Khai mạc Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VIII
TCCSĐT - Sáng 21-11-2017, Lễ khai mạc Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VIII nhiệm kỳ 2017 - 2022 diễn ra tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt - Xô, Hà Nội.
Đại hội diễn ra trong hai ngày 21 và 22-11-2017 với chủ đề “Trí tuệ - Kỷ cương - Hội nhập - Phát triển”. Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VIII có ý nghĩa quan trọng nhằm tổng kết và đánh giá kết quả công tác Phật sự nhiệm kỳ VII (2012 - 2017); đề ra phương hướng nhiệm vụ công tác Phật sự nhiệm kỳ VIII (2017 - 2022), hoạt động theo phương châm “Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội”.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã gửi lẵng hoa chúc mừng Đại hội. Đến tham dự Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VIII có Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn và đại diện lãnh đạo Đảng, Nhà nước cùng Đại sứ các nước Ấn Độ, Sri Lanka, các đoàn đại biểu liên minh Phật giáo Lào, Campuchia, Thái Lan… và hơn 1.000 đại biểu chính thức từ 63 tỉnh, thành phố trên cả nước tham dự.
Trong diễn văn khai mạc, Hòa thượng Thích Thiện Nhơn - Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã nhấn mạnh, trải qua 36 năm trưởng thành và phát triển, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng như: Thành lập Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tại 63/63 tỉnh, thành phố trong cả nước, nâng cao hiệu quả hoạt động phật sự, phát huy tính chủ động sáng tạo trong công tác phật sự của các Ban, Viện Trung ương, nhất là các Ban mới thành lập trong nhiệm kỳ VII.
Hòa thượng Thích Thiện Nhơn cho biết, trong nhiệm kỳ qua, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức thành công nhiều sự kiện, lễ hội Phật giáo trọng đại với nội dung hoằng pháp và hội thảo khoa học như: Đại lễ kỷ niệm 50 năm Bồ tát Quảng Đức vị pháp thiêu thân; Hội thảo khoa học: Năm mươi năm phong trào đấu tranh của Phật giáo miền Nam (1963 - 2013); Đại lễ Tưởng niệm 705 năm Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn, khánh thành, an vị Thánh tượng Phật hoàng tại Yên Tử…
Đặc biệt, Giáo hội đã tổ chức các đoàn đi hoằng pháp phục vụ cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Ngoài các Hội Phật tử Việt Nam tại các nước châu Âu đã thành lập, Giáo hội tiếp tục thành lập các Hội Phật tử Việt Nam tại nước: Nhật Bản, Hàn Quốc, Angola, Mozambique; củng cố Hội Phật tử Việt Nam tại Lào và Campuchia; kết nối và mời về thăm Việt Nam chư tăng của hệ phái Phật giáo Việt tông đang trụ trì 21 ngôi chùa Việt Nam tại Thái Lan. Công tác từ thiện xã hội, chăm lo an sinh cho cộng đồng của Giáo hội trong nhiệm kỳ qua đạt hàng nghìn tỷ đồng…
Phát biểu tại Đại hội, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cũng khẳng định, trong gần hai nghìn năm gắn bó và đồng hành cùng dân tộc, Phật giáo Việt Nam đã góp phần to lớn vào sự nghiệp dựng nước, giữ nước. Phật giáo luôn lấy đức từ bi, hỷ xả, lấy chân - thiện - mỹ để giáo hóa chúng sinh, lấy trí tuệ làm sự nghiệp và phương châm hành đạo.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đánh giá cao và tin tưởng ở vai trò, sức mạnh đóng góp của Phật giáo Việt Nam trong kháng chiến giải phóng dân tộc trước đây cũng như trong sự nghiệp đổi mới ngày nay, mong Giáo hội Phật giáo Việt Nam tiếp tục là cầu nối quan trọng giữa các Hội Phật tử Việt Nam, cũng như kiều bào ta ở nước ngoài hướng về quê hương, cùng đồng bào trong nước chung tay xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước./.
Hiệp định thương mại tự do EU - Việt Nam cần hướng tới cân bằng lợi ích của hai bên  (21/11/2017)
Vĩnh Long tổ chức kỷ niệm 95 năm ngày sinh Thủ tướng Võ Văn Kiệt  (21/11/2017)
Quốc hội biểu quyết thông qua hai luật và một nghị quyết  (21/11/2017)
Nhiều ý kiến nhất trí mở rộng đối tượng kê khai tài sản  (21/11/2017)
Tôn vinh các giá trị di sản độc đáo của Việt Nam  (21/11/2017)
- Các quốc gia tầm trung trong bối cảnh mới và hàm ý chính sách đối với Việt Nam đến năm 2030
- Vai trò của báo chí trong truyền thông chính sách về đa dạng văn hóa
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người với việc xây dựng và phát huy nhân tố con người để phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay
- Kinh nghiệm quốc tế về xây dựng nền kinh tế tự chủ trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay và một số gợi ý cho Việt Nam
- Phát triển tài chính toàn diện trên cơ sở mối quan hệ với công nghệ tài chính và hàm ý chính sách cho Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay