Những bước chuẩn bị cho các vòng đàm phán thương mại hậu Brexit
22:07, ngày 21-10-2017
TCCSĐT - Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk ngày 20-10-2017 cho biết các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) đã "bật đèn xanh" tiến hành công tác chuẩn bị nội bộ cho các cuộc đàm phán thương mại sau khi Anh rời EU, hay còn gọi là Brexit, bất chấp các vòng đàm phán về "cuộc ly dị" này chưa đạt được những tiến bộ đáng kể sau 5 vòng đàm phán.
Chia sẻ trên mạng xã hội Twitter tại thời điểm các nhà lãnh đạo EU nhóm họp mà không có sự hiện diện của Thủ tướng Anh Theresa May để thảo luận về chủ đề trên tại Hội nghị thượng đỉnh EU ở Brussels (Bỉ), ông Tusk xác nhận các nhà lãnh đạo EU đã thống nhất "bật đèn xanh" cho việc chuẩn bị đàm phán giai đoạn 2 khi EU chỉ còn 27 nước thành viên.
Chủ tịch Hội đồng châu Âu dẫn lời các nhà lãnh đạo EU cho biết thêm hiện chưa đạt đủ tiến bộ trong các vấn đề then chốt liên quan việc Anh rời EU, gồm hóa đơn "ly dị" của Anh, việc đảm bảo quyền của công dân EU tại Anh và vấn đề biên giới Bắc Ireland, để có thể triển khai giai đoạn đàm phán kế tiếp ít nhất cho tới tháng 12 năm nay.
Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo EU lưu ý rằng nếu đạt đủ tiến bộ trong đàm phán vào thời gian trên, họ sẽ thông qua các điều khoản bổ sung liên quan tới khung hợp tác tương lai và về các thỏa thuận chuyển tiếp nếu có để Trưởng đoàn đàm phán EU Michel Barnier theo dõi.
Liên quan vấn đề Brexit, phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh EU ở Brussels, Thủ tướng Anh Theresa May cùng ngày tuyên bố sẽ nhất trí với khoản thanh toán tài chính cụ thể chỉ khi nước này và EU đạt được thỏa thuận về mối quan hệ tương lai.
Cho đến nay, năm vòng đàm phán Brexit đã trôi qua mà không đạt được tiến bộ nào đáng kể và nhiều bất đồng giữa Anh với EU vẫn đang tồn tại. Bất chấp bế tắc hiện nay, Thủ tướng Anh vẫn kiên quyết bác bỏ sức ép ngày càng lớn từ trong nước yêu cầu bà công khai tuyên bố sẵn sàng từ bỏ đàm phán nếu không đạt được tiến triển như mong muốn.
Thủ tướng Anh Theresa May cho hay nước này sẽ chỉ đồng ý về việc giải quyết nghĩa vụ tài chính đối với Brexit khi mà tương lai mối quan hệ của Anh với EU được các bên nhất trí. Phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh của Liên minh châu Âu (EU) tại Brussels, bà May nói: "Giải pháp sau cùng và toàn diện sẽ được đưa ra, như một phần của thỏa thuận cuối cùng mà chúng ta đang tìm cách đạt được liên quan đến mối quan hệ trong tương lai."
Cùng ngày, phát biểu với báo giới sau khi hội nghị thượng định EU kết thúc, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho rằng việc giải quyết các nghĩa vụ tài chính của Anh đối với EU khi Anh rời khỏi liên minh này vẫn chưa hoàn thành một nửa chặng đường.
Trước đó, Thủ tướng Đức Angela Merkel nhấn mạnh EU chỉ có thể đồng ý tiến vào giai đoạn tiếp theo của đàm phán Brexit dự kiến vào tháng 12 tới nếu Anh đạt tiến triển trong việc giải quyết các nghĩa vụ tài chính đối với liên minh này. Thủ tướng Đức Angela Merkel cho rằng đã có những dấu hiệu tiến triển “đáng khích lệ” trong đàm phán Brexit, đồng thời ám chỉ khả năng sẽ có đột phá vào tháng 12 tới. Tuy nhiên, Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte, một trong những đồng minh quan trọng nhất của Anh trong EU, cũng thừa nhận rằng bản thân ông cũng đã đề nghị Thủ tướng Anh thể hiện quan điểm rõ ràng hơn về vấn đề hóa đơn tài chính Brexit.
Ngoài bất đồng về hóa đơn Brexit, Anh và EU cũng còn những khác biệt cơ bản về vai trò của Tòa án Công lý châu Âu trong việc đảm bảo quyền lợi của các công dân EU sống tại Anh hậu Brexit. Bất chấp tình trạng bế tắc trong đàm phán hiện nay, Thủ tướng Anh vẫn kiên quyết bác bỏ sức ép ngày càng lớn từ trong nước yêu cầu bà công khai tuyên bố sẵn sàng từ bỏ đàm phán nếu không đạt được tiến triển như mong muốn. Bà kêu gọi “nỗ lực và cố gắng chung” để tiến hành các cuộc đàm phán với tinh thần mới, sao cho Anh và EU có thể “cùng tiến bước.” Báo Telegraph (Anh) dẫn lời một nguồn tin cấp cao trong chính phủ nước này thừa nhận rằng Thủ tướng Theresa May đang phải “chèo lái” trong tình hình chính trị nội bộ rất khó khăn, với sức ép từ nhiều nhân vật có thế lực trong nước Anh đòi nước này rút khỏi đàm phán mà không cần thỏa thuận nào với EU./.
Chủ tịch Hội đồng châu Âu dẫn lời các nhà lãnh đạo EU cho biết thêm hiện chưa đạt đủ tiến bộ trong các vấn đề then chốt liên quan việc Anh rời EU, gồm hóa đơn "ly dị" của Anh, việc đảm bảo quyền của công dân EU tại Anh và vấn đề biên giới Bắc Ireland, để có thể triển khai giai đoạn đàm phán kế tiếp ít nhất cho tới tháng 12 năm nay.
Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo EU lưu ý rằng nếu đạt đủ tiến bộ trong đàm phán vào thời gian trên, họ sẽ thông qua các điều khoản bổ sung liên quan tới khung hợp tác tương lai và về các thỏa thuận chuyển tiếp nếu có để Trưởng đoàn đàm phán EU Michel Barnier theo dõi.
Liên quan vấn đề Brexit, phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh EU ở Brussels, Thủ tướng Anh Theresa May cùng ngày tuyên bố sẽ nhất trí với khoản thanh toán tài chính cụ thể chỉ khi nước này và EU đạt được thỏa thuận về mối quan hệ tương lai.
Cho đến nay, năm vòng đàm phán Brexit đã trôi qua mà không đạt được tiến bộ nào đáng kể và nhiều bất đồng giữa Anh với EU vẫn đang tồn tại. Bất chấp bế tắc hiện nay, Thủ tướng Anh vẫn kiên quyết bác bỏ sức ép ngày càng lớn từ trong nước yêu cầu bà công khai tuyên bố sẵn sàng từ bỏ đàm phán nếu không đạt được tiến triển như mong muốn.
Thủ tướng Anh Theresa May cho hay nước này sẽ chỉ đồng ý về việc giải quyết nghĩa vụ tài chính đối với Brexit khi mà tương lai mối quan hệ của Anh với EU được các bên nhất trí. Phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh của Liên minh châu Âu (EU) tại Brussels, bà May nói: "Giải pháp sau cùng và toàn diện sẽ được đưa ra, như một phần của thỏa thuận cuối cùng mà chúng ta đang tìm cách đạt được liên quan đến mối quan hệ trong tương lai."
Cùng ngày, phát biểu với báo giới sau khi hội nghị thượng định EU kết thúc, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho rằng việc giải quyết các nghĩa vụ tài chính của Anh đối với EU khi Anh rời khỏi liên minh này vẫn chưa hoàn thành một nửa chặng đường.
Trước đó, Thủ tướng Đức Angela Merkel nhấn mạnh EU chỉ có thể đồng ý tiến vào giai đoạn tiếp theo của đàm phán Brexit dự kiến vào tháng 12 tới nếu Anh đạt tiến triển trong việc giải quyết các nghĩa vụ tài chính đối với liên minh này. Thủ tướng Đức Angela Merkel cho rằng đã có những dấu hiệu tiến triển “đáng khích lệ” trong đàm phán Brexit, đồng thời ám chỉ khả năng sẽ có đột phá vào tháng 12 tới. Tuy nhiên, Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte, một trong những đồng minh quan trọng nhất của Anh trong EU, cũng thừa nhận rằng bản thân ông cũng đã đề nghị Thủ tướng Anh thể hiện quan điểm rõ ràng hơn về vấn đề hóa đơn tài chính Brexit.
Ngoài bất đồng về hóa đơn Brexit, Anh và EU cũng còn những khác biệt cơ bản về vai trò của Tòa án Công lý châu Âu trong việc đảm bảo quyền lợi của các công dân EU sống tại Anh hậu Brexit. Bất chấp tình trạng bế tắc trong đàm phán hiện nay, Thủ tướng Anh vẫn kiên quyết bác bỏ sức ép ngày càng lớn từ trong nước yêu cầu bà công khai tuyên bố sẵn sàng từ bỏ đàm phán nếu không đạt được tiến triển như mong muốn. Bà kêu gọi “nỗ lực và cố gắng chung” để tiến hành các cuộc đàm phán với tinh thần mới, sao cho Anh và EU có thể “cùng tiến bước.” Báo Telegraph (Anh) dẫn lời một nguồn tin cấp cao trong chính phủ nước này thừa nhận rằng Thủ tướng Theresa May đang phải “chèo lái” trong tình hình chính trị nội bộ rất khó khăn, với sức ép từ nhiều nhân vật có thế lực trong nước Anh đòi nước này rút khỏi đàm phán mà không cần thỏa thuận nào với EU./.
Vẫn còn hiện tượng buông lỏng quản lý xe ô tô chở khách theo hợp đồng  (21/10/2017)
Iran, Nga khẳng định không đàm phán lại thỏa thuận hạt nhân lịch sử  (21/10/2017)
Thủ tướng mong Quảng Nam-Đà Nẵng sát cánh cùng phát triển  (21/10/2017)
Ủy ban ASEAN tại Italy nỗ lực thúc đẩy quan hệ hợp tác với EU  (21/10/2017)
Các thành phố nắm trong tay chìa khóa giải quyết suy dinh dưỡng  (21/10/2017)
Đánh giá về Đối thoại Chính sách Quốc phòng Việt Nam-Hoa Kỳ 2017  (21/10/2017)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay