Nhật Bản tổ chức tưởng niệm 7 năm thảm họa động đất, sóng thần
Hàng loạt hoạt động tưởng niệm được tổ chức tại thủ đô Tokyo vào chiều cùng ngày, trong đó phút mặc niệm bắt đầu lúc 14 giờ 46 phút (giờ địa phương, 16 giờ 46 giờ Việt Nam), trùng thời điểm xảy ra thảm họa kinh hoàng. Tham dự buổi lễ có Thủ tướng Shinzo Abe, Hoàng tử Akishino và những người may mắn sống sót sau thảm họa.
Đã 7 năm kể từ thảm họa trên, công tác khắc phục đã được triển khai tích cực, song vẫn còn nhiều thách thức trong việc gây dựng lại cuộc sống cho những người may mắn sống sót. Theo hãng tin Nhật Bản Kyodo, khoảng 7.000 hộ gia đình vẫn đang phải sống trong các căn nhà tạm tại 3 tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề nhất sau thảm họa gồm tỉnh Iwate, Miyagi và Fukushima.
Hơn 90% trong tổng số 30.000 căn hộ dự kiến dành cho các gia đình phải sơ tán đã được xây dựng và số còn lại dự kiến được hoàn tất vào cuối tháng 3-2019. Tuy nhiên, nhiều người dân không muốn sống trong các khu nhà tạm mà rời bỏ quê hương tìm cách xây dựng lại cuộc sống ở những vùng khác.
Dù lệnh sơ tán đã được dỡ bỏ tại nhiều khu vực xung quanh nhà máy hạt nhân Fukushima, nhưng khoảng 50.000 người trong tổng số những người bị ảnh hưởng bởi thảm họa vẫn phải tạm trú ngoài tỉnh Fukushima vì lo ngại tồn dư phóng xạ hạt nhân và nhiều lý do khác.
Trước những lo ngại về việc đảm bảo an toàn, cuối tuần trước, 4 đảng đối lập tại Nhật Bản đã cùng đệ trình một dự thảo kêu gọi ngừng vận hành tất cả các nhà máy điện hạt nhân ở nước này. Đây cũng là ý kiến chung của cựu Thủ tướng Nhật Bản Junichiro Koizumi.
Trong khi đó, Chính phủ Nhật Bản vẫn đang tích cực triển khai các biện pháp khử độc và nhiều nỗ lực khác nhằm giúp người dân sống gần khu vực nhà máy hạt nhân Fukushima có thể trở về quê nhà của họ.
Theo Cơ quan Cảnh sát quốc gia Nhật Bản, trận động đất 9,0 độ Richter xảy ra ngày 11-3-2011 là một trong những trận động đất mạnh kỷ lục tại nước này. Động đất kèm theo sóng thần đã khiến nhiều nhà cửa bị hư hại, gây ra sự cố rò rỉ hạt nhân tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima. Thảm họa này đã khiến hơn 15.890 người thiệt mạng, trên 2.550 người mất tích và được cho là đã chết.
Chính phủ Nhật Bản đã quyết định dành 6.500 tỷ yen (khoảng 57 tỷ USD) cho hoạt động tái thiết trong giai đoạn 5 năm, bắt đầu từ tháng 4-2016./.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lên đường thăm New Zealand và Australia  (11/03/2018)
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân dự Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Bác Hồ có Sáu điều dạy Công an nhân dân  (11/03/2018)
Triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhân Tháng Thanh niên 2018  (11/03/2018)
Đồng chí Phạm Minh Chính thăm, làm việc tại tỉnh Điện Biên  (11/03/2018)
80 trường đại học, cao đẳng, trung tâm tham gia Ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp 2018  (11/03/2018)
Đề nghị Hoa Kỳ loại thép và nhôm Việt Nam khỏi áp dụng thuế mới  (11/03/2018)
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
- Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp: Nền tảng góp phần phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay