Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kết thúc thành công tham dự Hội nghị Cấp cao Hợp tác Mê Công - Lan Thương lần thứ hai
08:43, ngày 12-01-2018
TCCSĐT - Đêm 10-01, rạng sáng 11-01-2018, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Đoàn đại biểu Việt Nam đã về đến Hà Nội, kết thúc tốt đẹp tham dự Hội nghị Cấp cao Hợp tác Mê Công - Lan Thương (MLC) lần thứ hai tại Phnom Penh, Campuchia theo lời mời của Thủ tướng Vương Quốc Cam-pu-chia Hun Sen.
Với chủ đề “Dòng sông hoà bình và phát triển bền vững của chúng ta”, Hội nghị đánh giá, sau hai năm hoạt động, hợp tác Mê Công - Lan Thương đã có những bước tiến quan trọng cả về xây dựng cơ chế hoạt động và triển khai dự án cụ thể. Một số kết quả chính đáng chú ý như triển khai 130 dự án; hoàn thành nhiều dự án thu hoạch sớm, thành lập các trung tâm hợp tác về môi trường, nguồn nước và nghiên cứu Mê Công; hình thành và vận hành Quỹ đặc biệt MLC.
Về hợp tác trong thời gian tới, các nhà lãnh đạo tái khẳng định mục tiêu xây dựng một khu vực Mê Công - Lan Thương hoà bình, ổn định, phát triển bền vững và thịnh vượng; nhất trí MLC cần đóng góp tích cực hơn nữa vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của khu vực, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các nước thành viên và hỗ trợ xây dựng Cộng đồng ASEAN, hợp tác bổ sung với các cơ chế khác như GMS, Ủy hội Mê Công quốc tế…
Các nhà lãnh đạo đã thông qua Tuyên bố Phnom Penh và Kế hoạch hành động 5 năm MLC giai đoạn 2018-2022 với các định hướng lớn và các biện pháp triển khai hợp tác trên ba trụ cột an ninh - chính trị, kinh tế và phát triển bền vững, xã hội, văn hoá và giao lưu nhân dân. Các nhà Lãnh đạo hoan nghênh danh sách 214 dự án MLC do các nước thành viên đề xuất và nhất trí từng bước mở rộng hợp tác sang các dự án lớn của tiểu vùng trên cơ sở tận dụng tối đa Quỹ đặc biệt MLC và các nguồn tài chính huy động từ chính phủ, khu vực tư nhân và các tổ chức tài chính quốc tế.
Về hợp tác nguồn nước, các nhà lãnh đạo nhất trí coi đây là lĩnh vực ưu tiên cao, tăng cường hợp tác quản lý và sử dụng bền vững nguồn nước thông qua các hoạt động như đối thoại chính sách (như tổ chức định kỳ Diễn đàn hợp tác nguồn nước MLC); chia sẻ thông tin và số liệu thuỷ văn; hợp tác kỹ thuật, triển khai các nghiên cứu chung và các dự án thí điểm liên quan đến nguồn nước sông Mê Công - Lan Thương; nghiên cứu sớm thiết lập đường dây liên lạc trong các tình huống khẩn cấp…
Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định sự coi trọng và đóng góp của Việt Nam vào hợp tác MLC trong thời gian qua. Về hợp tác 5 năm tới, Thủ tướng đề nghị chú trọng tăng cường hợp tác bảo vệ, quản lý và sử dụng hiệu quả, bền vững nguồn nước sông Mê Công, đưa hợp tác nguồn nước trở thành một trọng tâm hợp tác giữa sáu nước. Các ưu tiên trước mắt gồm tăng cường chia sẻ thông tin và số liệu khí tượng thuỷ văn; hợp tác ứng phó với hạn hán, lũ lụt; tiến hành các nghiên cứu khoa học chung; và nghiên cứu xây dựng Quy chế vận hành liên hồ chứa nước dọc theo dòng chảy Lan Thương - Mê Công.
Cùng với đó là phát triển hệ thống hạ tầng cơ sở hoàn thiện và kết nối để tạo thuận lợi cho lưu thông hàng hoá, dịch vụ, dòng vốn và đi lại của người dân. Hỗ trợ các nước Mê Công - Lan Thương tận dụng cơ hội từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trên cơ sở: Chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức và công nghệ để thúc đẩy công nghiệp hoá tại các nước thành viên; phát triển lực lượng doanh nghiệp và đào tạo lao động có chất lượng; thu hút nguồn lực hướng vào phát triển hạ tầng và tạo điều kiện cho các dự án phát huy tiềm năng, thế mạnh, giải quyết việc làm cho người dân; tăng cường hợp tác nghiên cứu và chuyển giao công nghệ phát triển nông nghiệp, nhất là phát triển nông nghiệp hữu cơ ứng dụng công nghệ cao.
Về hợp tác 5 năm tới, Thủ tướng nhấn mạnh đến việc chú trọng tăng cường hợp tác bảo vệ, quản lý và sử dụng hiệu quả, bền vững nguồn nước sông Mekong, đưa hợp tác nguồn nước trở thành một trọng tâm hợp tác giữa sáu nước. Theo Thủ tướng, các ưu tiên trước mắt gồm tăng cường chia sẻ thông tin và số liệu khí tượng thuỷ văn; hợp tác ứng phó với hạn hán, lũ lụt; tiến hành các nghiên cứu khoa học chung và nghiên cứu xây dựng Quy chế vận hành liên hồ chứa nước dọc theo dòng chảy Lan Thương-Mekong.
Bên cạnh đó là phát triển hệ thống hạ tầng cơ sở hoàn thiện và kết nối để tạo thuận lợi cho lưu thông hàng hoá, dịch vụ, dòng vốn và đi lại của người dân; Hỗ trợ các nước Mekong-Lan Thương tận dụng cơ hội từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trên cơ sở chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức và công nghệ để thúc đẩy công nghiệp hóa tại các nước thành viên; phát triển lực lượng doanh nghiệp và đào tạo lao động có chất lượng; Thu hút nguồn lực hướng vào phát triển hạ tầng và tạo điều kiện cho các dự án phát huy tiềm năng, thế mạnh, giải quyết việc làm cho người dân; Tăng cường hợp tác nghiên cứu và chuyển giao công nghệ phát triển nông nghiệp, nhất là phát triển nông nghiệp hữu cơ ứng dụng công nghệ cao.
Các đề xuất và đóng góp của đoàn Việt Nam được các nước thành viên đánh giá cao và thể hiện trong các văn kiện của Hội nghị.
Tại hội nghị, các nhà lãnh đạo đã thông qua Tuyên bố Phnompenh và Kế hoạch hành động 5 năm MLC giai đoạn 2018-2022 với các định hướng lớn và các biện pháp triển khai hợp tác trên ba trụ cột an ninh-chính trị, kinh tế và phát triển bền vững, xã hội, văn hóa và giao lưu nhân dân. Trên cơ sở đó, các Nhóm công tác chuyên ngành sẽ xây dựng kế hoạch hành động riêng cho lĩnh vực ưu tiên gồm nguồn nước, nông nghiệp và giảm nghèo, kết nối, hợp tác năng lực sản xuất và hợp tác kinh tế qua biên giới. Các nhà lãnh đạo hoan nghênh danh sách 214 dự án MLC do các nước thành viên đề xuất và nhất trí từng bước mở rộng hợp tác sang các dự án lớn của tiểu vùng trên cơ sở tận dụng tối đa Quỹ đặc biệt MLC và các nguồn tài chính huy động từ chính phủ, khu vực tư nhân và các tổ chức tài chính quốc tế.
Về hợp tác nguồn nước, các nhà lãnh đạo nhất trí tăng cường hợp tác quản lý và sử dụng bền vững nguồn nước thông qua các hoạt động như: Đối thoại chính sách; Xây dựng và cải thiện hệ thống theo dõi chất lượng nguồn nước; Chia sẻ thông tin và số liệu thuỷ văn; Hợp tác kỹ thuật, triển khai các nghiên cứu chung và các dự án thí điểm liên quan đến nguồn nước sông Mekong-Lan Thương; Nâng cao năng lực trong quản lý nước; hợp tác trong quản lý lũ lụt và hạn hán và nghiên cứu sớm thiết lập đường dây liên lạc trong các tình huống khẩn cấp.
Các nhà lãnh đạo cũng nhất trí đẩy mạnh hợp tác về môi trường, đặc biệt chú trọng giảm thiểu rủi ro môi trường trong hợp tác kinh tế, thúc đẩy hợp tác về nghiên cứu và công nghệ trong lĩnh vực môi trường và nông nghiệp.
Kết thúc Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng các nhà lãnh đạo đã dự lễ chuyển giao vai trò đồng chủ trì hợp tác MLC cho Lào; dự họp báo chung thông báo kết quả Hội nghị; tham quan Triển lãm ảnh thành tựu Mê Công - Lan Thương.
Nhân dịp dự Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc làm việc với Thủ tướng Campuchia Hun Sen, có các cuộc gặp làm việc với Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường, Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha. Tại các cuộc gặp gỡ, làm việc, hai bên đã trao đổi nhiều biện pháp, định hướng thúc đẩy hơn nữa quan hệ song phương, cũng như giải quyết các vấn đề hợp tác cụ thể./.
Về hợp tác trong thời gian tới, các nhà lãnh đạo tái khẳng định mục tiêu xây dựng một khu vực Mê Công - Lan Thương hoà bình, ổn định, phát triển bền vững và thịnh vượng; nhất trí MLC cần đóng góp tích cực hơn nữa vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của khu vực, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các nước thành viên và hỗ trợ xây dựng Cộng đồng ASEAN, hợp tác bổ sung với các cơ chế khác như GMS, Ủy hội Mê Công quốc tế…
Các nhà lãnh đạo đã thông qua Tuyên bố Phnom Penh và Kế hoạch hành động 5 năm MLC giai đoạn 2018-2022 với các định hướng lớn và các biện pháp triển khai hợp tác trên ba trụ cột an ninh - chính trị, kinh tế và phát triển bền vững, xã hội, văn hoá và giao lưu nhân dân. Các nhà Lãnh đạo hoan nghênh danh sách 214 dự án MLC do các nước thành viên đề xuất và nhất trí từng bước mở rộng hợp tác sang các dự án lớn của tiểu vùng trên cơ sở tận dụng tối đa Quỹ đặc biệt MLC và các nguồn tài chính huy động từ chính phủ, khu vực tư nhân và các tổ chức tài chính quốc tế.
Về hợp tác nguồn nước, các nhà lãnh đạo nhất trí coi đây là lĩnh vực ưu tiên cao, tăng cường hợp tác quản lý và sử dụng bền vững nguồn nước thông qua các hoạt động như đối thoại chính sách (như tổ chức định kỳ Diễn đàn hợp tác nguồn nước MLC); chia sẻ thông tin và số liệu thuỷ văn; hợp tác kỹ thuật, triển khai các nghiên cứu chung và các dự án thí điểm liên quan đến nguồn nước sông Mê Công - Lan Thương; nghiên cứu sớm thiết lập đường dây liên lạc trong các tình huống khẩn cấp…
Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định sự coi trọng và đóng góp của Việt Nam vào hợp tác MLC trong thời gian qua. Về hợp tác 5 năm tới, Thủ tướng đề nghị chú trọng tăng cường hợp tác bảo vệ, quản lý và sử dụng hiệu quả, bền vững nguồn nước sông Mê Công, đưa hợp tác nguồn nước trở thành một trọng tâm hợp tác giữa sáu nước. Các ưu tiên trước mắt gồm tăng cường chia sẻ thông tin và số liệu khí tượng thuỷ văn; hợp tác ứng phó với hạn hán, lũ lụt; tiến hành các nghiên cứu khoa học chung; và nghiên cứu xây dựng Quy chế vận hành liên hồ chứa nước dọc theo dòng chảy Lan Thương - Mê Công.
Cùng với đó là phát triển hệ thống hạ tầng cơ sở hoàn thiện và kết nối để tạo thuận lợi cho lưu thông hàng hoá, dịch vụ, dòng vốn và đi lại của người dân. Hỗ trợ các nước Mê Công - Lan Thương tận dụng cơ hội từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trên cơ sở: Chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức và công nghệ để thúc đẩy công nghiệp hoá tại các nước thành viên; phát triển lực lượng doanh nghiệp và đào tạo lao động có chất lượng; thu hút nguồn lực hướng vào phát triển hạ tầng và tạo điều kiện cho các dự án phát huy tiềm năng, thế mạnh, giải quyết việc làm cho người dân; tăng cường hợp tác nghiên cứu và chuyển giao công nghệ phát triển nông nghiệp, nhất là phát triển nông nghiệp hữu cơ ứng dụng công nghệ cao.
Về hợp tác 5 năm tới, Thủ tướng nhấn mạnh đến việc chú trọng tăng cường hợp tác bảo vệ, quản lý và sử dụng hiệu quả, bền vững nguồn nước sông Mekong, đưa hợp tác nguồn nước trở thành một trọng tâm hợp tác giữa sáu nước. Theo Thủ tướng, các ưu tiên trước mắt gồm tăng cường chia sẻ thông tin và số liệu khí tượng thuỷ văn; hợp tác ứng phó với hạn hán, lũ lụt; tiến hành các nghiên cứu khoa học chung và nghiên cứu xây dựng Quy chế vận hành liên hồ chứa nước dọc theo dòng chảy Lan Thương-Mekong.
Bên cạnh đó là phát triển hệ thống hạ tầng cơ sở hoàn thiện và kết nối để tạo thuận lợi cho lưu thông hàng hoá, dịch vụ, dòng vốn và đi lại của người dân; Hỗ trợ các nước Mekong-Lan Thương tận dụng cơ hội từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trên cơ sở chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức và công nghệ để thúc đẩy công nghiệp hóa tại các nước thành viên; phát triển lực lượng doanh nghiệp và đào tạo lao động có chất lượng; Thu hút nguồn lực hướng vào phát triển hạ tầng và tạo điều kiện cho các dự án phát huy tiềm năng, thế mạnh, giải quyết việc làm cho người dân; Tăng cường hợp tác nghiên cứu và chuyển giao công nghệ phát triển nông nghiệp, nhất là phát triển nông nghiệp hữu cơ ứng dụng công nghệ cao.
Các đề xuất và đóng góp của đoàn Việt Nam được các nước thành viên đánh giá cao và thể hiện trong các văn kiện của Hội nghị.
Tại hội nghị, các nhà lãnh đạo đã thông qua Tuyên bố Phnompenh và Kế hoạch hành động 5 năm MLC giai đoạn 2018-2022 với các định hướng lớn và các biện pháp triển khai hợp tác trên ba trụ cột an ninh-chính trị, kinh tế và phát triển bền vững, xã hội, văn hóa và giao lưu nhân dân. Trên cơ sở đó, các Nhóm công tác chuyên ngành sẽ xây dựng kế hoạch hành động riêng cho lĩnh vực ưu tiên gồm nguồn nước, nông nghiệp và giảm nghèo, kết nối, hợp tác năng lực sản xuất và hợp tác kinh tế qua biên giới. Các nhà lãnh đạo hoan nghênh danh sách 214 dự án MLC do các nước thành viên đề xuất và nhất trí từng bước mở rộng hợp tác sang các dự án lớn của tiểu vùng trên cơ sở tận dụng tối đa Quỹ đặc biệt MLC và các nguồn tài chính huy động từ chính phủ, khu vực tư nhân và các tổ chức tài chính quốc tế.
Về hợp tác nguồn nước, các nhà lãnh đạo nhất trí tăng cường hợp tác quản lý và sử dụng bền vững nguồn nước thông qua các hoạt động như: Đối thoại chính sách; Xây dựng và cải thiện hệ thống theo dõi chất lượng nguồn nước; Chia sẻ thông tin và số liệu thuỷ văn; Hợp tác kỹ thuật, triển khai các nghiên cứu chung và các dự án thí điểm liên quan đến nguồn nước sông Mekong-Lan Thương; Nâng cao năng lực trong quản lý nước; hợp tác trong quản lý lũ lụt và hạn hán và nghiên cứu sớm thiết lập đường dây liên lạc trong các tình huống khẩn cấp.
Các nhà lãnh đạo cũng nhất trí đẩy mạnh hợp tác về môi trường, đặc biệt chú trọng giảm thiểu rủi ro môi trường trong hợp tác kinh tế, thúc đẩy hợp tác về nghiên cứu và công nghệ trong lĩnh vực môi trường và nông nghiệp.
Kết thúc Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng các nhà lãnh đạo đã dự lễ chuyển giao vai trò đồng chủ trì hợp tác MLC cho Lào; dự họp báo chung thông báo kết quả Hội nghị; tham quan Triển lãm ảnh thành tựu Mê Công - Lan Thương.
Nhân dịp dự Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc làm việc với Thủ tướng Campuchia Hun Sen, có các cuộc gặp làm việc với Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường, Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha. Tại các cuộc gặp gỡ, làm việc, hai bên đã trao đổi nhiều biện pháp, định hướng thúc đẩy hơn nữa quan hệ song phương, cũng như giải quyết các vấn đề hợp tác cụ thể./.
Hoạt động của các Phó Thủ tướng Chính phủ  (12/01/2018)
Phiên tòa xét xử Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm: Thẩm vấn làm rõ trách nhiệm của các bị cáo trong lĩnh vực được phân công  (11/01/2018)
Bế mạc Phiên họp thứ 20 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội  (11/01/2018)
Công tác Tuyên giáo của Thành phố Hồ Chí Minh phải đi trước và có tính chiến đấu cao  (11/01/2018)
Việt Nam-Hoa Kỳ tăng cường hợp tác về năng lượng, quốc phòng  (11/01/2018)
Viễn cảnh kinh tế toàn cầu năm 2018  (11/01/2018)
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên