Đối thoại cấp cao kinh tế Trung Quốc-Nhật Bản lần thứ tư
Trong cuộc đối thoại, Ủy viên Quốc vụ Vương Nghị khẳng định quan hệ hợp tác kinh tế song phương đang đứng trước một khởi đầu mới, với các điều kiện lịch sử và môi trường vĩ mô mới, đòi hỏi hai bên cần đi sâu trao đổi từ góc độ thực tế và chiến lược nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau, tích lũy sự tin cậy, tăng cường sự phối hợp và thúc đẩy hợp tác. Ông cho hay trong thời đại mới Trung Quốc sẽ hướng tới mục tiêu phát triển chất lượng cao, không ngừng mở cửa, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đẩy nhanh xây dựng Dự án “Vành đai và Con đường.”
Theo Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc, trước những cơ hội lịch sử mới trong hợp tác kinh tế và thương mại, hai nước cần duy trì động lực trong việc cải thiện quan hệ song phương, giữ vững nền tảng chính trị, hướng tới các kết quả hợp tác cùng có lợi và vì sự phát triển chung, cải thiện chất lượng và thúc đẩy hợp tác kinh tế song phương, đặc biệt trong các lĩnh vực như bảo tồn năng lượng và bảo vệ môi trường, đổi mới khoa học và công nghệ, chế tạo, tài chính, ngân hàng, kinh tế chia sẻ, y tế và chăm sóc người già.
Ngoài ra, hai bên cần cùng thúc đẩy các kết quả hợp tác trong khuôn khổ dự án “Vành đai và Con đường,” biến dự án này thành điểm nhấn mới trong hợp tác song phương, đẩy mạnh hội nhập kinh tế ở Đông Á, đẩy nhanh tiến trình đàm phán Hiệp định thương mại tự do Trung-Nhật-Hàn, tiếp tục những nỗ lực hướng tới mục tiêu về một khu vực thương mại tự do ở châu Á-Thái Bình Dương.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Nhật Bản Taro Kono khẳng định hợp tác kinh tế là nền tảng quan trọng và động lực trong quan hệ giữa hai nước. Nhân kỷ niệm 40 năm hai nước ký kết hiệp ước hòa bình và hữu nghị song phương, quan hệ hai nước đứng trước cơ hội cải thiện, phát triển ổn định. Ông cho biết Nhật Bản mong muốn Trung Quốc nỗ lực giải quyết vấn đề dư thừa công suất thép và đề nghị nước này tham gia vào các cơ chế quốc tế về chuyển giao tự do và công bằng về công nghệ trong khi đảm bảo việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.
Tại đối thoại, hai bên cùng nhất trí về tầm quan trọng của hệ thống thương mại tự do toàn cầu trong bối cảnh căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc gia tăng. Ông Kono cho biết hai bên chia sẻ quan điểm rằng một cuộc chiến thương mại sẽ có tác động lớn đến sự thịnh vượng của kinh tế toàn cầu, hai nước cần cùng nhau phản đối chủ nghĩa bảo hộ và bảo vệ hệ thống thương mại đa phương. Theo ông, hai bên đều cho rằng cần thúc đẩy đàm phán Hiệp định thương mại tự do song phương và Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực.
Trong cuộc Đối thoại này, lãnh đạo ngành ngoại giao, kinh tế, tài chính hai nước cũng đã trao đổi và đạt được một loạt sự đồng thuận trong các vấn đề chính sách kinh tế vĩ mô, hợp tác kinh tế song phương, hợp tác ba bên Trung-Nhật-Hàn, nhất thể hóa kinh tế Đông Á và hợp tác đa phương./.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đón, hội đàm với Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa Hồi giáo Iran  (16/04/2018)
Ninh Bình: Kỷ niệm 1050 năm Nhà nước Đại Cồ Việt (968-2018) và Lễ hội Hoa Lư năm 2018  (16/04/2018)
Tuần tin cải cách hành chính từ ngày 09 đến ngày 15-4-2018  (16/04/2018)
Những sự kiện quốc tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 09 đến 15-4-2018)  (16/04/2018)
Cố vấn Nhà nước Myanmar Aung San Suu Kyi sẽ thăm Việt Nam  (15/04/2018)
Chính phủ quyết kéo giảm khoản chi phí chiếm 21% GDP  (15/04/2018)
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên