban Phát triển và cải cách quốc gia Trung Quốc Nghiêm Bằng Trình cho biết nước này có nhiều kế hoạch dự phòng và chính sách để đối phó các tranh cãi thương mại với Mỹ. Ông cho rằng tác động từ những tranh cãi này đối với nền kinh tế vĩ mô của Trung Quốc là khá hạn chế và có thể kiểm soát được.
Việc Mỹ và Trung Quốc liên tục đưa ra chính sách thuế đối đầu trong thời gian gần đây đã làm dấy lên quan ngại về một cuộc chiến tranh thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Tuy nhiên, theo đánh giá của nhiều chuyên gia, sự đối đầu vẫn chưa dẫn tới kịch bản tồi tệ do các hành động đáp trả lẫn nhau mới chỉ dừng lại ở một số sản phẩm cụ thể và cách thức đáp trả của Trung Quốc vẫn chỉ mang tính tượng trưng.
Trong một diễn biến khác, ngày 17-4, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng vững chắc trong năm tới, nhờ vào sự phát triển nhanh chóng của Mỹ và châu Âu. Tuy nhiên, cơ quan này cũng cảnh báo nguy cơ xung đột thương mại trên diện rộng có thể khiến tăng trưởng toàn cầu chệch hướng.
Trong báo cáo Triển vọng Kinh tế thế giới mới nhất, IMF giữ nguyên dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu được đưa ra vào tháng Một vừa qua là 3,9% trong năm 2018 và năm 2019. Con số này cao hơn mức 3,8% trong năm ngoái.
Theo IMF, sự phục hồi này là nhờ vào các điều kiện tài chính tốt, đà phát triển mạnh, lòng tin thị trường được cải thiện, cũng như tác động tích cực từ chính sách kích thích tài chính của Mỹ.
Phát biểu tại họp báo, Cố vấn kinh tế kiêm Giám đốc Nghiên cứu của IMF Maurice Obstfeld cảnh báo mặc dù kinh tế thế giới tiếp tục cho thấy đà tăng trưởng mạnh, song nguy cơ hạn chế thương mại và các biện pháp đáp trả sẽ làm suy yếu lòng tin và khiến tăng trưởng toàn cầu sớm đi chệch hướng.
Theo bà, hiện vẫn còn thời gian để Mỹ và Trung Quốc tránh được cuộc chiến thương mại thông qua cơ chế đàm phán đa phương. Bên cạnh đó, bà Obstfeld nhấn mạnh chính sách cắt giảm thuế của Mỹ được thông qua tháng 12-2017 sẽ chỉ kích thích tăng trưởng của nước này trong năm 2018 và 2019 lên lần lượt 2,9% và 2,7%.
Bà Obstfeld nhấn mạnh tác động đó chỉ mang tính chất tạm thời bởi qua năm 2019, tăng trưởng toàn cầu sẽ giảm dần xuống còn 3,7%.
IMF nhận định giống như những nền kinh tế phát triển khác, tăng trưởng của Mỹ sẽ đạt đỉnh và sau đó bị chững lại do dân số già hóa và năng suất giảm.
Trong khi đó, IMF dự báo châu Á sẽ tiếp tục tăng trưởng ở mức 6,5% trong giai đoạn 2018 - 2019, tiếp tục là đầu tàu tăng trưởng quan trọng nhất toàn cầu bất chấp những quan ngại về tranh chấp thương mại và nợ công tăng.
Trung Quốc và Ấn Độ sẽ lần lượt tăng trưởng ở mức 6,6% và 7,4% trong năm 2018, trong khi con số này vào năm 2019 lần lượt là 6,4% và 7,8%.
Nhu cầu mạnh về xuất khẩu và người dân bắt đầu tăng chi tiêu là những nhân tố giúp cải thiện triển vọng kinh tế của hai quốc gia châu Á này.
Tăng trưởng của các nền kinh tế đang phát triển ở Đông Nam Á (Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam) sẽ cao hơn mức trung bình toàn cầu là 5%.
Ngược lại với xu hướng đi lên này, tăng trưởng của khu vực Đông Âu, Thổ Nhĩ Kỳ và các nước Balkan được dự báo sẽ giảm từ mức 5,8% năm 2017 xuống còn 4,3% trong năm 2018 và 3,7% năm 2019.
Trước đó, nhu cầu mạnh từ khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đã giúp cải thiện tăng trưởng của khu vực này trong ngắn hạn.
Ngoài ra, IMF cũng dự báo kinh tế Nga sẽ tăng trưởng ở mức 1,7% trong năm nay, cao hơn mức 1,5% của năm 2017. Tuy nhiên, dưới sức ép trừng phạt của phương Tây, con số này sẽ quay trở về mức 1,5% trong năm 2019./.
Trong một diễn biến liên quan tới tranh cãi thương mại với Trung Quốc, Mỹ đã thông báo với Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) về việc Washington đồng ý thảo luận với Bắc Kinh về những nỗ lực của chính quyền Tổng thống Trump nhằm áp đặt các mức thuế mới đối với thép và nhôm cũng như một loạt hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc.
Một quan chức thương mại tại Geneva (Thụy Sĩ) ngày 17-4 cho rằng động thái này là một bước đi được mong đợi, giúp cho Washington có thêm thời gian để giải quyết những bất đồng với Bắc Kinh.
Trong khi đó, ngày 18-4, người phát ngôn Ủy ban Phát triển và cải cách quốc gia Trung Quốc Nghiêm Bằng Trình cho biết nước này có nhiều kế hoạch dự phòng và chính sách để đối phó các tranh cãi thương mại với Mỹ. Ông cho rằng tác động từ những tranh cãi này đối với nền kinh tế vĩ mô của Trung Quốc là khá hạn chế và có thể kiểm soát được.
Việc Mỹ và Trung Quốc liên tục đưa ra chính sách thuế đối đầu trong thời gian gần đây đã làm dấy lên quan ngại về một cuộc chiến tranh thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Tuy nhiên, theo đánh giá của nhiều chuyên gia, sự đối đầu vẫn chưa dẫn tới kịch bản tồi tệ do các hành động đáp trả lẫn nhau mới chỉ dừng lại ở một số sản phẩm cụ thể và cách thức đáp trả của Trung Quốc vẫn chỉ mang tính tượng trưng.
Trong một diễn biến khác, ngày 17-4, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng vững chắc trong năm tới, nhờ vào sự phát triển nhanh chóng của Mỹ và châu Âu. Tuy nhiên, cơ quan này cũng cảnh báo nguy cơ xung đột thương mại trên diện rộng có thể khiến tăng trưởng toàn cầu chệch hướng.
Trong báo cáo Triển vọng Kinh tế thế giới mới nhất, IMF giữ nguyên dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu được đưa ra vào tháng Một vừa qua là 3,9% trong năm 2018 và năm 2019. Con số này cao hơn mức 3,8% trong năm ngoái.
Theo IMF, sự phục hồi này là nhờ vào các điều kiện tài chính tốt, đà phát triển mạnh, lòng tin thị trường được cải thiện, cũng như tác động tích cực từ chính sách kích thích tài chính của Mỹ.
Phát biểu tại họp báo, Cố vấn kinh tế kiêm Giám đốc Nghiên cứu của IMF Maurice Obstfeld cảnh báo mặc dù kinh tế thế giới tiếp tục cho thấy đà tăng trưởng mạnh, song nguy cơ hạn chế thương mại và các biện pháp đáp trả sẽ làm suy yếu lòng tin và khiến tăng trưởng toàn cầu sớm đi chệch hướng.
Theo bà, hiện vẫn còn thời gian để Mỹ và Trung Quốc tránh được cuộc chiến thương mại thông qua cơ chế đàm phán đa phương. Bên cạnh đó, bà Obstfeld nhấn mạnh chính sách cắt giảm thuế của Mỹ được thông qua tháng 12-2017 sẽ chỉ kích thích tăng trưởng của nước này trong năm 2018 và 2019 lên lần lượt 2,9% và 2,7%.
Bà Obstfeld nhấn mạnh tác động đó chỉ mang tính chất tạm thời bởi qua năm 2019, tăng trưởng toàn cầu sẽ giảm dần xuống còn 3,7%.
IMF nhận định giống như những nền kinh tế phát triển khác, tăng trưởng của Mỹ sẽ đạt đỉnh và sau đó bị chững lại do dân số già hóa và năng suất giảm.
Trong khi đó, IMF dự báo châu Á sẽ tiếp tục tăng trưởng ở mức 6,5% trong giai đoạn 2018 - 2019, tiếp tục là đầu tàu tăng trưởng quan trọng nhất toàn cầu bất chấp những quan ngại về tranh chấp thương mại và nợ công tăng.
Trung Quốc và Ấn Độ sẽ lần lượt tăng trưởng ở mức 6,6% và 7,4% trong năm 2018, trong khi con số này vào năm 2019 lần lượt là 6,4% và 7,8%.
Nhu cầu mạnh về xuất khẩu và người dân bắt đầu tăng chi tiêu là những nhân tố giúp cải thiện triển vọng kinh tế của hai quốc gia châu Á này.
Tăng trưởng của các nền kinh tế đang phát triển ở Đông Nam Á (Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam) sẽ cao hơn mức trung bình toàn cầu là 5%.
Ngược lại với xu hướng đi lên này, tăng trưởng của khu vực Đông Âu, Thổ Nhĩ Kỳ và các nước Balkan được dự báo sẽ giảm từ mức 5,8% năm 2017 xuống còn 4,3% trong năm 2018 và 3,7% năm 2019.
Trước đó, nhu cầu mạnh từ khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đã giúp cải thiện tăng trưởng của khu vực này trong ngắn hạn.
Ngoài ra, IMF cũng dự báo kinh tế Nga sẽ tăng trưởng ở mức 1,7% trong năm nay, cao hơn mức 1,5% của năm 2017. Tuy nhiên, dưới sức ép trừng phạt của phương Tây, con số này sẽ quay trở về mức 1,5% trong năm 2019./.
Dự thảo nghị định Chính phủ: Sáp nhập, sẽ giảm tối thiểu 46 sở  (18/04/2018)
Thông tin kinh tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 09 đến 15-4-2018)  (18/04/2018)
Chủ tịch Quốc hội Iran kết thúc chuyến thăm chính thức Việt Nam  (18/04/2018)
Việt Nam hoan nghênh các doanh nghiệp Thượng Hải uy tín đến đầu tư  (18/04/2018)
Chính phủ luôn tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan tư pháp  (18/04/2018)
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên