Mở các lớp tiếng Việt cho con em gia đình Việt-Hàn tại Hàn Quốc
Hiện cộng đồng người Việt Nam gồm khoảng 170.000 người đang sinh sống và làm việc trên mọi miền của Hàn Quốc, trong đó số phụ nữ kết hôn với người Hàn Quốc chiếm tới hơn 60.000 người. Tuy nhiên, hầu hết con em các gia đình đa văn hóa Việt-Hàn không biết nói tiếng Việt, trong khi các bà mẹ mong muốn con mình nói được tiếng Việt để tình mẫu tử được bền chặt, cũng như giúp con hiểu được văn hóa đất nước cội nguồn Việt Nam.
Để góp phần khắc phục thực tế này, Hội người Việt Nam tại Hàn Quốc đã quyết định mở lớp dạy tiếng Việt cho nhóm đối tượng trẻ em này. Trong thời gian tới, các lớp như vậy sẽ được mở với tổng số đăng ký học là 80 em thuộc độ tuổi từ 6-14. Lớp học tổ chức vào chiều Chủ Nhật hằng tuần, kéo dài liên tục từ tháng 4-12 hằng năm.
Giáo trình được sử dụng giảng dạy là bộ sách tiếng Việt do Bộ Bình đẳng giới Hàn Quốc biên soạn dành riêng cho việc giáo dục trẻ em các gia đình đa văn hóa Hàn-Việt.
Phụ trách các lớp học này gồm 6 thầy cô giáo là sinh viên Việt Nam đang học tập tại các trường đại học Hàn Quốc với trình độ tiến sĩ, thạc sĩ và từng có kinh nghiệm giảng dạy tiếng Việt cho trẻ em.
Điểm đặc biệt của chương trình này là các bà mẹ tự giác cùng đóng góp một phần kinh phí và phối hợp với Hội người Việt Nam tại Hàn Quốc để mở lớp dạy tiếng Việt cho các cháu. Ngoài ra, một phần kinh phí hoạt động được tài trợ bởi Quỹ Phát triển châu Á. Theo kế hoạch, Hội người Việt Nam tại Hàn Quốc thời gian tới sẽ mở thêm các điểm trường ở khắp các tỉnh thành trên toàn Hàn Quốc.
Đặc biệt, các bé theo học các lớp tiếng Việt sẽ được nuôi dạy đến khi trưởng thành. Hội cũng sẽ tiếp tục phối hợp với Quỹ Phát triển châu Á để hỗ trợ các học sinh sau khi tốt nghiệp cấp ba, đào tạo tiếng Việt và cấp học bổng cho học sinh đi du học tại các trường đại học ở Việt Nam.
Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc mong muốn với sự thành công của các lớp học trên, các cháu thế hệ thứ hai sẽ trở thành cầu nối, góp phần vào sự phát triển quan hệ hai nước Việt-Hàn trong tương lai, đồng thời mong muốn mô hình lớp học như vậy được nhân rộng trên toàn Hàn Quốc để tất cả con em các gia đình đa văn hóa Việt-Hàn có cơ hội học tiếng mẹ đẻ./.
Cải cách thủ tục hành chính: Khoảng trống giữa quyết tâm và kết quả  (02/04/2018)
Thủ tướng: Phấn đấu đạt mức tăng trưởng kinh tế 6,7% trong năm nay  (02/04/2018)
Trung Quốc áp thuế nhập khẩu đối với 128 sản phẩm Mỹ  (02/04/2018)
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc  (02/04/2018)
Thủ tướng sẽ dự hội nghị cấp cao ủy hội sông Mekong quốc tế lần 3  (01/04/2018)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên